4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.7.3. Chuẩn bị hạt giống và xử lý hạt giống trước khi gieo
3.7.3.1. Chuẩn bị hạt giống
- Lượng giống gieo vãi cho 1000m2: 7 - 8 kg
- Hạt giống trước khi ngâm ủ phải phơi qua nắng nhẹ (2 - 3 giờ) mục đích làm cho hạt hút nước nhanh, tăng khả năng nảy mầm.
- Chọn hạt giống tốt, loại bỏ hạt lép lửng: do đặc điểm hạt giống lúa nếp cẩm ĐH6 có vỏ trấu dầy, hạt thóc không đẫy hạt, tỷ lệ không khí bên trong giữa lớp vỏ trấu và hạt gạo lớn hơn các giống lúa khác nên quá trình loại bỏ hạt lép lửng chỉ nên tiến hành sàng sảy hoặc dùng quạt gió. Không áp dụng biện pháp loại bỏ hạt lép lửng bằng dung dịch nước muối 15%
3.7.3.2. Xử lý hạt giống trước khi gieo
Có thể áp dụng các biện pháp sau:
a) Xử lý bằng nước nóng 54oC (3 sôi + 2 lạnh):
Pha 3 phần nước sôi với 2 phần nước lạnh để được nước nóng 54oC, sau đó cho thóc đã được đãi sạch vào ngâm 10-15 phút.
b) Xử lý bằng nước vôi trong (2-3%):
Dùng 0,2 - 0,3 kg vôi đã được tôi + pha với 10 lít nước sau đó gạn lấy nước trong đem hạt giống ngâm khoảng 6-8 giờ vớt ra đãi sạch, sau đó tiến hành ngâm ủ.
c) Xử lý giống bằng phương pháp hóa học.
Để cây lúa khỏe chống chịu sâu bệnh hại ngoài các biện pháp ngâm ủ bằng nước nóng, nước vôi trong còn có thể xử lý Cruiser Plus 312.5 FS, cách làm cụ thể theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
86
3.7.3.3 Ngâm hạt
- Thời gian ngâm: vụ mùa 48 giờ, vụ đông xuân 60 giờ. Cứ 12 giờ thì tiến hành thay nước 1 lần.
- Hạt giống sau khi ngâm đạt tiêu chuẩn để đem ủ phải thấy vỏ trấu sáng trong nhìn rõ phôi, không bị đen thối hoặc chua,...
3.7.3.4. Cách ủ hạt giống
* Đối với vụ mùa
- Để thóc giống nẩy mầm đều nhau phải luôn giữ nhiệt độ trong đống thóc từ 30 - 320C.
- Sau khi ủ hạt thóc nứt nanh, lấy ra rửa sạch và ngâm trong nước lạnh từ 4-6 giờ, sau đó vớt ra và rải thành đống có độ dày 3-5 cm, phía dưới đống thóc lót bằng bao tải, phía trên đống phủ bao tải và rải một lớp rơm mỏng để đảm bảo nhiệt độ cho thóc (nếu thời tiết nắng nóng không cần phủ rơm). Chú ý, trong quá trình ủ cần tưới nước đủ ẩm cho thóc và đảo giống thường xuyên, không được để đọng nước dưới đống thóc.
- Sau khi ngâm, ủ mộng đạt đủ tiêu chuẩn để đem gieo nhưng nếu gặp điều kiện bên ngoài bất thuận (trời mưa to cần phải luyện mầm bằng cách tãi mầm mỏng trên nền nhà, nơi thoáng mát 1 -2 ngày) để hãm mộng.
- Khi ủ thấy rễ thóc dài mầm ngắn ta có thể kết hợp xử lý xen kẽ "ngày ngâm - đêm ủ". Để điều khiển được quá trình phát triển của mầm và rễ.
* Đối với vụ đông xuân
-Trong quá trình đảo giống nếu hạt thóc khô cần tưới nước ấm, khi thóc nẩy mầm đạt 60-70% bỏ bớt rơm rạ ra.
- Sau khi ngâm, ủ mộng đạt đủ tiêu chuẩn để đem gieo nhưng nếu gặp điều kiện bên ngoài bất thuận (trời mưa to hoặc nhiệt độ thấp hơn 150C) cần phải luyện mầm bằng cách tãi mầm mỏng trên nền nhà, nơi thoáng mát 1 - 2 ngày để mầm quen dần với điều kiện bên ngoài.
87