4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.2.1. Phương pháp điều tra, tiếp cận
- Thời gian thực hiện: Vụ mùa 2018.
- Địa điểm: Trại Thí nghiệm - Thực hành, Trường Cao Đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Điện Biên; phường Thanh Trường, thành phố Điện Biên Phủ.
- Phương pháp điều tra, cách tiếp cận
+ Tiếp cận điểm kế thừa:
Kế thừa các số liệu về đất đai, khí hậu thủy văn liên quan đến giống lúa nếp, nếp cẩm tại các đơn vịchức năng trên địa bàn để làm cơ sở đánh giá.
Kế thừa các kết quả về kỹ thuật gieo cấy, dinh dưỡng, phòng trừ dịch bệnh thu hoạch, bảo quản, chế biến… làm cơ sở cho việc triển khai các thực nghiệm.
+ Tiếp cận hệ thống: Từ quần thể ưu tú đã được chọn lọc dòng thuần, sản xuất thử nghiệm, mở rộng diện tích tại tỉnh.
+ Đối với các thí nghiệm về khảo nghiệm và các thực nghiệm về biện pháp canh tác đánh giá năng suất và chất lượng lúa nếp cẩm ĐH6.
Các chỉ tiêu theo dõi và qui trình kỹ thuật áp dụng QCVN 01-55:2011- Quy trình kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng các giống lúa, gồm: sức sống của mạ, độ dài giai đoạn trỗ, độ thoát cổ bông, độ cứng cây, độ tàn lá, thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, độ rụng hạt, số bông hữu hiệu, số hạt trên bông, tỷ lệ lép, khối lượng 1000 hạt, năng suất hạt; Các
46
chỉ tiêu về sâu bệnh hại chính trên giống lúa áp dụng QCVN 01-38:2010 - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng.
Bố trí theo mùa vụ của người dân địa phương.
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm MS Excel.