Phong tục xem ngày kén giờ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 39)

7. Cấu trúc của đề tài

2.1.1. Phong tục xem ngày kén giờ

Phong tục tập quán là những tập tục, phƣơng thức ứng xử đƣợc hình thành trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trải qua thời gian đã trở nên phổ biến trong cộng đồng, đƣợc mọi ngƣời thừa nhận và tuân theo. Phong tục tập quán của ngƣời Việt rất đa dạng và phong phú nhƣ tục gói bánh chƣng bánh giày, xông đất trong ngày Tết, tiễn ông Táo về trời trong những ngày cuối năm; lễ thanh minh tảo mộ tƣởng nhớ ông bà tổ tiên… hay những phong tục truyền thống của ngƣời Việt trong hôn nhân, tang ma.

“Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà” là lời đúc rút của ông cha từ xƣa đến nay. Đó là ba việc quan trọng nhất trong cuộc đời của con ngƣời đặc biệt là đối với ngƣời đàn

33

ông. Họ phải biết to toan, tính toán cho cuộc sống cũng nhƣ chăm lo, tạo dựng tƣơng lai, hạnh phúc gia đình. Bởi thế, đối với các chàng trai, cô gái, hôn nhân có ý nghĩa vô cùng to lớn. Hôn nhân đánh dấu sự trƣởng thành, trách nhiệm của ngƣời đàn ông cũng nhƣ ƣớc muốn về một mái ấm gia đình sum vầy hạnh phúc. Bởi thế, trong tâm thức của ngƣời Việt, văn hóa cƣới hỏi rất đƣợc coi trọng và cầu kì, tỉ mỉ bởi nó không chỉ có ý nghĩa là bắt đầu cho cuộc sống lứa đôi mà còn là việc bảo tồn, giữ gìn thuần phong mĩ tục truyền thống của cha ông.

Ngày cƣới luôn là ngày mừng vui hạnh phúc, hân hoan và hồi hộp. Để tiến hành lễ cƣới thì việc chọn ngày là vô cùng quan trọng. Theo Phan Kế Bính trong

Việt Nam phong tục thì việc chọn ngày từ đời Đƣờng, Ngu, Tam đã có “nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương”. Nội sự đó là “những việc trong như việc tế tự, cưới xin… thì dùng những ngày âm can là các ngày: ất, đinh, kỷ, tân, quý.” Việc

chọn ngày thể hiện mong muốn mọi việc đƣợc hài hòa êm ái, mọi sự đƣợc hanh thông, con ngƣời hòa hợp: “Đời xưa cho đến đời nay/ Lấy vợ thì phải xem ngày

nàng ơi”. Việc xem ngày kén giờ phải tránh những ngày xấu, những ngày

“nguyệt kỵ” bởi thế chọn đƣợc ngày tốt không phải là việc dễ dàng:

“Anh xem mùng một cho đến mùng hai Trong hai ngày ấy tam tai trực trừ Mùng ba mùng bốn nó thì xấu sao

………. Hai tám hai chín còn mong nỗi gì

Ba mươi hết tháng một khi Còn đâu mong mỏi làm chi hỡi nàng.”

[17; tr.107]

Việc xem lịch để chọn ngày quả thật rất quan trọng, bởi thế mà gia đình chàng trai lựa chọn vô cùng kĩ lƣỡng. Tục này đƣợc thể hiện qua 02 bài hát Đúm, chiếm 0,30%. Việc xem ngày từ mùng một, mùng hai đến tận ngày ba mƣơi hết tháng mà vẫn chƣa chọn đƣợc ngày lành tháng tốt để cùng mẹ cha

34

vấn danh thăm hỏi, để đôi ta đƣợc cùng chung một nhà. Điều đó cũng khiến cô gái hờn trách chàng trai:

“Chúng ta tình bạn đã lâu Mà chàng chẳng có cơi trầu sang chơi

Đôi bên cha mẹ có nhời Để mà thu xếp đến ngày cưới xin.”

[17; tr.103]

Đó là những lời hờn trách của cô gái với chàng trai chậm trễ việc cƣới xin. Lời trách cũng chính là nỗi lòng, là sự mong ngóng, chờ đợi, thấp thỏm, khát vọng đƣợc chung một nhà của cô gái với ngƣời yêu. Lời giãi bày của chàng trai khi xem ngày, chọn giờ cũng chính là lời thanh minh cho sự chậm trễ của mình cũng nhƣ sự buồn bã khi chƣa có đƣợc ngày lành tháng tốt.

2.1.2. Phong tục thách cưới

Tục thách cƣới trong hôn nhân là một trong những tục lệ truyền thống của ngƣời Việt, tồn tại lâu dài trong đời sống và sinh hoạt cộng đồng. Tục thách cƣới có ở mọi nơi, dân tộc nào cũng có những tục lệ, lễ nghi trong hôn nhân. Khi con gái đến tuổi lấy chồng, gia đình nhà gái sẽ thách cƣới đối với gia đình nhà trai. Thách cƣới trở thành tục lệ tất yếu trong hôn nhân và quen thuộc trong tâm thức của ngƣời Việt. Bởi vậy, thách cƣới là một trong những tục lệ đƣợc phản ánh trong văn học nhất là trong các câu chuyện dân gian đƣợc ông cha truyền lại cho đến ngày nay. Đó là lời thách cƣới của Vua Hùng với Sơn Tinh và Thủy Tinh khi đến thành Phong Châu để cầu hôn Mị Nƣơng: “một trăm ván

cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. Trong truyện cổ tích “Cây tre trăm đốt”, phú ông đã

thách chàng trai nhà nghèo phải kiếm đƣợc “cây tre có một trăm đốt” mới gả con gái cho. Trong ca dao, thách cƣới gồm những lễ vật nhƣ “thúng xôi vò, con lợn béo, vò rƣợu tăm” hay “vòng vàng kéo lấy mười đôi/ Lụa là chín tấm, tiền

rời nghìn quan”. Đến Tô Hoài, ông đã phản ánh tục thách cƣới của đồng bào

Mông ở Hồng Ngài thông qua Vợ chồng A Phủ. Để cƣới vợ, những chàng trai Mông phải chuẩn bị rất nhiều bạc trắng, nếu không có đủ bạc thì phải đi vay để dẫn cƣới.

35

Trong hát Đúm Hà Nam, tục thách cƣới đƣợc thể hiện rõ nét thông qua những câu hát cƣới, gồm 18 bài chiếm 2,72%. Mở đầu câu hát là lời của chàng trai ƣớm hỏi cô gái về những lễ vật dùng cho việc thách cƣới:

“Yêu anh nàng ngỏ nhời ra Tiền bạc nàng lấy độ là bao nhiêu

Họ hàng ăn uống thế nào

Thì nàng cũng nói thấp cao anh tường Cau thì mấy thúng nhân phòng Rượu thì mấy hũ mâm đồng mấy đôi

Chiếu hoa mấy cặp dải ngồi Thì nàng cũng nói cho tôi bằng lòng.”

[17; tr. 104]

Có thể thấy, những lễ vật dùng để thách cƣới của nhà gái đều quen thuộc trong đời sống không chỉ xƣa kia mà cho đến tận ngày nay. Những lễ vật đó là “tiền bạc, trầu cau, rƣợu thuốc, chiếu hoa”… mang ý nghĩa nhƣ một phần đóng góp của nhà trai đối với nhà gái. Chàng trai bày tỏ sự biết ơn của mình và gia đình đối với nhà gái đã sinh thành và nuôi dƣỡng con dâu của mình.

Tuy nhiên, những sính lễ dùng cho việc thách cƣới còn tùy thuộc vào gia cảnh của gia đình chàng trai. Với gia cảnh nghèo khó chàng trai khó lòng đáp ứng đủ sính lễ của nhà gái, bởi vậy đôi khi chàng trai chỉ cƣới bằng một “nồi khoai lang” thậm chí chỉ mang sự tƣợng trƣng:

“Em là con gái nhà nghèo

Thầy mẹ thách cưới những heo cùng gà Bây giờ em mới nói ra

Chẳng heo, chẳng lợn, chẳng gà làm chi Thách to cũng chẳng làm gì

Chàng mà ngỏ đến em thì làm cao Xin chàng chín tấm lụa đào

Chín mươi hòn ngọc chín mươi ông sao trên trời.”

36

Khi đã kiên định một lòng xây dựng cuộc sống lứa đôi, trai gái luôn dành cho nhau tình cảm vô cùng cao đẹp. Ngƣời phụ nữ chấp nhận thiệt thòi, thậm chí “chẳng heo, chẳng lợn, chẳng gà” cũng “chẳng cần thách to” chỉ để mong ƣớc về mái ấm gia đình, về hạnh phúc lứa đôi. Những lời bày tỏ của chàng trai trƣớc lễ thách cƣới rất chân thật mà mộc mạc, chân thành. Có khi, chàng trai còn xin đƣợc cƣới chịu, cƣới khất:

“Cho anh cưới chịu một niên

Mai sau có cháu mang tiền trả cho Cho anh cưới chịu mất gì ...

Anh không ăn ở bạc tình Anh không ăn ở sở khanh đâu mà.”

[17; tr.113]

Chàng trai khẳng định không bao giờ ăn ở “bạc tình”, “sở khanh” mà luôn ghi nhớ ân tình. Dù thời gian có trôi đi nhƣng tình nghĩa không bao giờ thay đổi vẫn sẽ luôn bền chặt trong tâm trí. Việc cô gái và gia đình chấp nhận tức là gia đình và họ hàng đôi bên đã thừa nhận là thành viên trong gia đình và ghi tên trong sổ giá thú:

“Vào sổ giá thú tên mình tên ta Thế là nghi thất nghi gia Em vào làm lễ ông bà tổ tiên Nguyện cầu giai lão bách niên Vợ chồng ta kết nhân duyên lâu bền.”

[17; tr.115]

Đôi ta kết duyên vợ chồng, cùng xây dựng cuộc sống mới cho đến bách niên giai lão là mong ƣớc trong ngày trọng đại nhất của đời ngƣời. Chính hát Đúm cũng phản ánh khá rõ phong tục đó của ngƣời dân Hà Nam.

37

2.1.3. Phong tục hát sắm

Để tiến tới hôn nhân, ngoài những lễ nghi, tục lệ truyền thống, hai bên gia đình nhất là đôi trẻ còn cần có sự chuẩn bị, sắm sửa cho cuộc sống mới qua 11 bài hát chiếm 1,66%. Chàng trai nguyện sắm sửa cho cô gái tất cả những vật dụng cần thiết cho cuộc sống đôi lứa. Từ những món đồ bé nhỏ nhƣ cái thắt lƣng thâm, cái khăn đội đầu, cái dao, nồi đồng, sáp đựng trầu…tới những món đồ giá trị nhƣ gian nhà gỗ, tràng kỷ, đồng hồ, tráp đựng bạc… Tất cả những vật dụng đó đều thể hiện tấm lòng của chàng trai với cô gái, sự chu đáo và mong muốn gắn kết lâu dài bền chặt:

“Sắm lược anh lại sắm gương Sắm tráp đựng bạc kim cương cài đầu

Dao năm ngà nàng bổ cau Cái sáp đựng trầu nàng để nàng xơi

Tràng kỉ anh sắm một đôi

Xung quanh con tiện, đồ nui đồ chèo.”

[17 ; tr.116]

Tuy nhiên, không phải chỉ có chàng trai mới toàn tâm vun vén, sắm sửa cho tổ ấm gia đình mà ngƣời con gái cũng hết lòng quan tâm, vun vén, chăm sóc từng miếng ăn giấc ngủ, từng chiếc áo, từng bƣớc đi... để chàng trai có thể hãnh diện, tự hào:

“Em sắm một bộ nhẫn vàng Đồng hồ quả quýt vắt ngang bên mình

Sắm ba vuông nhiễu thắt lưng Áo the áo gấm phù dung ba mùi.”

[22; tr.245]

Sự sẻ chia, chăm sóc trong từng việc làm, từng hành động, cử chỉ hay lời nói chính là biểu hiện của tình yêu thƣơng họ dành cho nhau. Họ quan tâm và yêu thƣơng nhau một cách chân tình và cao đẹp. Đó là sự đồng lòng, thuận ý mà họ hàng đều tin yêu:

38

“Thế là thuận vợ thuận chồng Để cho làng xóm họ hàng biết tin.”

[17; tr.117]

Hôn nhân là minh chứng của tình yêu đôi lứa, là bƣớc ngoặt quan trọng của cuộc đời. Hôn nhân cũng chính là ngày đẹp nhất của trai gái trong tình yêu. Đó là ngày mà mẹ cha, anh em, họ hàng, làng xóm đƣợc chứng kiến tình yêu của đôi trẻ, đánh dấu cho ngày hạnh phúc. Họ vui mừng, hào hứng, hồi hộp, phấn khởi biết bao khi cùng nhau bƣớc vào một hành trình mới của cuộc đời cùng xây nên ngôi nhà mơ ƣớc. Ngôi nhà là nơi che chở, bình yên sau những ngày giông bão. Nơi đó có ngƣời để yêu thƣơng, để chăm lo, săn sóc, để nhất trí đồng lòng.

2.2. Hát Đúm phản ánh cuộc sống lao động sản xuất của ngƣời dân Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh Quảng Yên, Quảng Ninh

2.2.1. Cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp

Đối với ngƣời nông dân thì việc đồng áng là công việc vô cùng nhọc nhằn, lam lũ. Ngay từ thuở khai hoang lập đất, các cụ Tiên Công đã biết dùng sức lao động của chính mình để “thau chua rửa mặn” cho vùng đất bãi bồi ven sông trở nên màu mỡ. Quá trình lao động vất vả đó đƣợc ngƣời dân Hà Nam phản ánh thông qua 19 bài hát Đúm, chiếm 2,87%. Họ lao động để đắp từng hòn đất, tạo con đê vững chắc để có thể yên tâm sinh sống:

“Trước là các bậc tiền nhân Khai hoang lấn biển chuyên cần đắp đê

Đôi bên nam, nữ hát hò Động viên lao động để mà tăng gia

Đàn bà thi với đàn ông

Cùng nhau vác đất chóng xong đê điều.”

[18; tr.39]

Chính quá trình lao động vất vả đã hun đúc trong tâm hồn những con ngƣời yêu lao động khao khát đƣợc đƣợc giao lƣu kết bạn, để bày tỏ, bộc lộ tình cảm, khích lệ, động viên nhau mà hăng say lao động. Những chàng trai, cô gái thật thà, lao động cần cù, đảm đang chịu thƣơng chịu khó nức tiếng xa gần.

39

Đó cũng chính là một trong những tiêu chuẩn để những chàng trai tìm ngƣời bạn tâm giao:

“Thấy nàng ăn nói thật thà Lòng anh muốn ngỏ đôi lời giao duyên

Anh muốn tâm sự một điều

Muốn tìm được bạn biết yêu ruộng đồng Thương nàng anh vẫn ước mong Mong sau nàng thạo ruộng đồng với hay.”

[17; tr.101]

Điều ấn tƣợng nhất của cô gái trong lòng chàng trai đó chính là sự thật thà, mộc mạc, chăm chỉ, yêu ruộng đồng, yêu lao động. Điều đó không chỉ vừa lòng chàng mà còn hợp ý đôi bên.

Cuộc sống nông nghiệp quanh năm nhiều vất vả. Họ luôn phải đối mặt với những khó khăn, mƣa nắng thất thƣờng, bất lợi của thời tiết để chăm lo cho ruộng đồng đƣợc tƣơi tốt. Công việc của họ luôn gắn với con trâu, cái bừa chỉ mong cho gia đình đƣợc êm ấm đủ đầy:

“Nhà nông vất vả lắm thay Con trâu đi trước, cái cày đi sau

Hằng năm cuốc bẫm, cày sâu Nắng mưa vất vả không hầu đủ ăn.”

[18; tr.66]

Trong tâm trí của họ là tất cả những lo toan, bộn bề của cuộc sống, làm sao để có thể vẹn toàn và chăm lo cho gia đình đƣợc đủ đầy, sum vầy chính là điều hạnh phúc. Đó là điều khiến chàng trai phải say mê:

“Anh yêu cô gái nhà nông

Chăm sóc ruộng đồng, cày cấy tăng gia Có tài thu xếp việc nhà

Nuôi dưỡng mẹ già, hiếu thảo thủy chung Yêu em nước da nồi đồng

Đôi má ửng hồng trông vẫn rất xuân.”

40

Vẻ đẹp của những cô gái nhà nông đƣợc toát ra từ trong lao động. Dù công việc của họ vất vả, lam lũ nhƣng không vì thế mà trái tim của họ chai sạn, thô ráp; mà trái lại, chính bởi trong gian lao vất vả họ lại càng bộc lộ tình yêu lao động. Thông qua lao động họ lại càng khao khát đƣợc giao lƣu, bộc lộ tình cảm và tình yêu chân chính. Một trái tim nhạy cảm, tinh tế và chân thật hết sức đáng yêu khi bày tỏ, giao lƣu tình cảm với những lời lẽ hỏi han, động viên chân chất, đời thƣờng khiến cho mọi ngƣời làm việc hăng say, vui vẻ chẳng muốn về:

“Hò lên cho lúa thêm bông Hò lên cho ngọn cờ hồng tung bay

Mong sao cho được vụ này

Ruộng vườn lúa tốt, ngô khoai đầy đồng.”

[18; tr.109]

Tiếng hát trong lao động đối với ngƣời nông dân chính là lời thúc giục để có một mùa màng tƣơi tốt. Đối với họ, lúa chín trổ bông, lúa ngô đầy đồng là phần thƣởng, thành quả xứng đáng cho quá trình lao động miệt mài không biết mệt mỏi.

2.2.2. Cuộc sống lao động sản xuất ngư nghiệp

Ngoài cày cấy nông gia, hát Đúm còn là tiếng nói, tiếng lòng của quần chúng lao động mỗi khi lăn lộn với sóng gió biển khơi. Nội dung này đƣợc thể hiện trong 19 bài hát, chiếm 2,87%. Khi công việc nhà nông tạm gác lại, họ còn phải lặn lội sớm tối với sông nƣớc, làm bạn với đăng, đọn, đáy, vùi… cũng nhọc nhằn vất vả không kém gì những cô gái đồng quê nhƣng vẫn rất thành thục mà nhanh nhẹn. Họ có vốn kinh nghiệm rất phong phú đƣợc đúc kết sau mỗi lần ra khơi, nhận biết đƣợc đặc điểm của từng loài cá để có những khoang thuyền bội thu:

“To nhất là cá kình ngư

Nó chuyên bơi lội ở ngoài biển khơi Thứ nhì là cá ông voi

Thứ ba cá mật, tứ thời cá he ……….

41

Chậm chạp là chú cá bò Chim, thu, nhụ, đé ngon to ai bằng

Gan lì là giống cá song

Trong hang thuận nước hé răng săn mồi.’’

[18; tr.77]

Trong mỗi chuyến ra khơi, mong muốn lớn nhất của những ngƣời lao động đó là những chuyến đi khoang thuyền đầy ắp, gặp luồng cá lớn. Để có thể ra khơi nhiều lần đến thế phải có kinh nghiệm đóng thuyền vô cùng chắc chắn do ngƣời vợ làm lụng, vun vén:

“Trong thuyền bốn tấm sạp lim Tuy rằng nó nặng nhưng bền là hơn.”

[sƣu tầm]

Đối với ngƣời dân đi biển, con thuyền chính là cả gia tài, là phƣơng tiện nuôi sống gia đình, bởi vậy họ rất cẩn thận khi lựa chọn vật liệu và giữ gìn trong mỗi chuyến ra khơi. Họ tin tƣởng với kinh nghiệm và sự chăm chỉ hăng say lao động thì mỗi chuyến đi luôn là những thành quả xứng đáng mà biển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)