Nghệ thuật diễn xƣớng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 89)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2. Nghệ thuật diễn xƣớng

3.2.1. Không gian diễn xướng

Diễn xƣớng là hình thức, cách thức biểu diễn, thể hiện của các thể loại văn học dân gian. Là cách thức để đƣa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gần hơn tới mọi ngƣời. Cách thức diễn xƣớng rất đa dạng và độc đáo. Diễn xƣớng dân gian đƣợc xem là một trong những món ăn tinh thần phổ biến trong đời sống của con ngƣời, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, để lại ấn tƣợng sâu sắc với bạn bè thế giới. Mỗi một vùng miền, một dân tộc lại có nghệ thuật diễn xƣớng với các loại hình văn hóa dân gian khác nhau. Nếu nhƣ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ tự hào về hát Quan họ, hát Xoan; vùng Trung và

83

Nam Trung Bộ với hát bài Chòi thì Nam Bộ nổi tiếng với các điệu hò, điệu lí say đắm lòng ngƣời. Bên cạnh đó, chúng ta còn một số lƣợng đồ sộ các loại hình dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc nhƣ hát Then, Mo của ngƣời Tày; hát Ống của ngƣời Mông, tiếng cồng chiêng mang âm hƣởng đại ngàn Tây Nguyên của đồng bào Ba Na, Cơ Tu… Tất cả đều đặc sắc, sinh động và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, việc diễn xƣớng còn giúp đƣa các giá trị văn hóa đến gần hơn với đời sống con ngƣời, đi vào đời sống của cộng đồng và có tác dụng gắn kết cộng đồng. Thông qua hoạt động diễn xƣớng, ngƣời ta có thể thấy đƣợc đời sống văn hóa lao động, tình cảm hay quá trình đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc của cộng đồng dân tộc.

Diễn xƣớng là thuật ngữ quen thuộc trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa dân gian. Diễn xƣớng là việc hát hay trình bày lời ca kết hợp với trình diễn bằng điệu múa, cử chỉ, phong cách hoặc âm thanh… dễ đi vào lòng ngƣời bởi sự gần gũi, dễ nhớ và gần với nối truyền khẩu của ngƣời Việt. Khi diễn xƣớng, cần chú ý đến không gian, thời gian diễn xƣớng, ngƣời tham gia diễn xƣớng và cách thức tổ chức diễn xƣớng.

Không gian diễn xƣớng có thể hiểu chính là khoảng không nơi mà con ngƣời tiến hành trình diễn các sáng tác dân gian. Không gian diễn xƣớng có thể ở bất cứ đâu, miễn là phù hợp với mục đích diễn xƣớng. Ở đó, ai cũng có thể trở thành chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình diễn xƣớng và tất cả mọi ngƣời đều đƣợc tạo điều kiện để có thể thƣởng thức. Không gian diễn xƣớng càng mở rộng thì môi trƣờng hoạt động của chủ thể diễn xƣớng càng lớn, số lƣợng ngƣời tham gia diễn xƣớng ngày càng nhiều. Không gian diễn xƣớng rất đa dạng và phong phú, phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của một cộng đồng. Nếu trong các câu chuyện cổ tích không gian gắn với từng nhân vật hay mang tính kì ảo nhƣ không gian thiên đình, không gian dƣới thủy cung…, trong ca dao là không gian làng quê với cây đa, bến nƣớc, sân đình… thì không gian

84

trong hát Đúm là không gian lễ hội, không gian sinh hoạt lao động hằng ngày. Bởi vậy, không gian diễn xƣớng luôn có sự thay đổi tùy thuộc vào mục đích diễn xƣớng, không chỉ hát ngoài trời mà còn có thể hát khi ở trong nhà. Có thể hát vào ban ngày khi diễn ra lễ hội, khi lao động và cũng có thể hát vào buổi tối. Không gian đó là không gian quen thuộc nơi con ngƣời gặp gỡ, tỏ lòng hay lao động sản xuất.

3.2.1.1. Không gian lễ hội

Không gian diễn xƣớng hát Đúm quen thuộc nhất đối với ngƣời dân Hà Nam chính là không gian lễ hội. Hằng năm, nơi đây có nhiều lễ hội đƣợc diễn ra nhƣ lễ hội Tiên Công ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân khai hoang lập ấp; lễ hội Xuống Đồng để cầu mong mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt hay lễ hội Bạch Đằng… đều là không gian cho diễn xƣớng. Bên cạnh những phần lễ long trọng thành kính đó là phần hội với những trò chơi dân gian đánh đu, kéo co, cờ ngƣời còn có các loại hình diễn xƣớng dân gian nhƣ hát, hò…Có thể nói, diễn xƣớng trong không gian của lễ hội luôn gần gũi có tính cộng đồng cao, là môi trƣờng để trai gái gặp gỡ mỗi khi tết đến xuân về:

“Tháng Giêng mở hội đầu xuân Phật tử du khách các vùng gần xa

Về đây xem hội quê nhà Trai tài, gái sắc đều về hội chung

Tôi là con cháu Tiên Công Cùng về xem hội đầu xuân quê nhà. ”

[18; tr.50] hay:

“Đông qua xuân lại tới rồi Cùng về lễ hội ngày đầu mùa xuân

Mình với ta sinh chung mảnh đất Cũng con rồng lạc giống Tiên Công. ”

85

Dù xa quê hƣơng bôn ba vì cuộc sống nhƣng những ngƣời con Hà Nam vẫn không bao giờ quên nguồn cội. Trong tâm trí của họ, quê hƣơng luôn là nơi để trở về để đoàn tụ sum vầy sau những tháng ngày lao động vất vả. Ở đó có gia đình, có làng xóm, có lời hò hẹn... Tự hào là con cháu Tiên Công có cội nguồn từ vùng đất kinh thành Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, ngƣời dân Hà Nam không bao giờ quên đi nguồn gốc, quên đi công lao của các vị tiền nhân đƣợc phản ánh qua không gian của lễ hội Tiên Công:

“Tiên Công là đất tâm linh

Thập phương lễ thánh thêm phần trang nghiêm Các cụ tứ xã cao niên

Tám mươi thượng thọ rước lên miếu đường Trò chơi vui khắp bốn phương

Đánh đu, hát đúm, trống vang đánh cờ Bao đôi trai gái mộng mơ

Gặp nhau ở hội tình cờ nên duyên Đây là ngày hội lưu truyền Mọi người ghi nhớ đầu năm lại về. ”

[18; tr.50]

Trong không gian của lễ hội, mọi ngƣời vui vẻ, hân hoan cất lên những câu hát tha thiết, mong chờ:

“Cầm tay ta hát lên đi Hội thi hát Đúm ta thì nên xuân

Xa nhau xích lại cho gần Anh đây em đấy vừa xuân đó mà

Em về thưa với mẹ cha

Hẹn ngày gần nhất sang nhà em chơi. ”

86

Hòa chung vào không khí của lễ hội, tất cả mọi ngƣời đắm chìm vào không khí vui tƣơi, hồ hởi. Hơn hết, không gian đó còn là không gian để gặp gỡ nảy sinh tình ý, say sƣa với những câu hát tình tứ mà mộc mạc, chân thành. Những câu hát đƣợc đối đáp qua lại giữa các bà, các mẹ nhƣ đánh thức những miền kí ức đã ẩn sâu sau những bộn bề của cuộc sống, khơi dậy tình yêu tha thiết với mảnh đất và văn hóa quê hƣơng.

3.2.1.2. Không gian lao động sản xuất

Ngoài không gian lễ hội, hát Đúm còn đƣợc cất lên trong không gian lao động sản xuất nơi sông ngòi, đồng ruộng. Đây có thể coi là không gian gốc của hát Đúm nói riêng, của các hình thức dân ca khác nói chung bởi ca dao dân ca là loại hình văn học đƣợc cất lên trong đời sống lao động sản xuất. Mỗi khi lao động mệt nhọc hay khi để kết bạn, hỏi thăm tình hình của nhau, họ lại cất lên những câu hát để động viên, khích lệ nhau cùng cố gắng, hăng say làm lụng. Không gian lao động sản xuất nơi đồng ruộng, sông ngòi đều là những không gian quen thuộc đối với ngƣời dân lao động nơi cửa biển Bạch Đằng:

“Em xin nói trước mấy lời

Em làm nông nghiệp tứ thời nắng mưa Ngày ngày cuốc sớm cày trưa

Quanh năm vất vả chiêm mùa bón chăm.”

[17; tr.100]

Đó là công việc nhà nông vất vả, phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết bởi mƣa nắng thất thƣờng. Để làm ra hạt gạo ngƣời nông dân đã phải bỏ biết bao công sức và những giọt mồ hôi, cày cuốc sớm trƣa. Hầu nhƣ quanh năm họ có mặt trên đồng ruộng để có thể kịp vụ gieo trồng. Đôi khi, trong lúc làm lụng vất vả, đƣơng lúc “giữa đồng” trai gái cũng mƣợn cái cớ cày cấy để dò hỏi kết bạn làm quen:

“Ới em cấy ở giữa đồng Em đã có chồng hay vẫn còn xuân

Sao em đi cấy một mình

Mà không có bạn chung tình cấy đôi. ”

87

Trên sông nƣớc những ngƣời dân biển họ dùng tiếng hát để xin nối dây tơ hồng:

“Gặp em ở vùng biển này Ước gì anh được nối dây tơ hồng.”

[18; tr.110]

hay để kể cho nhau nghe quá trình lao động đánh cá qua các địa danh nhƣ Cửa Kẹm, hòn Muôi:

“Anh là con trai Hà Nam Anh đi kéo chã chẳng mang thứ gì

Có mười ống gạo mang đi Chèo ra Cửa Kẹm anh thì nghỉ ngơi

Rạng ngày chèo xuống hòn Muôi Yên nước thả lưới cá thời đầy khoang.”

[18; tr.103]

Không gian nơi đồng ruộng, sông ngòi là những không gian quen thuộc đối với cƣ dân nơi cửa biển Bạch Đằng. Nơi đây bốn bề là nƣớc nên ngƣời dân Hà Nam luôn phải thích nghi với đồng ruộng, sông nƣớc để lao động sản xuất.

3.2.2. Thời gian diễn xướng

Với nhiều loại hình diễn xƣớng dân gian truyền thống của dân tộc thì thời gian diễn xƣớng thƣờng đƣợc diễn ra vào mùa Xuân, gắn với thời gian của lễ hội. Mùa Xuân là khoảng thời đẹp nhất trong năm, khi công việc đồng áng đã bắt đầu xong xuôi, mọi ngƣời mới đƣợc nông nhàn rảnh rỗi. Đó là lúc mà các lễ hội liên tiếp đƣợc diễn ra trên khắp mọi miền của đất nƣớc. Hầu hết, lễ hội thƣờng diễn ra vào ba tháng đầu năm nhƣ “Mồng 7 hội Khám, Mồng 8 hội

Dâu, Mồng 9 đâu đâu nhớ về hội Gióng” hay “Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”… bởi thế mà dù đi đâu thì ngƣời Việt vẫn luôn dặn dò và nhắc nhở nhau nhớ về ngày hội.

Hát Đúm ở Hà Nam giống nhƣ các loại hình diễn xƣớng dân gian truyền thống khác đều đƣợc diễn ra gắn với thời gian của lễ hội. Đó là thời gian vào

88

mùa Xuân độ tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba. Mùa Xuân là mùa đẹp nhất trong năm và là khoảng thời gian mà mọi công việc đã hoàn thành. Mọi ngƣời tạm gác lại những lo toan bộn bề của cuộc sống để nghỉ ngơi và đắm mình vào những câu hát, những làn điệu dân gian đƣợc diễn xƣớng trong không gian của lễ hội:

“Đông qua xuân lại tới rồi Cùng về lễ hội ngày đầu mùa xuân.”

[22; tr.9]

Mùa Xuân đánh dấu sự biến chuyển của đất trời và là mùa của sự đoàn tụ, sum vầy, hạnh phúc. Ngƣời ta hân hoan, rạng rỡ, lòng ngƣời phấn chấn, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp, những mong ƣớc cho một năm mới nhiều niềm vui và sự tốt lành. Mùa Xuân là sự kết thúc của tiết trời âm u lạnh lẽo để đón chào tiết trời tƣơi đẹp, ánh mặt trời ấm áp và cũng là thời gian mở đầu cho một chu kì của năm mới. Sau những ngày Đông lạnh giá, cây cối, vạn vật bắt đầu hồi sinh đâm đồi nảy lộc bởi vậy mùa Xuân còn là mùa của sự sinh sôi nảy nở gắn với những ƣớc vọng thiêng liêng của con ngƣời nông nghiệp.

Hát Đúm diễn ra trong lễ hội Tiên Công vào ngày mồng bảy tháng Giêng - ngày chính hội của buổi lễ. Trƣớc đó, lễ hội bắt đầu từ ngày mồng 2,3,4, ngày mồng 6 tổ chức dâng hƣơng và ngày mồng 7 rƣớc các cụ thƣợng thọ lên lễ Tiên Công. Xung quanh nghi thức tế lễ là khu vực diễn ra phần hội, trong đó có diễn xƣớng hát Đúm. Tuy phần nhiều là các bà, các mẹ những ngƣời còn nặng lòng với các làn điệu Đúm cổ của vùng đất Hà Nam.

Có thể nói, mỗi độ tết đến xuân về, Hà Nam lại nhộn nhịp và háo hức hơn với những lễ hội cổ truyền và đó vẫn là môi trƣờng để hát Đúm có thể đến gần hơn với cộng đồng.

3.2.3. Người tham gia diễn xướng

Trong kho tàng dân gian, dù là ở loại hình nghệ thuật nào thì cũng đều có những ngƣời tham gia vào diễn xƣớng hay chính là chủ thể diễn xƣớng. Họ chính là ngƣời xƣớng lên những câu ca tiếng hát một cách chủ động, thích thú

89

và say mê tích cực vào các hoạt động diễn xƣớng. Ví nhƣ hát Ca trù, ngƣời diễn xƣớng chủ yếu là một cô gái gọi là ca nƣơng, hát Xoan Phú Thọ là sự kết hợp giữa ngƣời nam và nữ thì hát Đúm ở Hà Nam cũng đƣợc xƣớng lên bởi các bà, các mẹ hay là các cặp nam nữ… phù hợp với từng mục đích diễn xƣớng khác nhau.

Khi hát Đúm những ngƣời tham gia không có sự giới hạn về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị, giới tính mà mọi ngƣời đều có thể tham gia diễn xƣớng thành từng nhóm. Họ có thể hát theo cặp đôi hoặc một nhóm ngƣời cùng tham gia gồm 5 đến 10 ngƣời chia đều hai bên nam nữ. Đôi khi ngƣời nam giới trong quá trình hát diễn xƣớng có thể tiến lên phía trƣớc để đến gần hơn với cô gái thậm chí đôi ba bên bởi vậy ngƣời ta gọi hát Đúm hay là “đám”. Đứng thành

từng nhóm nhƣ vậy để vừa có bạn chung vui vừa để giúp đỡ nhau đối đáp trong mỗi cuộc Đúm. Khi hát, có thể bắt thành cặp với nhau và luân phiên đối đáp mà không có giới hạn về nội dung, chủ yếu tùy thuộc vào khả năng ứng tác của đôi bên. Họ có thể hát với nhau trong một thời gian dài kéo dài từ sáng tới đêm khuya, thậm chí quên ăn, quên ngủ, sánh đôi ý hợp tâm đầu một cách hăng say thích thú từ những câu hát chào, hát gặp, hát mời trầu, mời nƣớc đến những câu hát giao duyên trữ tình tha thiết.

Những ngƣời tham gia diễn xƣớng không câu nệ, họ có thể diễn xƣớng trên sân khấu rộng lớn của lễ hội, sân đình. Đó là những không gian quen thuộc, mộc mạc của ngƣời dân quê chứ không mĩ lệ, xa hoa dƣới ánh đèn rực rỡ nhƣ một số loại hình văn nghệ khác. Ngƣời hát Đúm có thể xƣớng lên ở sân khấu trong ngày hội hay trong không gian làng quê thân thuộc.

Khi tham gia hát bao giờ ngƣời nam cũng là chủ thể diễn xƣớng đầu tiên trong lao động sản xuất. Nơi đồng ruộng sông ngòi hay lời bắt chuyện cho một cuộc gặp gỡ, giao duyên, kết bạn làm quen. Bắt đầu bằng những câu hát ân tình đến những câu hát giao duyên ý nhị đằm thắm:

90

“Đông qua xuân lại tới rồi Cùng về lễ hội ngày đầu mùa xuân

………. Vui mừng ngày hội Tiên Công Tôi chào quý khách vui chung hội này.”

[22; tr.9]

Các bà, các mẹ, các cụ già cao niên cho đến nam nữ ai cũng có thể tham gia vào cuộc diễn xƣớng, chỉ cần có niềm thích thú và say mê. Đó là những tiếng hát nhằm giao lƣu, kết bạn, tâm tình, hò hẹn và những điệu hát truyền đạt kinh nghiệm, lao động sản xuất của cƣ dân trên đảo. Hát Đúm ở không gian lễ hội thƣờng tự do, thoải mái và ít có sự gò bó.

Những ngƣời tham gia diễn xƣớng không phải hát xƣớng kèm với hành động khi ca hát. Đó cũng chính là một trong những điểm khác biệt của hát Đúm với nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác. Ví nhƣ hát Then cần có sự kết hợp với đàn tính và bộ nhạc xóc thì trong hát Đúm, những ngƣời tham gia diễn xƣớng, họ đứng một chỗ và dùng tiếng hát của mình để giao lƣu bày tỏ tình cảm với những ánh nhìn tha thiết, nồng nhiệt.

Trong một cuộc hát, họ thƣờng mặc trên mình những bộ quần áo truyền thống. Ngƣời nam thƣờng mặc áo the khăn xếp, tay cầm ô và đi guốc mộc; đối với nữ, thƣờng mặc áo tứ thân, bên ngoài là áo dài thâm, tay thƣờng cầm theo chiếc nón lá. Nếu nón lá trong biểu diễn các làn điệu quan họ Bắc Ninh là chiếc nón quai thao rộng vành thì nón của các bà, các mẹ dùng khi hát Đúm chỉ là những chiếc nón che nắng che mƣa rất đỗi quen thuộc. Những chiếc nón gắn bó, gần gũi với những ngƣời phụ nữ Việt Nam trong mọi hoàn cảnh dù là đi hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)