Ứng xử trong mối quan hệ gia đình

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 56 - 59)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.2. Ứng xử trong mối quan hệ gia đình

Gia đình - hai tiếng gọi thân thƣơng và tha thiết luôn là tế bào quan trọng của xã hội. Đó là môi trƣờng để sinh dƣỡng, nuôi dạy và giáo dục nhân cách của con ngƣời. Gia đình có yên vui, đầm ấm, trong ngoài thuận hòa thì cuộc sống mới bình yên. Bởi vậy, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình rất quan trọng, đặc biệt là trong mối quan hệ ứng xử giữa vợ chồng luôn cần sự khéo léo và chân thành. Bởi lẽ, để giữ gìn và duy trì đƣợc mối quan hệ đó cần có sự hài hòa, tinh tế của ngƣời phụ nữ và sự tôn trọng, chân thành, thấu hiểu từ ngƣời đàn ông trong gia đình.

Ứng xử trong mối quan hệ giữa vợ chồng cũng đƣợc phản ánh trong những câu hát Đúm ở Hà Nam với 7 bài, chiếm 1,06%. Ở đó, nhƣờng nhịn là cách ứng xử khéo léo của ngƣời vợ, không những vậy, ngƣời vợ còn chăm lo vun vén gia đình, rất giàu đức hi sinh, tảo tần. Họ sẵn sàng nhận hết gánh lo trong cuộc sống để động viên, khuyên chồng chú tâm học hành rùi mài kinh sử:

50

“Làm trai có chí công danh Lấy vợ hiền lành đã đẹp lại ngoan

Việc nhà cho chí việc quan Có em lo liệu giang sơn cho chàng

Khuyên anh cố chí học hành

Mai ngày thi đậu thành danh nên người.”

[17; tr.119]

Ngƣời phụ nữ dù quanh năm ruộng đồng, quanh quẩn bên lũy tre làng nhƣng không kém phần hiểu biết. Họ biết đối xử trƣớc sau, không những vậy còn hết lòng vì chồng, nuôi chồng ăn học để vinh danh bảng vàng, rạng danh dòng họ. Nhƣng ẩn sâu trong tâm hồn ngƣời vợ vẫn có những suy tƣ trăn trở, ngại chồng vinh hiển mà quên đi tình nghĩa, quên đi những hi sinh tần tảo, đánh mất đi hạnh phúc gia đình vốn đang vẹn tròn, nên đôi khi ngƣời vợ phải biết điều hòa mối quan hệ, ứng xử nhẹ nhàng nhắn nhủ khuyên răn:

“Khuyên chàng trước cũng như sau Đừng nên phụ khó tham giàu bất nhân

May mà gặp hội Long Vân Bõ công đèn sách tới tuần vinh hoa

Vinh quy bái tổ về nhà

Vợ chồng ta lại đuốc hoa động phòng.”

[17; tr.121]

Đặc biệt, cách ứng xử của ngƣời phụ nữ đƣợc thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh xa chồng vì chiến trận, một mình vò võ đêm khuya lại phải gánh vác cả giang sơn nhà chồng mà không có ngƣời sẻ chia tâm sự. Ngƣời chồng gác lại nỗi buồn chia li dặn dò cách ứng xử để tránh điều tiếng không hay:

“ Việc gia đình cậy em gánh vác Thờ mẹ cha đừng có kiêu căng Kính trên nhường dưới chờ chồng

51

Sao cho nổi tiếng ở trong cõi đời Anh đi góc bể chân trời

Xông pha chẳng ngại chông gai là gì Khi nào giặc hết anh về

Non sông gánh vác ắt thì vinh quang.”

[22; tr.222]

Vì non sông đất nƣớc, vì tiếng gọi của tổ quốc và tiếp nối truyền thống yêu nƣớc, lịch sử hào hùng của dân tộc, ngƣời chồng tạm gác lại chuyện gia đình, mối bận lòng về ngƣời vợ mới kết tóc se duyên để ra đi hoàn thành trách nhiệm:

“Vì đất nước vì giang san

Việc trong bỏ vắng mà chen việc ngoài Việt Nam từ hai vai gánh vác Chốn sa trường khuê các đôi nơi

Mong cho êm ấm trong ngoài Hoàn thành nhiệm vụ là trai anh hùng.”

[22; tr.219]

Có thể nói, hát Đúm đã khéo léo phản ánh văn hóa ứng xử đạo lí của cƣ dân Hà Nam vào trong từng câu hát. Đó là cách ứng xử với cộng đồng thông qua văn hóa chào hỏi, mời trầu, mời nƣớc mỗi khi gặp gỡ. Dù xa hay gần, dù thân hay quen, dù hàng xóm láng giềng thân thuộc hay khách phƣơng xa tất cả đều chung một cách đón tiếp thân thiện và nồng nhiệt. Chẳng thế mà chỉ với miếng trầu có thể làm quen, nên tình nên nghĩa. Ngay cả trong cách ứng xử gia đình cũng đƣợc đề cao trọng đạo hiếu, lễ nghĩa, nề nếp gia phong, toàn tâm vun vén cho gia đình là cách ứng xử vô cùng khéo léo và đáng quý của ngƣời phụ nữ và cũng là một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

52

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)