Ứng xử trong mối quan hệ cộng đồng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 50 - 56)

7. Cấu trúc của đề tài

2.3.1. Ứng xử trong mối quan hệ cộng đồng

Kho tàng văn hóa dân gian luôn là cuốn bách khoa của đời sống. Ở đó chứa đựng những lời răn dạy, giáo dục trong văn hóa ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có văn hóa ứng xử riêng nhƣng tựu chung vẫn là hƣớng đến giáo dục cách ứng xử, giao tiếp chuẩn mực của con ngƣời, hƣớng đến những giá trị chân - thiện - mĩ làm sao để con ngƣời ứng xử có văn hóa.

Từ xƣa đến nay, văn hóa ứng xử là một trong những phƣơng diện để nhìn nhận đánh giá về con ngƣời. Nhìn nhận ngƣời ngay thẳng, thật thà, hiểu lễ nghĩa, biết ứng xử kính trên nhƣờng dƣới hay con ngƣời khôn ngoan thông qua thái độ, hành vi, lời ăn tiếng nói “Vàng thì thử lửa, thử than/Chuông kêu thử

tiếng, người ngoan thử lời” hay “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho người

dại nửa mừng nửa lo”. Ngay cả sau lũy tre làng, ngƣời dân chỉ quanh năm làm

bạn với “cây đa, bến nƣớc, sân đình” nhƣng không vì thế mà văn hóa ứng xử không đƣợc đề cao. Ngay từ khi còn bé, họ đã dạy cho con cháu những bài học về ứng xử, biết trên dƣới, biết chào hỏi, hiểu lễ nghĩa, ứng xử trong mối quan hệ giữa vợ chồng, biết giữ gìn phẩm chất, lƣơng tri… Tất cả góp phần làm nên một nét đẹp văn hóa dân tộc trong mắt bạn bè thế giới.

Văn hóa ứng xử với cộng đồng của ngƣời dân Hà Nam đƣợc thể hiện trong những bài hát Đúm chiềm tỉ lệ khá cao với 65 bài, chiếm 9,69%. Điều

44

này cũng dễ hiểu bởi ngƣời Việt vốn coi trọng văn hóa cộng đồng, trọng giao tiếp. Những câu hát chào, hát mời trầu, mời nƣớc khi khách đến chơi nhà, khi gặp gỡ làm quen thể hiện lòng mến khách, thân thiện, chan hòa, hữu duyên giữa những con ngƣời mới lần đầu gặp gỡ. Những lời chào mời để lại ấn tƣợng sâu đậm và thiện cảm trong lòng khách phƣơng xa là dấu ấn văn hóa của vùng đất kinh kì Thăng Long mà ông cha đã mang theo khi khai hoang lập ấp.

Văn hóa ứng xử đƣợc phản ánh rõ nét thông qua mỗi dịp lễ hội đầu xuân. Khi tết đến xuân về, khi đất trời giao hòa trong không khí tƣng bừng rộn rã, ngƣời ngƣời phấn khởi mừng vui đón chào năm mới thì khắp các ngả đƣờng trên đảo Hà Nam lại rộn ràng không khí lễ hội:

“Hà Nam có tám xã phường

Vẫn xưa nay có hội xuân tưng bừng Trai thì lịch sự văn nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Gần xa phường xã khắp miền Cũng đều nô nức tới xem hội làng.”

[Sƣu tầm]

Trong ngày hội, không thể thiếu các trò chơi, loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống nhƣ đánh đu, đánh cờ ngƣời, kéo co và hát Đúm:

“Hội làng vui nhất rước rồng Tám mươi thượng thọ rước trong hội này

Hội làng vui khắp đó đây Chơi đu hát đúm cả nay đánh cờ

Bao đôi nam nữ mộng mơ

Cầm tay hát đúm hội làng Tiên Công.” [22; tr.11]

Bƣớc vào hát Đúm, các bà, các mẹ hay các bên nam nữ sẽ cất lên những câu hát chào tới tất cả du khách tới chơi hội thể hiện lối ứng xử giao tiếp hòa nhã, chân thành:

45

“Tôi chào quý khách xa gần Tôi chào tất cả bạn xa bạn gần

Tôi nay là khách chơi xuân Nghe tiếng đồn gần và tiếng đồn xa

Cứ đến ngày hội quê nhà Trai tài gái sắc về hòa hội chung.”

[17; tr.29]

“Lời chào cao hơn mâm cỗ” đó là lời dạy, là văn hóa ứng xử cha ông đã giáo dục cho con cháu. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi ngƣời dân Hà Nam luôn dùng tiếng chào để làm quen, giới thiệu. Lời chào hỏi từ những cụ già lớn tuổi, các anh, các chị xa gần đến những ngƣời bạn mới quen một cách chân phƣơng, thân thiện:

“Thoạt vào tôi chào các cụ tuổi già Vui cùng con cháu hát ca vui mừng

Tôi chào quý khách đứng chơi Hôm nay ta được giao lưu một nhà

Tôi chào quý khách gần xa Tôi chào tất cả các bà các ông.” [17; tr.30]

Trong quan niệm truyền thống của ngƣời Việt, vào mỗi dịp đầu xuân, mọi ngƣời thƣờng dành cho nhau những lời chào, lời chúc tốt đẹp. Lời chúc thể hiện sự hiếu khách đáng quý và mong muốn cho một năm nhiều niềm vui, hạnh phúc, tuổi già bách niên giai lão, tuổi trẻ thành tài, nam nữ tìm đƣợc mối duyên vợ chồng:

“Chúc cho giai lão bách niên Chúc cho nam nữ tràn đầy hội xuân

Các cháu đang độ thanh xuân Chăm lo nghiên bút dựng xây nước nhà.”

46

Đâu phải chỉ có lời chào, mời nhau chén nƣớc cũng là điều hay, là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp:

“Hai tay bưng khay nước chè

Miệng cười vui vẻ mang ra mời chàng Mời chàng xơi cạn chén quỳnh Để chàng sắp giọng cho thanh điệu cười.”

[18; tr.105]

Ngƣời Việt vốn nồng nhiệt hiếu khách, bởi vậy khách đến chơi hội hay chơi thăm nhà đều là niềm vui. Cho dù mời nhau chỉ là những đồ dân dã nhƣ ấm nƣớc chè xanh, miếng trầu têm cánh phƣợng cũng làm vui lòng ngƣời. Từ xƣa đến nay, trong quan niệm truyền thống của dân tộc ta, trầu cau luôn mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với đời sống con ngƣời. Miếng trầu khiến cho mọi ngƣời gần gũi, cởi mở, hòa đồng, thân thiện với nhau hơn. Còn đối với ngƣời lạ hay khách phƣơng xa, miếng trầu chính là phƣơng tiện để kết bạn làm quen, thông qua miếng trầu mà trở thành tri kỉ. Lá trầu xanh đƣợc điểm thêm chút vôi cay nồng, ăn cùng miếng cau mỏng thắp nên tình nghĩa, bởi vậy “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò” trong mỗi lần gặp gỡ. Trầu cau càng không thể thiếu trong những dịp trọng đại của đời ngƣời bởi nó chính là cầu nối kết nhân duyên tốt lành. Chẳng thế mà trầu cau luôn có vai trò, ý nghĩa to lớn trong tâm hồn ngƣời Việt bởi cái nặng tình nặng nghĩa nên mọi ngƣời cũng rất coi trọng cách mời trầu:

“Hai tay dâng đĩa trầu tiên

Trước chào bản hội mọi người cùng xơi Trầu này chính thực của tôi

Mang ra mời bạn cùng tôi xơi trầu.”

47

“Của cho không bằng cách cho” bởi vậy ngƣời ta xem trọng cách mời

nhau sao cho trân trọng, thể hiện sự chân thành, chỉ dành mời ngƣời tri kỉ hữu duyên:

“Trầu này trầu quế trầu hồi Trầu tình trầu nghĩa trầu cay mặn mà

Trầu này têm tối hôm qua Gặp người tri kỉ đem ra mời trầu.”

[22; tr.28]

Miếng trầu còn đƣợc xem nhƣ một món quà tặng khi gặp gỡ lúc làm quen hay khi đã thắm tình duyên, trai gái tặng nhau miếng trầu biết đâu phải duyên phải phận mà nên tình nghĩa:

“Yêu nhau trao một cơi trầu Chưa ăn nhận lấy cho nhau bằng lòng

Trầu nãy đãi bạn má hồng Hỏi rằng em đã hài lòng hay chưa.”

[22; tr.31]

Có đôi khi, ngƣời mời còn phải ngỏ ý trƣớc bởi sợ chàng trai, cô gái đó không thấy đƣợc ý tứ qua miếng trầu, bởi vậy dù có không ăn thì cũng cầm lấy cho nhau đẹp lòng:

“Gặp nhau ăn một miếng trầu Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng

Miếng trầu những quế cùng hồi Ở trong thuốc bắc có mùi bên trong

Không không chẳng có bùa đâu Mời chàng đứng lại cầm trầu mà ăn

Mời chàng ăn miếng trầu này Gọi là kết nghĩa trao tay đá vàng.”

[22; tr.29]

Không biết từ bao giờ mà trầu cau đã trở thành một nét văn hóa truyền thống chứa đựng nhiều tâm tƣ, tình cảm của cƣ dân Hà Nam. Nó góp phần vào

48

các dịp quan trọng của đời ngƣời, trong lễ hội, tang ma, cƣới hỏi… Miếng trầu chia sẻ tình làng nghĩa xóm, chung vui trong ngày hạnh phúc, là món lễ vật không thể thiếu trong ngày đón dâu, lời báo hỉ tới họ hàng và bà con làng xóm, là cái cớ để gieo duyên kết tình vợ chồng:

“Trầu này nên rể nên dâu Trầu này ta kết nên câu tính tình

Ta với mình trầu ăn một túi Mình với ta khăn gối kề đầu

Gặp nhau ăn một khẩu trầu Không mặn vì thuốc say nhau vì lời.”

[22; tr.27]

Miếng trầu không chỉ kết duyên làm quen, xây lên tình nghĩa mà miếng trầu còn có giá trị nhƣ một vật chứng, một lời nguyện ƣớc sắt son của những chàng trai, cô gái không bao giờ thay đổi:

“Trầu này nên vợ nên chồng Trầu này xe mối tơ hồng mừng duyên

Trầu này ghi nhận lời nguyền Trầu này tình bạn bách niên một nhà.”

[22; tr.32]

Mời nhau miếng trầu không chỉ là nét văn hóa ứng xử trong giao tiếp mà ăn miếng trầu còn khiến ngƣời ta vƣơng vấn không quên:

“Trầu này ăn hợp nhân duyên Trầu phú trầu quý trầu nên vợ chồng

Miếng trầu của ít lòng nhiều Ăn rồi ta mới có điều thở than Công anh vượt biển băng ngàn Công em lận đận tay mang đĩa trầu

Bây giờ ta mới gặp nhau

Anh xin kết ngãi trân châu cùng nàng.”

49

Miếng trầu biểu tƣợng cho hạnh phúc lứa đôi, từ miếng trầu tôi mà thành trầu ta trầu mình cùng chung cuộc sống, yêu thƣơng gắn bó và trọng nghĩa tình khăng khít. Lá trầu quả cau cũng không thể thiếu trong các dịp lễ thờ cúng quan trọng. Trong mâm lễ dâng lên thánh thần hay trên ban thờ tổ tiên, bao giờ cũng phải có trầu cau:

“Trầu này kính biếu thánh thần Kính cho họ tộc từ gần đến xa.”

[22; tr.30]

Quả thật, văn hóa mời trầu không thể thiếu trong tâm thức của ngƣời Việt. Trầu cau có mặt trong những công việc trọng đại của đời ngƣời, vừa chung niềm vui, niềm hạnh phúc, vừa sẻ chia nỗi buồn, vừa trân trọng trong các buổi lễ gia tiên. Miếng trầu tuy mộc mạc nhƣng lại ẩn chứa ý nghĩa đậm sâu trong đời sống văn hóa của dân tộc Việt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)