7. Cấu trúc của đề tài
2.4.2. Tình yêu đôi lứa
Hát Đúm là loại hình giao duyên của cƣ dân Hà Nam xƣa để giãi bày tâm tình, bộc lộ cảm xúc, nhung nhớ, vấn vƣơng đƣợc thể hiện qua 105 bài, chiếm 15,9 %. Đối với các chàng trai, việc giao lƣu, kết bạn mong tìm đƣợc ngƣời con gái thảo hiền, hiểu lễ nghĩa, biết ứng xử lại đƣợc cái nết na, tƣ dung tốt đẹp vẫn luôn là điều mong ƣớc. Họ vui chơi kết bạn không chỉ đơn thuần là muốn mở rộng, giao lƣu mà thông qua những lần đối đáp thể hiện mong muốn kết bạn, kiếm tìm hay giữ lời hẹn ƣớc. Dù việc tìm kiếm không phải là dễ dàng nhƣng để có thể tìm đƣợc ngƣời thƣơng, họ sẵn sàng bỏ công sức tìm cho bằng đƣợc để thỏa nguyện nỗi nhớ:
“Tìm em khắp cả Hà Nam Hưng Học, Hải Yến tìm nàng, nàng ơi
Rằng anh tìm bạn nữ hiền
Mong sao cho thấy mới yên tấm lòng.”
[17; tr.34]
Đôi khi, vì lí do nào đó mà họ không thể tìm đƣợc nhau, không thể giữ đúng lời hẹn thề gặp nhau trong ngày hội càng khiến cho họ thêm buồn bã mà nhớ thƣơng, mong ngóng về bạn tình:
“Tìm anh Phong Hải tìm ra
Qua làng Trung Bản tìm ra làng Quỳnh Tìm anh đến tận cống Quỳnh
Vậy nên không thấy một mình nhớ thương.” [17; tr.75]
Nhớ thƣơng là một trong những cung bậc cảm xúc của con ngƣời, là nỗi niềm, là tình cảm mà những chàng trai cô gái dành cho nhau. Họ nhớ về nhau, ấn tƣợng với nhau và mong muốn đƣợc gặp lại ngƣời khiến mình nhung nhớ. Sự nhung nhớ đó là nhớ cái đẹp về ngoại hình, là sự ấn tƣợng về vẻ đẹp của ngƣời con gái trẻ trung, thanh xuân tràn đầy sức sống. Vẻ đẹp đó mang nét tƣơi
55
tắn của hoa đang bừng tƣơi sắc thắm, êm đềm dịu nhẹ của hồ nƣớc mùa thu, đỏ rực rỡ nhƣ màu son của ngƣời thiếu nữ và dịu dàng mềm mại nhƣ cành liễu đung đƣa trong gió thu khiến lòng ngƣời say mê ngây ngất:
“Mày ngài mắt phượng xinh tươi Lưng mềm như liễu miệng cười như hoa
Mày xinh má phấn như ngà Nụ cười tươi tốt như hoa trên cành.”
[17; tr.99] Yêu và nhớ vẻ đẹp của cô gái không chỉ qua đôi mắt, nụ cƣời mà đối
phƣơng còn có thể nhớ và ấn tƣợng sâu sắc hơn, cụ thể hơn từng nét mặt, cử chỉ, cái liếc mắt, cái khăn đội đầu:
“Gặp nàng má đỏ hây hây
Răng đen nhưng nhức tóc mây rườm rà Cổ tay nàng trắng như ngà
Con mắt nàng liếc như là dao cau Miệng nàng cười như lá hóa ngâu Cái khăn đội đầu như đóa hoa sen
Mình vàng ta cũng đồng đen Mình hoa thiên lí ta sen nhị hồ.”
[17; tr.72]
Câu hát không chỉ nói về vẻ đẹp tƣơi tắn, đôi má hây hây, nét cƣời đen nhánh của cô gái mà chàng trai còn khẳng định sự tƣơng đồng, xứng đôi vừa lứa với nhau qua những câu hát Đúm. Nếu mình là “vàng” thì ta cũng là “đồng
đen” mà vàng và đồng đen vốn đều là những kim loại quý có giá trị, sâu sa hơn
đó là lời khẳng định về giá trị con ngƣời. Không chỉ tƣơng xứng về con ngƣời mà còn chung về vẻ đẹp phẩm chất thông qua hai hình ảnh vốn rất gần gũi và thân thuộc đó là “hoa thiên lí” và “hoa sen”. Đây là những loài hoa có màu sắc nhã nhặn, không quá rực rỡ mà vẫn đằm thắm, nhẹ nhàng, chân thành mà giản
56
dị, tinh khôi nhƣng cũng rất nghị lực, kiên cƣờng mạnh mẽ vƣơn lên trong cuộc sống. Đó là vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống và mang nét đẹp truyền thống của ngƣời con gái thuần Việt với tục nhuộm răng ăn trầu. Bởi vậy, không quá ngạc nhiên khi thấy sự yêu thích và mến mộ của những chàng trai cô gái dành cho nhau. Sự xứng đôi vừa lứa đó chính là cầu nối, là nhân duyên để bắt đầu nên tình nghĩa bởi ngƣời phụ nữ vừa đoan chính, hiền thục, nết na, cần cù chính là ngƣời vợ, ngƣời đồng hành tốt nhất trong cuộc đời.
Khi gặp đƣợc ngƣời con gái vừa lòng hợp ý, chàng trai sẵn lòng bày tỏ tình cảm, giãi bày tâm tƣ, niềm vui mừng vì đƣợc gặp đúng ngƣời hằng mong ƣớc và khẳng định đây là mối lƣơng duyên mình đã đợi chờ:
“Hôm nay hội ngộ gặp nàng Cũng mong kết ngãi đá vàng kết đôi
Đường trường trăm dặm biển khơi Gặp nàng anh muốn ngỏ lời thủy chung.”
[Sƣu tầm]
Chàng trai bày tỏ rõ nỗi lòng để cô gái cảm nhận đƣợc tình cảm của mình, đồng thời khẳng định với cô gái đây chính là duyên gặp gỡ và “quyết một
lòng kết tóc se duyên”. Đáp lại tình cảm cô gái cũng bày tỏ rõ niềm mong ƣớc
đƣợc nên duyên với chàng trai:
“Thuyền quyên gặp được anh hùng Vừa trông thấy mặt lại trông thấy hình
Hôm nay em gặp lại mình Ông tơ bà nguyệt định ngày se duyên
Ở đời gặp được bạn hiền
Lòng em chỉ muốn kết duyên cùng chàng.”
[22; tr.14]
“Thuyền quyên” và “anh hùng” là từ dùng để chỉ những ngƣời phụ nữ có nhan sắc, xinh đẹp sánh với những ngƣời tài hoa xuất chúng. Cô gái khẳng định, cuộc gặp gỡ của hai ta chính là cuộc gặp gỡ của trai tài gái sắc, xứng đôi
57
vừa lứa và khẳng định đây là mối nhân duyên tốt đẹp và cũng xin nguyện ý kết duyên.
Khi đôi bên đã tỏ lòng, hiểu tâm tình của nhau và khẳng định cơ duyên gặp gỡ thì mới bắt đầu cất lên những lời hát thăm hỏi. Họ hỏi han, tìm hiểu về gia đình, nhà cửa, họ hàng, nơi ăn chốn ở để tiện bề đi lại giao lƣu tình cảm với mong muốn sớm đƣợc về chung một nhà:
“Bây giờ mình gặp nhau đây Hỏi thăm cha mẹ ở ngay trong nhà
Hỏi thăm chú bác gần xa Bà cô ông bác của nhà bình yên
Đã hỏi thì hỏi đôi bên
Bên nội bên ngoại bình yên em mừng Hỏi xa em lại hỏi gần
Hỏi chàng chừng độ bao xuân chừng nào Thì chàng kể hết thấp cao
Để cho em kết tương giao cùng chàng.”
[17; tr.40]
Đáp lại lời hỏi han của cô gái, chàng trai cũng không ngần ngại mà tỏ bày gia cảnh, họ hàng để cô gái đƣợc biết:
“Nàng hỏi anh sẽ trả lời Nhà anh chín bạn chín bè Chín anh bá hộ chín người cử nhân
Chín đời chánh tổng trong dân Cho nên anh mới được gần bạn loan
Nội ngoại chín người làm quan Anh em trai gái được hai mươi người
Nàng hỏi anh trả lời xong Nàng ơi kết ngãi tơ hồng cùng anh.”
58
Những câu hát Đúm không chỉ kể rõ ngọn nguồn, gia cảnh mà còn thể hiện niềm tự hào của chàng trai về gia đình mình, vừa đông con nhiều cháu, vừa nhiều ngƣời học rộng tài cao, đỗ đạt thành tài. Tiếng gọi “nàng ơi” vừa tha thiết rạo rực, vừa háo hức chờ mong giống nhƣ một lời giục giã mong cô gái sớm kết duyên tơ hồng bởi chàng trai đã dành hết tâm tƣ của mình cho cô gái ngay cả khi chƣa tan ngày hội:
“Mình về mình có nhớ ta Ta về ta nhớ hàm răng mình cười
Năm quan mua lấy miệng cười
Mười quan chẳng tiếc, tiếc người răng đen Răng đen ai nhuộm cho mình
Cho răng mình đẹp cho tình anh say.”
[22; tr.21]
Bởi yêu nên nhớ là cảm xúc của tình yêu cho nên ngay cả lúc đang hát, đang đứng cạnh cô gái mà chàng trai nhƣ đã cảm nhận đƣợc cái “say tình” nhung nhớ dâng lên trong lòng. Tình yêu đã tạo nên động lực, sức mạnh để trai gái yêu nhau vƣợt lên tất cả, vƣợt qua trắc trở để sống đẹp hơn, có ích hơn và giàu cảm xúc hơn. Chính bởi thế mà cảm xúc trong tình yêu luôn là một trong những nguồn cảm hứng sáng tác bất tận cho thi ca. Nó không chỉ xuất hiện trong ca dao khiến nhân vật trữ tình bồn chồn xao xuyến “Nhớ ai bổi hồi bồi
hồi/Như đứng đống lửa như ngồi đống than” mà còn xuất hiện dữ dội, mạnh
mẽ và quyết liệt “Yêu là chết ở trong lòng một ít” trong thơ Xuân Diệu, là chuyện của đôi lứa “Nắng mưa là bệnh của trời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu
nàng” trong thơ của Nguyễn Bính, kéo dài vô tận “Lòng em nhớ đến anh/ Cả trong mơ còn thức” trong thơ của Xuân Quỳnh hay “Người đi, một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ” trong thơ Hàn Mặc Tử… Dù là thuộc loại
hình dân gian hay trong thơ ca hiện đại thì đều là những cung bậc cảm xúc, nỗi niềm, khát vọng, háo hức, bồi hồi, say mê trong tình yêu đôi lứa.
59
Những câu hát Đúm hay nhất, nhiều lời ca nhất, phong phú nhất là ở phần hát giao duyên nam nữ. Khi đã hiểu về nhau, họ trao cho nhau tình ý say đắm, nồng nàn. Trai gái lần lƣợt bày tỏ tâm tình, giãi bày cảm xúc từ những gian khó vất vả trong quá trình tìm kiếm ngƣời thƣơng đến nỗi nhớ mong, lo âu, sợ hãi, đồng cảm, niềm hi vọng đƣợc sống bên nhau cho đến bách niên giai lão… Những cung bậc cảm xúc đó đƣợc bộc lộ khéo léo trong những câu hát thiết tha, đằm thắm.
Khi đã thân quen, trai gái mới bắt đầu mở lòng. Họ giãi bày tâm tƣ, nỗi mong nhớ và thông qua câu hát kể cho nhau nghe về quá trình tìm kiếm đầy vất vả khó khăn mới có thể gặp đƣợc nhau trong ngày hội:
“Tìm nàng tốn rất nhiều công Anh đi tốc hành về đến Cẩm La
Cửu Lũy anh đã tìm qua Thầu đâu xóm trại tìm ra ba làng
Tìm nàng như thể tìm chim Chim ăn bể Bắc anh tìm bể Đông
Tìm nàng đến hội Tiên Công May sao gặp được nàng cùng nơi đây.” [17; tr.75]
Tìm nàng vất vả lắm thay nhƣng may sao ta vẫn gặp đƣợc nhau trong ngày hội. Đã nhận định đó là mối nhân duyên tốt đẹp, là cô gái mà mình tìm kiếm bấy lâu, chàng trai không ngần ngại đi khắp nơi để tìm kiếm ngƣời thƣơng dù vất vả, tốn công biết mấy. Đáp lại lời than thở của chàng trai, cô gái cũng không dấu lòng mình khi kể lại quá trình mà cô đã kiếm tìm:
“Tìm chàng Phong Hải tìm ra Qua làng Trung Bản tìm ra làng Quỳnh
Tìm chàng đến tận cống Đình Thế mà không thấy một mình nhớ thương
80
“Hôm nay” chính là khoảng thời gian mà đôi ta gặp gỡ giao tình, là ngày đẹp cho tình yêu đơm hoa kết trái, để chúng ta giao câu ƣớc hẹn kết duyên tốt lành. Thậm chí, nỗi nhớ đó còn đƣợc bộc lộ mạnh mẽ, tràn đầy trải dài trong ngày từ sáng tới lúc đêm khuya:
“Đêm đêm khêu ngọn đèn loan Nhớ chàng quân tử thở than mấy lời
Mong chàng chẳng thấy chàng ơi.”
[22; tr.54]
Nỗi nhớ dồn nén và khắc khoải bộc lộ dày đặc theo từng canh giữa đêm khuya:
“Canh một thơ thẩn vào ra
Chờ trăng trăng khuyết, chờ hoa hoa tàn Canh hai thắp ngọn đèn loan Chờ người quân tử thở than đôi lời
Canh ba sương nhuộm cành mai Bóng trăng em ngỡ bóng ai mơ màng
Canh tư xích cửa then vàng Một mình vò võ đêm trăng xế tàn
Canh năm mê mẩn tâm thần Đêm trăng tàn lụa, rạng đông lên rồi.
[22; tr.41]
Nỗi nhớ dâng lên trong lòng cô gái trải dài từ canh một đến canh năm. Sự trằn trọc, thao thức ấy kéo dài cho đến tận khi “trăng khuyết”, “hoa tàn”, khi “sƣơng nhuộm trắng cành mai” tâm trạng cô gái vẫn càng khắc khoải mãi không nguôi. Niềm mong nhớ trào dâng khiến cô gái mƣờng tƣợng nhƣ nhìn thấy bóng dáng của ngƣời thƣơng nhƣng rồi vẫn là nỗi cô đơn “vò võ” trong đêm. Qủa thật, tình yêu luôn làm cho ngƣời ta phải nhớ nhung, khắc khoải mãnh liệt đến thế.
81
Đó còn là những từ ngữ chỉ thời gian “đêm qua”, “tối hôm qua”, “hôm qua”… thời gian trai gái nhớ và hồi tƣởng về những ngày đã qua, những việc đã làm và tình cảm đã diễn ra trƣớc đó. Qua khảo sát, các từ chỉ thời gian “đêm qua”, “tối hôm qua”, “hôm qua”… xuất hiện 8 lần chiếm 7,27%. Việc dùng những từ chỉ thời gian để nhớ và hồi tƣởng về quá khứ thực chất là để giải bày, bộc lộ tâm tình, bày tỏ nỗi mong nhớ khôn nguôi với ngƣời yêu, mong muốn đƣợc gặp lại để quấn quýt yêu thƣơng:
“Tối hôm qua anh bước chân ra Nhện sa trước mặt báo tin ngoài thềm
……….. Nhạn bay đi nhạn lại bay về
Xin nàng đừng có nguyện thề cùng ai.”
[17; tr.138]
Đôi khi, lại mang tính chất để trai gái kể lể bộc bạch trăn trở, mơ màng, băn khoăn, những nỗi niềm bồn chồn không yên:
“Đêm qua trời sáng trăng rằm Anh đi qua cửa em nằm không yên
Mê anh chẳng phải mê tiền Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng
Thấy anh em những mơ màng
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.” [22; tr.154]
và:
“Tối hôm qua trăng sáng mập mờ Anh đi gánh nước tình cờ gặp em
Hai vai gánh nặng hai tình Tình cao cha mẹ là tình tri âm
Tri âm ơi hỡi tri âm
Gặp người tri kỉ gia nhân bạc đầu.”
82
Sự có mặt của từ chỉ thời gian “đêm qua”, “tối hôm qua”, “hôm qua” để tô đậm và nhấn mạnh cho tình yêu ở hiện tại. Tình cảm ấy tràn theo thời gian cho dù là ở hiện tại hay quá khứ, dù là ngày hay đêm đều vận động không ngừng, biến đổi giống nhƣ những cung bậc cảm xúc của tình yêu. Và đôi khi, thời gian cũng không đƣợc phân biệt một cách chính xác, rõ ràng là hiện tại hay quá khứ mà đó là thời gian của tâm tƣởng, thời gian tâm lí vì quá nhung nhớ, đợi chờ mà bộc lộ tâm tƣ:
“Nhớ em trong dạ tần ngần Chiêm bao chợt tỉnh xa gần lại than
Nhớ em trong dạ mơ màng Nhớ từ nét đứng điệu cười nàng ơi.”
[17; tr.150]
Không gian và thời gian trong hát Đúm chính là một trong những phƣơng tiện để nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng, gặp gỡ để kết bạn tâm tình, bày tỏ niềm vui mừng hạnh phúc. Không thời gian đó có sự vận động, thay đổi, trải rộng từ ngày tới đêm khuya, từ ngoài trời cho tới trong nhà, từ môi trƣờng lễ hội cho tới môi trƣờng sinh hoạt… tất cả đều chảy trôi êm đềm, tha thiết, chân thành và sâu lắng.
3.2. Nghệ thuật diễn xƣớng
3.2.1. Không gian diễn xướng
Diễn xƣớng là hình thức, cách thức biểu diễn, thể hiện của các thể loại văn học dân gian. Là cách thức để đƣa những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc gần hơn tới mọi ngƣời. Cách thức diễn xƣớng rất đa dạng và độc đáo. Diễn xƣớng dân gian đƣợc xem là một trong những món ăn tinh thần phổ biến trong đời sống của con ngƣời, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc, để lại ấn tƣợng sâu sắc với bạn bè thế giới. Mỗi một vùng miền, một dân tộc lại có nghệ thuật diễn xƣớng với các loại hình văn hóa dân gian khác nhau. Nếu nhƣ ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ tự hào về hát Quan họ, hát Xoan; vùng Trung và
83
Nam Trung Bộ với hát bài Chòi thì Nam Bộ nổi tiếng với các điệu hò, điệu lí say đắm lòng ngƣời. Bên cạnh đó, chúng ta còn một số lƣợng đồ sộ các loại hình dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc nhƣ hát Then, Mo của ngƣời Tày; hát Ống của ngƣời Mông, tiếng cồng chiêng mang âm hƣởng đại ngàn Tây Nguyên của đồng bào Ba Na, Cơ Tu… Tất cả đều đặc sắc, sinh động và khơi dậy tình yêu, niềm tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hơn nữa, việc diễn xƣớng còn giúp đƣa các giá trị văn hóa đến gần hơn với đời sống con ngƣời, đi vào đời sống của cộng đồng và có tác dụng gắn kết cộng đồng. Thông qua hoạt động diễn xƣớng, ngƣời ta có thể thấy đƣợc đời sống văn hóa lao động, tình cảm hay quá trình đấu tranh dựng nƣớc, giữ nƣớc của cộng đồng dân tộc.
Diễn xƣớng là thuật ngữ quen thuộc trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về văn hóa dân gian. Diễn xƣớng là việc hát hay trình bày lời ca kết hợp với trình