Cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 45)

7. Cấu trúc của đề tài

2.2.1. Cuộc sống lao động sản xuất nông nghiệp

Đối với ngƣời nông dân thì việc đồng áng là công việc vô cùng nhọc nhằn, lam lũ. Ngay từ thuở khai hoang lập đất, các cụ Tiên Công đã biết dùng sức lao động của chính mình để “thau chua rửa mặn” cho vùng đất bãi bồi ven sông trở nên màu mỡ. Quá trình lao động vất vả đó đƣợc ngƣời dân Hà Nam phản ánh thông qua 19 bài hát Đúm, chiếm 2,87%. Họ lao động để đắp từng hòn đất, tạo con đê vững chắc để có thể yên tâm sinh sống:

“Trước là các bậc tiền nhân Khai hoang lấn biển chuyên cần đắp đê

Đôi bên nam, nữ hát hò Động viên lao động để mà tăng gia

Đàn bà thi với đàn ông

Cùng nhau vác đất chóng xong đê điều.”

[18; tr.39]

Chính quá trình lao động vất vả đã hun đúc trong tâm hồn những con ngƣời yêu lao động khao khát đƣợc đƣợc giao lƣu kết bạn, để bày tỏ, bộc lộ tình cảm, khích lệ, động viên nhau mà hăng say lao động. Những chàng trai, cô gái thật thà, lao động cần cù, đảm đang chịu thƣơng chịu khó nức tiếng xa gần.

39

Đó cũng chính là một trong những tiêu chuẩn để những chàng trai tìm ngƣời bạn tâm giao:

“Thấy nàng ăn nói thật thà Lòng anh muốn ngỏ đôi lời giao duyên

Anh muốn tâm sự một điều

Muốn tìm được bạn biết yêu ruộng đồng Thương nàng anh vẫn ước mong Mong sau nàng thạo ruộng đồng với hay.”

[17; tr.101]

Điều ấn tƣợng nhất của cô gái trong lòng chàng trai đó chính là sự thật thà, mộc mạc, chăm chỉ, yêu ruộng đồng, yêu lao động. Điều đó không chỉ vừa lòng chàng mà còn hợp ý đôi bên.

Cuộc sống nông nghiệp quanh năm nhiều vất vả. Họ luôn phải đối mặt với những khó khăn, mƣa nắng thất thƣờng, bất lợi của thời tiết để chăm lo cho ruộng đồng đƣợc tƣơi tốt. Công việc của họ luôn gắn với con trâu, cái bừa chỉ mong cho gia đình đƣợc êm ấm đủ đầy:

“Nhà nông vất vả lắm thay Con trâu đi trước, cái cày đi sau

Hằng năm cuốc bẫm, cày sâu Nắng mưa vất vả không hầu đủ ăn.”

[18; tr.66]

Trong tâm trí của họ là tất cả những lo toan, bộn bề của cuộc sống, làm sao để có thể vẹn toàn và chăm lo cho gia đình đƣợc đủ đầy, sum vầy chính là điều hạnh phúc. Đó là điều khiến chàng trai phải say mê:

“Anh yêu cô gái nhà nông

Chăm sóc ruộng đồng, cày cấy tăng gia Có tài thu xếp việc nhà

Nuôi dưỡng mẹ già, hiếu thảo thủy chung Yêu em nước da nồi đồng

Đôi má ửng hồng trông vẫn rất xuân.”

40

Vẻ đẹp của những cô gái nhà nông đƣợc toát ra từ trong lao động. Dù công việc của họ vất vả, lam lũ nhƣng không vì thế mà trái tim của họ chai sạn, thô ráp; mà trái lại, chính bởi trong gian lao vất vả họ lại càng bộc lộ tình yêu lao động. Thông qua lao động họ lại càng khao khát đƣợc giao lƣu, bộc lộ tình cảm và tình yêu chân chính. Một trái tim nhạy cảm, tinh tế và chân thật hết sức đáng yêu khi bày tỏ, giao lƣu tình cảm với những lời lẽ hỏi han, động viên chân chất, đời thƣờng khiến cho mọi ngƣời làm việc hăng say, vui vẻ chẳng muốn về:

“Hò lên cho lúa thêm bông Hò lên cho ngọn cờ hồng tung bay

Mong sao cho được vụ này

Ruộng vườn lúa tốt, ngô khoai đầy đồng.”

[18; tr.109]

Tiếng hát trong lao động đối với ngƣời nông dân chính là lời thúc giục để có một mùa màng tƣơi tốt. Đối với họ, lúa chín trổ bông, lúa ngô đầy đồng là phần thƣởng, thành quả xứng đáng cho quá trình lao động miệt mài không biết mệt mỏi.

2.2.2. Cuộc sống lao động sản xuất ngư nghiệp

Ngoài cày cấy nông gia, hát Đúm còn là tiếng nói, tiếng lòng của quần chúng lao động mỗi khi lăn lộn với sóng gió biển khơi. Nội dung này đƣợc thể hiện trong 19 bài hát, chiếm 2,87%. Khi công việc nhà nông tạm gác lại, họ còn phải lặn lội sớm tối với sông nƣớc, làm bạn với đăng, đọn, đáy, vùi… cũng nhọc nhằn vất vả không kém gì những cô gái đồng quê nhƣng vẫn rất thành thục mà nhanh nhẹn. Họ có vốn kinh nghiệm rất phong phú đƣợc đúc kết sau mỗi lần ra khơi, nhận biết đƣợc đặc điểm của từng loài cá để có những khoang thuyền bội thu:

“To nhất là cá kình ngư

Nó chuyên bơi lội ở ngoài biển khơi Thứ nhì là cá ông voi

Thứ ba cá mật, tứ thời cá he ……….

41

Chậm chạp là chú cá bò Chim, thu, nhụ, đé ngon to ai bằng

Gan lì là giống cá song

Trong hang thuận nước hé răng săn mồi.’’

[18; tr.77]

Trong mỗi chuyến ra khơi, mong muốn lớn nhất của những ngƣời lao động đó là những chuyến đi khoang thuyền đầy ắp, gặp luồng cá lớn. Để có thể ra khơi nhiều lần đến thế phải có kinh nghiệm đóng thuyền vô cùng chắc chắn do ngƣời vợ làm lụng, vun vén:

“Trong thuyền bốn tấm sạp lim Tuy rằng nó nặng nhưng bền là hơn.”

[sƣu tầm]

Đối với ngƣời dân đi biển, con thuyền chính là cả gia tài, là phƣơng tiện nuôi sống gia đình, bởi vậy họ rất cẩn thận khi lựa chọn vật liệu và giữ gìn trong mỗi chuyến ra khơi. Họ tin tƣởng với kinh nghiệm và sự chăm chỉ hăng say lao động thì mỗi chuyến đi luôn là những thành quả xứng đáng mà biển khơi đã ban tặng. Và khi trở về, họ lại dùng tiếng hát để hỏi thăm tình hình làm ăn và thể hiện cả tâm tƣ, tình cảm với đối phƣơng:

“Hỏi em ngòi hói được bao nhiêu giành Mấy giành sò ốc trong khoang Mấy giành cua ngán trong thuyền em ơi

Sam so được mấy trăm đôi Ngao vạn mấy gánh em thì kể ra Bề bề ngán ghẹ hàng nhà mấy trăm

Nói ra cho dạ anh mừng

Để anh đi chợ mua giành mua quang.”

42

Những kinh nghiệm trong lao động và sự chân thành, chịu thƣơng chịu khó, biết lo toan, tính toán chu toàn, chăm sóc gia đình, thông thạo nghề nông của các cô gái, lại thêm tay chèo vững chắc dẻo dai khiến các chàng trai không ngần ngại mong đƣợc kết duyên:

“Thuyền anh trong cống mới ra Thuyền em mới ở đường xa vừa về

Song sanh đôi chiếc thuyền kề Bên đấy có chật thì về bên đây.”

[18; tr.82]

Từ “song sanh” thật là độc đáo và thú vị, nó hiện diện trong tâm trí ngƣời đọc hình ảnh hai con thuyền đang sóng đôi trên sông nƣớc dập dềnh của biển khơi, vừa lột tả tâm trạng vui tƣơi phấn khởi nhƣng cũng không kém phần hồi hộp của đôi trai gái; vừa có sự bồi hồi xao xuyến, vừa có sự chân thành giản dị, vừa muốn đƣợc gần gũi nhƣng vừa có sự xa xôi cách trở.

Ngoài ra, hát Đúm còn là những câu hát tổng kết kinh nghiệm về việc buôn bán, làm ăn theo từng tháng, từng mùa trong năm:

“Tháng Giêng ăn Tết ở nhà Tháng Hai trồng đậu tháng Ba hội hè

Tháng Tư thu đậu nấu chè Tháng Năm đi trảy trở về làm ăn

Tháng Sáu buôn nhãn bán trăm Tháng Bảy ngày Rằm xóa tội vong nhân

Tháng Tám chơi đèn kéo quân Tháng Chín buôn cậy bán hồng chợ Đông

Tháng Mười buôn bấc bán bông Còn hai tháng nữa em không buôn gì.”

[Sƣu tầm]

Hát Đúm trong đời sống văn hóa của cƣ dân Hà Nam không chỉ phản ánh chân thực cuộc sống lao động nông nghiệp vất vả, chân lấm tay bùn quanh năm

43

với đồng ruộng, mà còn phản ánh vốn kiến thức phong phú trong công việc đánh bắt cá, làm ăn qua các mùa. Để có đƣợc những bài học kiến thức đó, ngƣời dân Hà Nam đã phải chiến đấu, vật lộn với nắng gió biển khơi, với đồng ruộng đã hình thành nên những con ngƣời lao động có đức tính kiên trì, nghị lực, tài giỏi, tháo vát. Có thể chu toàn mọi việc trong gia đình là bản chất của con ngƣời yêu lao động, hăng say lao động và gắn bó lâu dài với công việc lao động.

2.3. Hát Đúm phản ánh văn hóa ứng xử của ngƣời dân Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh Quảng Ninh

2.3.1. Ứng xử trong mối quan hệ cộng đồng

Kho tàng văn hóa dân gian luôn là cuốn bách khoa của đời sống. Ở đó chứa đựng những lời răn dạy, giáo dục trong văn hóa ứng xử giữa con ngƣời với con ngƣời. Mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có văn hóa ứng xử riêng nhƣng tựu chung vẫn là hƣớng đến giáo dục cách ứng xử, giao tiếp chuẩn mực của con ngƣời, hƣớng đến những giá trị chân - thiện - mĩ làm sao để con ngƣời ứng xử có văn hóa.

Từ xƣa đến nay, văn hóa ứng xử là một trong những phƣơng diện để nhìn nhận đánh giá về con ngƣời. Nhìn nhận ngƣời ngay thẳng, thật thà, hiểu lễ nghĩa, biết ứng xử kính trên nhƣờng dƣới hay con ngƣời khôn ngoan thông qua thái độ, hành vi, lời ăn tiếng nói “Vàng thì thử lửa, thử than/Chuông kêu thử

tiếng, người ngoan thử lời” hay “Người khôn ăn nói nửa chừng/ Để cho người

dại nửa mừng nửa lo”. Ngay cả sau lũy tre làng, ngƣời dân chỉ quanh năm làm

bạn với “cây đa, bến nƣớc, sân đình” nhƣng không vì thế mà văn hóa ứng xử không đƣợc đề cao. Ngay từ khi còn bé, họ đã dạy cho con cháu những bài học về ứng xử, biết trên dƣới, biết chào hỏi, hiểu lễ nghĩa, ứng xử trong mối quan hệ giữa vợ chồng, biết giữ gìn phẩm chất, lƣơng tri… Tất cả góp phần làm nên một nét đẹp văn hóa dân tộc trong mắt bạn bè thế giới.

Văn hóa ứng xử với cộng đồng của ngƣời dân Hà Nam đƣợc thể hiện trong những bài hát Đúm chiềm tỉ lệ khá cao với 65 bài, chiếm 9,69%. Điều

44

này cũng dễ hiểu bởi ngƣời Việt vốn coi trọng văn hóa cộng đồng, trọng giao tiếp. Những câu hát chào, hát mời trầu, mời nƣớc khi khách đến chơi nhà, khi gặp gỡ làm quen thể hiện lòng mến khách, thân thiện, chan hòa, hữu duyên giữa những con ngƣời mới lần đầu gặp gỡ. Những lời chào mời để lại ấn tƣợng sâu đậm và thiện cảm trong lòng khách phƣơng xa là dấu ấn văn hóa của vùng đất kinh kì Thăng Long mà ông cha đã mang theo khi khai hoang lập ấp.

Văn hóa ứng xử đƣợc phản ánh rõ nét thông qua mỗi dịp lễ hội đầu xuân. Khi tết đến xuân về, khi đất trời giao hòa trong không khí tƣng bừng rộn rã, ngƣời ngƣời phấn khởi mừng vui đón chào năm mới thì khắp các ngả đƣờng trên đảo Hà Nam lại rộn ràng không khí lễ hội:

“Hà Nam có tám xã phường

Vẫn xưa nay có hội xuân tưng bừng Trai thì lịch sự văn nhân Ngựa xe như nước áo quần như nêm

Gần xa phường xã khắp miền Cũng đều nô nức tới xem hội làng.”

[Sƣu tầm]

Trong ngày hội, không thể thiếu các trò chơi, loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống nhƣ đánh đu, đánh cờ ngƣời, kéo co và hát Đúm:

“Hội làng vui nhất rước rồng Tám mươi thượng thọ rước trong hội này

Hội làng vui khắp đó đây Chơi đu hát đúm cả nay đánh cờ

Bao đôi nam nữ mộng mơ

Cầm tay hát đúm hội làng Tiên Công.” [22; tr.11]

Bƣớc vào hát Đúm, các bà, các mẹ hay các bên nam nữ sẽ cất lên những câu hát chào tới tất cả du khách tới chơi hội thể hiện lối ứng xử giao tiếp hòa nhã, chân thành:

45

“Tôi chào quý khách xa gần Tôi chào tất cả bạn xa bạn gần

Tôi nay là khách chơi xuân Nghe tiếng đồn gần và tiếng đồn xa

Cứ đến ngày hội quê nhà Trai tài gái sắc về hòa hội chung.”

[17; tr.29]

“Lời chào cao hơn mâm cỗ” đó là lời dạy, là văn hóa ứng xử cha ông đã giáo dục cho con cháu. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi ngƣời dân Hà Nam luôn dùng tiếng chào để làm quen, giới thiệu. Lời chào hỏi từ những cụ già lớn tuổi, các anh, các chị xa gần đến những ngƣời bạn mới quen một cách chân phƣơng, thân thiện:

“Thoạt vào tôi chào các cụ tuổi già Vui cùng con cháu hát ca vui mừng

Tôi chào quý khách đứng chơi Hôm nay ta được giao lưu một nhà

Tôi chào quý khách gần xa Tôi chào tất cả các bà các ông.” [17; tr.30]

Trong quan niệm truyền thống của ngƣời Việt, vào mỗi dịp đầu xuân, mọi ngƣời thƣờng dành cho nhau những lời chào, lời chúc tốt đẹp. Lời chúc thể hiện sự hiếu khách đáng quý và mong muốn cho một năm nhiều niềm vui, hạnh phúc, tuổi già bách niên giai lão, tuổi trẻ thành tài, nam nữ tìm đƣợc mối duyên vợ chồng:

“Chúc cho giai lão bách niên Chúc cho nam nữ tràn đầy hội xuân

Các cháu đang độ thanh xuân Chăm lo nghiên bút dựng xây nước nhà.”

46

Đâu phải chỉ có lời chào, mời nhau chén nƣớc cũng là điều hay, là nét đẹp văn hóa trong giao tiếp:

“Hai tay bưng khay nước chè

Miệng cười vui vẻ mang ra mời chàng Mời chàng xơi cạn chén quỳnh Để chàng sắp giọng cho thanh điệu cười.”

[18; tr.105]

Ngƣời Việt vốn nồng nhiệt hiếu khách, bởi vậy khách đến chơi hội hay chơi thăm nhà đều là niềm vui. Cho dù mời nhau chỉ là những đồ dân dã nhƣ ấm nƣớc chè xanh, miếng trầu têm cánh phƣợng cũng làm vui lòng ngƣời. Từ xƣa đến nay, trong quan niệm truyền thống của dân tộc ta, trầu cau luôn mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với đời sống con ngƣời. Miếng trầu khiến cho mọi ngƣời gần gũi, cởi mở, hòa đồng, thân thiện với nhau hơn. Còn đối với ngƣời lạ hay khách phƣơng xa, miếng trầu chính là phƣơng tiện để kết bạn làm quen, thông qua miếng trầu mà trở thành tri kỉ. Lá trầu xanh đƣợc điểm thêm chút vôi cay nồng, ăn cùng miếng cau mỏng thắp nên tình nghĩa, bởi vậy “miếng trầu là đầu câu chuyện”, là “đầu trò” trong mỗi lần gặp gỡ. Trầu cau càng không thể thiếu trong những dịp trọng đại của đời ngƣời bởi nó chính là cầu nối kết nhân duyên tốt lành. Chẳng thế mà trầu cau luôn có vai trò, ý nghĩa to lớn trong tâm hồn ngƣời Việt bởi cái nặng tình nặng nghĩa nên mọi ngƣời cũng rất coi trọng cách mời trầu:

“Hai tay dâng đĩa trầu tiên

Trước chào bản hội mọi người cùng xơi Trầu này chính thực của tôi

Mang ra mời bạn cùng tôi xơi trầu.”

47

“Của cho không bằng cách cho” bởi vậy ngƣời ta xem trọng cách mời

nhau sao cho trân trọng, thể hiện sự chân thành, chỉ dành mời ngƣời tri kỉ hữu duyên:

“Trầu này trầu quế trầu hồi Trầu tình trầu nghĩa trầu cay mặn mà

Trầu này têm tối hôm qua Gặp người tri kỉ đem ra mời trầu.”

[22; tr.28]

Miếng trầu còn đƣợc xem nhƣ một món quà tặng khi gặp gỡ lúc làm quen hay khi đã thắm tình duyên, trai gái tặng nhau miếng trầu biết đâu phải duyên phải phận mà nên tình nghĩa:

“Yêu nhau trao một cơi trầu Chưa ăn nhận lấy cho nhau bằng lòng

Trầu nãy đãi bạn má hồng Hỏi rằng em đã hài lòng hay chưa.”

[22; tr.31]

Có đôi khi, ngƣời mời còn phải ngỏ ý trƣớc bởi sợ chàng trai, cô gái đó không thấy đƣợc ý tứ qua miếng trầu, bởi vậy dù có không ăn thì cũng cầm lấy cho nhau đẹp lòng:

“Gặp nhau ăn một miếng trầu Không ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng

Miếng trầu những quế cùng hồi Ở trong thuốc bắc có mùi bên trong

Không không chẳng có bùa đâu Mời chàng đứng lại cầm trầu mà ăn

Mời chàng ăn miếng trầu này Gọi là kết nghĩa trao tay đá vàng.”

[22; tr.29]

Không biết từ bao giờ mà trầu cau đã trở thành một nét văn hóa truyền thống chứa đựng nhiều tâm tƣ, tình cảm của cƣ dân Hà Nam. Nó góp phần vào

48

các dịp quan trọng của đời ngƣời, trong lễ hội, tang ma, cƣới hỏi… Miếng trầu chia sẻ tình làng nghĩa xóm, chung vui trong ngày hạnh phúc, là món lễ vật không thể thiếu trong ngày đón dâu, lời báo hỉ tới họ hàng và bà con làng xóm, là cái cớ để gieo duyên kết tình vợ chồng:

“Trầu này nên rể nên dâu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)