Không gian lễ hội

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 91 - 93)

7. Cấu trúc của đề tài

3.2.1.1. Không gian lễ hội

Không gian diễn xƣớng hát Đúm quen thuộc nhất đối với ngƣời dân Hà Nam chính là không gian lễ hội. Hằng năm, nơi đây có nhiều lễ hội đƣợc diễn ra nhƣ lễ hội Tiên Công ghi nhớ công ơn của các vị tiền nhân khai hoang lập ấp; lễ hội Xuống Đồng để cầu mong mƣa thuận gió hòa, mùa màng tƣơi tốt hay lễ hội Bạch Đằng… đều là không gian cho diễn xƣớng. Bên cạnh những phần lễ long trọng thành kính đó là phần hội với những trò chơi dân gian đánh đu, kéo co, cờ ngƣời còn có các loại hình diễn xƣớng dân gian nhƣ hát, hò…Có thể nói, diễn xƣớng trong không gian của lễ hội luôn gần gũi có tính cộng đồng cao, là môi trƣờng để trai gái gặp gỡ mỗi khi tết đến xuân về:

“Tháng Giêng mở hội đầu xuân Phật tử du khách các vùng gần xa

Về đây xem hội quê nhà Trai tài, gái sắc đều về hội chung

Tôi là con cháu Tiên Công Cùng về xem hội đầu xuân quê nhà. ”

[18; tr.50] hay:

“Đông qua xuân lại tới rồi Cùng về lễ hội ngày đầu mùa xuân

Mình với ta sinh chung mảnh đất Cũng con rồng lạc giống Tiên Công. ”

85

Dù xa quê hƣơng bôn ba vì cuộc sống nhƣng những ngƣời con Hà Nam vẫn không bao giờ quên nguồn cội. Trong tâm trí của họ, quê hƣơng luôn là nơi để trở về để đoàn tụ sum vầy sau những tháng ngày lao động vất vả. Ở đó có gia đình, có làng xóm, có lời hò hẹn... Tự hào là con cháu Tiên Công có cội nguồn từ vùng đất kinh thành Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến, ngƣời dân Hà Nam không bao giờ quên đi nguồn gốc, quên đi công lao của các vị tiền nhân đƣợc phản ánh qua không gian của lễ hội Tiên Công:

“Tiên Công là đất tâm linh

Thập phương lễ thánh thêm phần trang nghiêm Các cụ tứ xã cao niên

Tám mươi thượng thọ rước lên miếu đường Trò chơi vui khắp bốn phương

Đánh đu, hát đúm, trống vang đánh cờ Bao đôi trai gái mộng mơ

Gặp nhau ở hội tình cờ nên duyên Đây là ngày hội lưu truyền Mọi người ghi nhớ đầu năm lại về. ”

[18; tr.50]

Trong không gian của lễ hội, mọi ngƣời vui vẻ, hân hoan cất lên những câu hát tha thiết, mong chờ:

“Cầm tay ta hát lên đi Hội thi hát Đúm ta thì nên xuân

Xa nhau xích lại cho gần Anh đây em đấy vừa xuân đó mà

Em về thưa với mẹ cha

Hẹn ngày gần nhất sang nhà em chơi. ”

86

Hòa chung vào không khí của lễ hội, tất cả mọi ngƣời đắm chìm vào không khí vui tƣơi, hồ hởi. Hơn hết, không gian đó còn là không gian để gặp gỡ nảy sinh tình ý, say sƣa với những câu hát tình tứ mà mộc mạc, chân thành. Những câu hát đƣợc đối đáp qua lại giữa các bà, các mẹ nhƣ đánh thức những miền kí ức đã ẩn sâu sau những bộn bề của cuộc sống, khơi dậy tình yêu tha thiết với mảnh đất và văn hóa quê hƣơng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Hát đúm trong đời sống văn hóa của người dân đào Hà Nam, Quảng Yên, Quảng Ninh (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)