Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin, dữ liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ các nguồn thông tin khác nhau. Trên cơ sở những dữ liệu, thông tin được thu thập, tác giả tiến hành hệ thống hóa và phân tích đối chiếu, so sánh giữa lý thuyết với thực tế nhằm phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể, thông tin được thu thập từ các nguồn:

- Những tài liệu, công trình nghiên cứu, ấn phẩm của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến công tác quản lý tài sản công.

- Các văn bản, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

- Các lý thuyết về quản lý kinh tế, kinh tế vi mô, vĩ mô, các l thuyết tài chính-tiền tệ,.…

- Các báo cáo liên quan đến công tác quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, bao gồm: Báo cáo tài sản của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương; Báo cáo bàn giao tài sản của

28

các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương; Báo cáo tình hình sửa chữa, thay thế tài sản tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin, dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, khảo sát kiến của các đối tượng điều tra thông qua phiếu điều tra nhằm làm rõ thực trạng nghiên cứu.

- Đối tượng điều tra: là các nhà quản l của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phỏng vấn đối tượng thứ hai là lãnh đạo của các phòng ban chức năng có liên quan đến công tác quản l tài sản công như: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính-Kế hoạch, Phòng Nội vụ,… Mẫu được chọn phải đảm bảo tính đại diện cho các đơn vị thuộc UBND huyện Sơn Dương.

- Quy mô mẫu

Quy mô mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản l tài sản công tại UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

+ Đối tượng khảo sát là lãnh đạo các phòng ban chức năng liên quan đến công tác quản l tài sản công: tác giả tiến hành phỏng vấn lãnh đạo các phòng chức năng liên quan đến công tác quản l tài sản công như: 04 đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường, 06 đại diện Phòng Tài chính-Kế hoạch, 04 đại diện phòng Nội vụ, 03 phiếu đại diện của Thanh tra Nhà nước huyện Sơn Dương. Số phiếu điều tra cho đối tượng lãnh đạo của các phòng ban chức năng có liên quan đến công tác quản l tài sản công là 17 phiếu.

+ Đối tượng cán bộ quản l của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương (là đơn vị sử dụng tài sản công): huyện Sơn Dương có 33 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; 106 các trường (bao gồm trường THCS, trường tiểu học, trường mầm non); 13 đơn vị phòng ban và 5 tổ chức chính trị-xã hội thuộc quản l của UBND huyện Sơn Dương đang sử dụng tài sản công của nhà nước. Do đó, tác giả sẽ tiến hành điều tra tổng thể 157 đơn vị mỗi đơn vị 01 phiếu điều tra.

Vậy tổng số phiếu điều tra đối với cả 2 đối tượng là 174 phiếu.

- Nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra được thiết kế với các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ tác động của các nhân tố như: Hệ thống quy định của pháp luật,

29

năng lực của cán bộ thanh tra, kiểm tra; Hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin về tài sản công; Bộ máy quản l tài sản công; Đánh giá về kết quả quản l tài sản công đến hoạt động quản l tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương.

Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:

STT Thang đo Ý nghĩa

1 1,0 đến 1,8 Rất nhỏ 2 1,81 đến 2,6 Nhỏ 3 2,61 đến 3,4 Bình thường 4 3,41 đến 4,2 Lớn 5 4,21 đến 5,0 Rất lớn 2.2.2. Phương pháp lý và tổng hợp số liệu

Thông tin sau khi thu thập được, tác giả tiến hành chọn lọc, phân loại, thống kê thông tin theo thứ tự ưu tiên về mức độ quan trọng của thông tin.

2.2.2.1. Phương pháp xử lý

Tác giả sử dụng chương trình bảng tính Excel để tổng hợp, tính toán các chỉ tiêu căn bản phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương nhằm so sánh tổng quát sự biến động giữa các năm. Từ đó, làm căn cứ để đánh giá, minh chứng cho các nghiên cứu và là cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý.

2.2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Thông tin liên quan đến quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương được tổng hợp bằng hệ thống bảng biểu, biểu đồ và đồ thị để so sánh, đánh giá và phân tích tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tài sản công.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng theo dõi sự biến đổi của các chỉ tiêu nghiên cứu qua từng năm. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh trong luận văn nhằm theo dõi sự thay đổi của các hoạt động quản lý tài sản công qua từng năm tại các cơ quan thuộc

30

UBND huyện Sơn Dương. Kết quả của so sánh sẽ cho thấy được thực trạng công tác quản lý tài sản công tại đơn vị nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích tổng hợp: Phân tích tổng hợp là chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy bằng cách tổng hợp và đúc kết lại.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê kinh tế

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong việc mô tả sự thay đổi của các chỉ tiêu và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng để đo sự biến động của các chỉ tiêu, so sánh giữa các năm để thấy được sự thay đổi của quá trình quản lý tài sản công trong các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

2.3.Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm ch tiêu phản ánh tình hình tài sản công

- Số lượng các cơ quan sử dụng tài sản do UBND huyện Sơn Dương quản lý trong giai đoạn 2017-2019.

Phân tích số lượng các cơ quan sử dụng tài công tại UBND huyện Sơn Dương là cho biết những cơ quan nào đang quản lý và sử dụng các tài sản công của nhà nước. Qua đó giúp cơ quan quản lý nắm bắt được thông tin về số liệu để kiểm tra, đối chiếu và quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng các tài sản công nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình sử dụng.

- Số lượng, cơ cấu tài sản công của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương qua các năm 2017-2019.

Tỷ trọng của tài sản côngi =

Giá trị tài sản côngi x 100 Tổng giá trị các tài sản công

31

Phân tích biến động của các khoản mục tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương nhằm giúp thấy được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ tại các cơ quan như thế nào, sự thay đổi có phù hợp với quy định và kế hoạch của cơ quan không.

Phân tích biến động về tài sản công của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương được tiến hành thông qua phương pháp so sánh theo chiều ngang, theo quy mô chung. Quá trình so sánh được tiến hành qua từng năm, sẽ giúp người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn về xu hướng, bản chất của sự biến động.

2.3.2. Nhóm ch tiêu phản ánh thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan

thuộc UBND cấp huyện

(1) Kế hoạch quản lý tài sản công tại UBND cấp huyện - Kế hoạch xây dựng

- Kế hoạch mua sắm mới - Kế hoạch sửa chữa

- Kế hoạch thanh lý tài sản công

(2) Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện

- Mức độ tuân thủ các bước trong quy trình quyết định hình thành tài sản công của đơn vị: là tiêu chí định tính phản ánh sự tuân thủ các nội dung trong quy trình quyết định hình thành tài sản công như đơn vị có lập kế hoạch đầu tư tài sản công không?

- Nguồn hình thành tài sản mới tại các đơn vị: Được biếu, tặng; xây dựng, mua sắm mới; điều chuyển.

- Nguồn tài chính để xây dựng, mua sắm tài sản công: Ngân sách cấp trên cấp, ngân sách cấp huyện, nguồn khác.

- Các sai phạm: Sai phạm trong đấu thầu xây dựng, mua sắm (sai phạm quy trình đầu thầu, sai phạm trong lựa chọn nhà thầu, sai phạm khác); sai phạm trong quá trình bàn giao tài sản; ….

32

- Chỉ tiêu tỷ lệ giải ngân nguồn vốn nhà nước dùng để đầu tư, mua sắm thuê tài sản.

Tỷ lệ giải ngân = Ngân sách theo dự toán được giao hằng năm Ngân sách theo kết quả thực hiện

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ chính xác của dự toán so với thực hiện việc mua sắm, sửa chữa… tài sản công. Tỷ lệ của chỉ tiêu càng cao, điều này chứng tỏ dự toán sát với thực tế, điều này giúp chi NSNN được tốt hơn, không bị động trong việc tìm nguồn vốn đối ứng cho các khoản chi phát sinh.

- Chỉ tiêu tiết kiệm NSNN trong quá trình trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện

Số tiền tiết kiệm = Ngân sách theo dự toán được giao hằng năm – Ngân sách theo kết quả thực hiện.

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng của công tác quản lý tài sản của nhà nước. Số tiết kiệm càng cao thì chứng tỏ việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Việc thực hiện mua sắm và sửa chữa có được chất lượng sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu của các đơn vị.

- Chỉ tiêu tỷ lệ tiết kiệm dự toán

Tỷ lệ tiết kiệm dự toán = Số tiền tiết kiệm

Ngân sách theo dự toán được giao hằng năm Chỉ tiêu tỷ lệ tiết kiệm dự toán cho biết khả năng tiết kiệm, chỉ tiêu này cho biết khả năng tiết kiệm. Điều này cho biết khả năng sử dụng hiệu quả tài sản cố định: giảm chi phí sử dụng, giảm chi phí sửa chữa….

(3) Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện

- Mức độ đáp ứng của số lượng tài sản công hiện tại so với nhu cầu sử dụng thực tế của từng đơn vị.

- Số lượng và tỷ lệ % tài sản công không được sử dụng, vận hành vào hoạt động của đơn vị trong từng thời kỳ.

- Hiệu quả sử dụng tài sản công của đơn vị được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu cụ thể như nguồn thu….

33

- Mức độ tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài sản công trong các đơn vị.

- Chỉ tiêu tỷ lệ thời gian sử dụng tài sản Tỷ lệ thời gian sử dụng

tài sản =

Thời gian sử dụng tài sản

Tổng thời gian từ khi hình thành tài sản công Chỉ tiêu này cho biết thời gian hoạt động, sử dụng tài sản công của cơ quan, đơn vị. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng tài sản công

Tỷ lệ sử dụng tài sản =

Số lượng tài sản được sử dụng Số lượng tài sản tại cơ quan, đơn vị

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ sử dụng tài sản trong các đơn vị. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu phản ánh chất lượng còn lại của tài sản công Chất lượng còn lại tài sản công =

Tỷ lệ tài sản còn đủ điều kiện sử dụng Số lượng tài sản công

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tài sản công, chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện khả năng sử dụng cũng như bảo dưỡng sửa chữa tài sản công.

(4 )Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

- Xử lý các tài sản kết thúc thời gian sử dụng, như: Phá hủy, đấu thầu thanh lý, chuyển quyền sử dụng.

- Các sai phạm xử lý tài sản công khi hết thời gian sử dụng: thanh l không đúng tài sản, không công khai mời thầu, xác định sai giá trị khi tài sản công kết thúc.

(5) Quản lý quá trình thanh tra, kiểm tra tài sản công

- Số đợt thực hiện thanh tra, kiểm tra

34

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN DƢƠNG,

TỈNH TUYÊN QUANG

3.1.Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang. Huyện Sơn Dương cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 104 km; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây Nam cách Trung tâm huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 44 km theo hướng Quốc lộ 2C sang Quốc lộ 2; phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Định Hoá, cách khu di tích lịch sử ATK Định Hóa khoảng 29 km theo Quốc lộ 2C Sơn Dương - Tân Trào.

Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn

- Địa hình

Cấu trúc của huyện Sơn Dương chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau. Nhìn chung, huyện Sơn Dương có địa hình đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.

- Khí hậu, thủy văn

Khí hậu Sơn Dương chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 240C (cao nhất từ 33 – 350C, thấp nhất từ 12 – 130C); lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm.

Huyện Sơn Dương có hai sông lớn chảy qua, bao gồm sông Lô (chảy qua địa phận 11 xã của huyện Sơn Dương, với chiều dài 33km), sông Phó Đáy (chảy qua

35

địa phận 10 xã của huyện, với chiều dài 50km), hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú.

Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích tự nhiên là 78.795,15 ha; trong đó: đất nông nghiệp 70.286,02 ha, chiếm 89,2% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 7.143,98 ha, chiếm 9,07% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 1.365,14 ha, chiếm 1,73% tổng diện tích tự nhiên.

Huyện Sơn Dương khá đa dạng về nhóm và loại đất (bao gồm: đất phù sa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng, vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi cao...) đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp cho việc trồng các loại cây như mía, chè, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nông nghiệp sạch.

Tài nguyên khoáng sản

Ở Sơn Dương đã phát hiện 12 điểm có quặng thiếc, tổng trữ lượng cả quặng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 36)