5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Cơ chế quản lý tài sản công
Huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang có có 33 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn; có 106 các trường (bao gồm trường THCS, trường tiểu học, trường mầm non); 13 đơn vị phòng ban và các tổ chức chính trị-xã hội thuộc quản l của UBND huyện Sơn Dương đang sử dụng tài sản công của nhà nước.
Quản lý tài sản công trên địa bàn huyện Sơn Dương được UBND tỉnh Tuyên Quang giao cho UBND huyện Sơn Dương thực hiện. Theo Luật quản lý và sử dụng Tài sản công năm 2017, UBND huyện có nhiệm vụ sau:
- Quyết định đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê, sửa chữa, bảo dưỡng, điều chuyển, thu hồi, thanh lý, bán, liên doanh, liên kết, cho thuê, tiêu huỷ tài sản công;
- Hằng năm,báo cáo HĐND cùng cấp và Sở Tài chính về tình hình quản lý tài sản công;
- Lập và quản lý hồ sơ về tài sản công;
- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về quản lý tài sản công.
Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Sơn Dương thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thực hiện quản l nhà nước về tài sản công. Nhiệm vụ của Phòng Tài chính - Kế hoạch về quản lý tài sản công được thể hiện ở các mặt như sau:
- Xây dựng, trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và phân cấp quản l nhà nước về tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương;
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý tài sản nhà nước; đề xuất các biện pháp về tài chính để đảm bảo quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản nhà nước theo thẩm quyền tại địa phương;
- Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình UBND huyện quyết định theo thẩm quyền việc mua sắm, cho thuê, thu hồi, điều chuyển, thanh lý, bán, tiêu huỷ tài sản
44
nhà nước, giao tài sản nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính và sử dụng tài sản nhà nước của đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính vào mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chế độ công khai tài sản nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tiếp nhận, quản lý, trình UBND huyện quyết định xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền đối với tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn dấu, chìm đắm được tìm thấy; tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước; tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước khi dự án kết thúc và các tài sản khác được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước;
- Tổ chức quản lý và khai thác tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng; quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác, chuyển giao, xử lý tài sản nhà nước;
- Tham mưu cho UBND huyện có ý kiến với các cơ quan chức năng về việc sắp xếp nhà, đất của các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn;
- Phương án sắp xếp lại, xử l nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng, trình UBND huyện ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy định về tiền cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực tài sản nhà nước, đất đai, tài nguyên khoáng sản.
- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện việc thực hiện chính sách, xác định đơn giá cho thuê đất, tiền cho thuê mặt nước, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;
- Quản l cơ sở dữ liệu tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương; giúp UBND huyện thực hiện báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương.
Phòng Tài chính-Kế hoạch đã triển khai và thực hiện quản lý tài sản công trên địa bàn huyện Sơn Dương và đạt được nhiều kết quả. Tài sản công tại địa phương được Phòng Tài chính-Kế hoạch quản lý bằng phần mềm của Cục quản lý công sản.
45
3.3.2.Hiện trạng tài sản công
Tài sản công là cơ sở vật chất quan trọng để các cơ quan, đơn vị hành chính hoạt động. Tính đến 31/12/2019, tổng giá trị tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương quản lý là 1.196.495.569 nghìn đồng, trong đó tài sản đất là 143 cơ sở với diện tích 1.156.561 m2 có giá trị là 606.442.298 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 50,68%; tài sản là nhà 804 cơ sở với diện tích 894.431 m2 có giá trị còn lại là 461.632.077 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 38,58%; tài sản phương tiện đi lại là ô tô có 12 cái và có giá trị là 2.635.678 nghìn đồng, chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ 0,22% trong tổng tài sản công của huyện; các tài sản khác có số lượng là 6.433 và có giá trị 125.785.518 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 10, 51%.
Trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương không có nhiều biến động về cả số lượng và giá trị. Tình hình quản lý tài sản công tại huyện Sơn Dương được các cơ quan thuộc UBND quản lý có thực hiện hoạt động báo cáo định kỳ về tình hình công tác quản lý và sử dụng tài sản công của đơn vị mình.
Đối với tài sản công là đất
Tài sản này có sự biến động với mức tăng về giá trị của năm 2018 so với năm 2017 là 12.449.277 nghìn đồng tương đương với tỷ lệ 2,17%. Đến năm 2019, tài sản là đất có sự gia tăng mạnh với tỷ lệ 3,48%, tương đương với giá trị là 20.412.208 nghìn đồng.
Về cơ cấu, giá trị tài sản công là đất chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tài công hiện có tại cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương, giao động từ 50,68%-52,24%.
Nhà cửa, vật kiến trúc
Tài sản công là nhà cửa, vật kiến trúc bao gồm trụ sở làm việc của các phòng ban chức năng, các trường học,… có sự biến động lớn giữa các năm. Năm 2017, có giá trị tài sản công là nhà đạt 435.573.956 nghìn đồng. Năm 2018, xây dựng mới 18 cơ sở tương đương với diện tích tăng 13.190 m2
, có giá trị tăng 10.677.192 nghìn đồng. Đến năm 2019, số lượng các cơ sở được xây dựng mới là 32 cơ sở với diện tích mặt sàn là 20.003 m2, có giá trị tăng lên là 15.380.929 nghìn đồng.
Về cơ cấu, tài sản công là nhà chiếm tỷ trọng thứ hai trong tổng tài sản công của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương. Năm 2017, tài sản là nhà có tỷ trọng 39,67%, năm 2018 đạt 38,88% và năm 2019 là 38,58%.
46
Bảng 3.1. Tổng hợp tình hình tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019
STT Tài sản
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Diện tích Số lƣợng Giá trị Cơ cấu Diện tích Số lƣợng Giá trị Cơ cấu Diện tích Số lƣợng
Giá trị Cơ cấu
(m2) (Nghìn đồng) (%) (m2) (Nghìn đồng) (%) (m2) (Nghìn đồng) (%)
1 Đất (cơ sở) 1.128.952 115 573.580.813 52,24 1.136.768 127 586.030.090 51,06 1.156.561 143 606.442.298 50,68
2 Nhà cửa, vật kiến trúc (cơ sở) 861.238 726 435.573.956 39,67 874.428 744 446.251.148 38,88 894.431 804 461.632.077 38,58
3 Phương tiện vận tải (chiếc) 12 2.716.863 0,25 12 2.701.637 0,24 12 2.635.678 0,22
4 Máy móc, thiết bị văn phòng 4.984 78.133.563 7,12 5.286 85.337.458 7,43 5.513 95.330.129 7,97
5
Cây lâu năm, súc vật làm việc
và cho sản phẩm 11 139.377 0,01 11 141.121 0,01 11 140.121 0,01
6 Tài sản cố định hữu hình khác 177 6.285.445 0,56 594 25.227.230 2,20 618 27.076.042 2,26
7 Tài sản cố định vô hình 192 1.539.804 0,14 221 2.151.917 0,19 291 3.239.224 0,27
Tổng số 1.990.190 6.217 1.097.969.819 100 2.011.196 6.995 1.147.840.601 100 2.050.992 7.392 1.196.495.569 100
47
Bảng 3.2. So sánh biến động tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2017-2019
STT Tài sản So sánh 2018/2017 So sánh 2019/2018 ±(Δ) (Nghìn đồng) ±(%) ±(Δ) (Nghìn đồng) ±(%) 1 Đất (cơ sở) 12.449.277 2,17 20.412.208 3,48
2 Nhà cửa, vật kiến trúc (cơ sở) 10.677.192 2,45 15.380.929 3,45 3 Phương tiện vận tải (chiếc) (15.224) (0,56) (65.959) (2,44) 4 Máy móc, thiết bị văn phòng 7.203.895 9,22 9.992.671 11,71 5
Cây lâu năm, súc vật làm việc
và cho sản phẩm 1.744 1,25 (1.000) (0,71) 6 Tài sản cố định hữu hình khác 18.941.785 301,36 1.848.812 7,33 7 Tài sản cố định vô hình 612.113 39,75 1.087.307 50,53
Tổng số 49.870.782 4,54 48.654.968 4,24
Nguồn Phòng Tài chính-Kế hoạch thuộc UBND huyện Sơn Dương
Phương tiện vận tải
Loại tài sản công là phương tiện đi lại tại UBND huyện Sơn Dương là ô tô với số lượng 12 chiếc được sử dụng tại UBND huyện và một số cơ quan ban ngành nhằm phục vụ công tác chuyên môn và quản lý. Trong giai đoạn 2017-2019, phương tiện đi lại của UBND huyện chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị tài sản công (giao động từ 0,22%-0,25%) và không có mua sắm mới, giá trị của tài sản công giảm qua các năm là do tính khấu hao trong quá trình sử dụng.
Máy móc, thiết bị văn phòng
Tài sản công có sự biến động lớn nhất là máy móc, thiết bị được sử dụng tại các văn phòng làm việc, tại các đơn vị với nhiều chủng loại. Những tài sản này đã được sử dụng trong nhiều năm và có đặc điểm là cũ, sử dụng không hiệu quả nên được đầu tư thay mới. Năm 2018, mua mới 302 tài sản với giá trị là 85.337.458
48
nghìn đồng. Sang năm 2019, số lượng máy móc thiết bị được mua mới 226 tài sản, tương ứng với giá trị 95.330.129 nghìn đồng. Những tài sản được mua mới tại UBND huyện Sơn Dương chủ yếu là những bộ máy tính đã bị hư hỏng hoặc bàn ghế cũ không thể sử dụng được nên cần được thay thế, đầu tư mua mới.
Về tỷ trọng của tài sản công là máy móc, thiết bị văn phòng chiếm tỷ trọng xếp thứ ba trong tổng số tài sanr công hiện có tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương. Cụ thể: năm 2017 máy móc thiết bị văn phòng chiếm tỷ trọng 7,12%, năm 2018 chiếm tỷ trọng 7,43% và sang năm 2019 tỷ trọng của tài sản công là máy móc thiết bị văn phòng tăng lên chiếm tỷ trọng 7,97% trong tổng số tài sản công hiện có tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương.
Tài sản công là cây lâu năm và súc vật làm việc và cho sản phẩm cũng không có sự biến động nhiều trong giai đoạn 2017-2019.
Tài sản cố định hữu hình khác: chiếm tỷ trọng thứ tư trong tổng số tài sản công, có tỷ trọng giao động từ 0,56%-2,26%. Đặc biệt, năm 2018 có đầu tư mua mới nhiều tài sản cố định hữu hình khác là 18.941.785 nghìn đồng, với số lượng 402 tài sản cố định hữu hình mới, tương ứng với tỷ lệ tăng 301,36%. Năm 2019, tại UBND huyện Sơn Dương có đầu tư mua mới tài sản cố định hữu hình với giá trị 1.848.812 nghìn đồng, tương ứng với tỷ lệ 7,33%.
Về tài sản cố định vô hình:
Tài sản cố định vô hình là các phần mềm được sử dụng công tác chuyên môn, công tác quản lý hành chính tại các phòng ban chức năng của UBND huyện, bao gồm: kế toán, phần mềm quản lý tài sản công,… Trong giai đoạn 2017-2019, giá trị tài sản cố định vô hình của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương chiếm tỷ trọng giao động từ 0,14%-0,27% và có sự biến động về cả số lượng, giá trị. Cụ thể: năm 2018, các đơn vị mua mới 29 tài sản cố định vô hình so với năm 2017, tương ứng giá trị 612.113 nghìn đồng và tỷ lệ tăng 39,75%; năm 2019, đầu tư mới 70 tài sản cố định vô hình với giá trị 1.087.307 nghìn đồng, có tỷ lệ tăng là 50,53%. Kết quả này cho thấy, UBND huyện Sơn Dương đã đầu tư, mua sắm nhiều phần mềm phục vụ công tác quản lý hành chính nói chung của huyện và quản lý tài sản công nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý trong thời gian tới.
49