Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm ch tiêu phản ánh tình hình tài sản công

- Số lượng các cơ quan sử dụng tài sản do UBND huyện Sơn Dương quản lý trong giai đoạn 2017-2019.

Phân tích số lượng các cơ quan sử dụng tài công tại UBND huyện Sơn Dương là cho biết những cơ quan nào đang quản lý và sử dụng các tài sản công của nhà nước. Qua đó giúp cơ quan quản lý nắm bắt được thông tin về số liệu để kiểm tra, đối chiếu và quản lý chặt chẽ quá trình sử dụng các tài sản công nhằm mang lại hiệu quả trong quá trình sử dụng.

- Số lượng, cơ cấu tài sản công của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương qua các năm 2017-2019.

Tỷ trọng của tài sản côngi =

Giá trị tài sản côngi x 100 Tổng giá trị các tài sản công

31

Phân tích biến động của các khoản mục tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương nhằm giúp thấy được sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của tài sản qua các thời kỳ tại các cơ quan như thế nào, sự thay đổi có phù hợp với quy định và kế hoạch của cơ quan không.

Phân tích biến động về tài sản công của các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương được tiến hành thông qua phương pháp so sánh theo chiều ngang, theo quy mô chung. Quá trình so sánh được tiến hành qua từng năm, sẽ giúp người phân tích có được sự đánh giá đúng đắn về xu hướng, bản chất của sự biến động.

2.3.2. Nhóm ch tiêu phản ánh thực trạng quản lý tài sản công tại các cơ quan

thuộc UBND cấp huyện

(1) Kế hoạch quản lý tài sản công tại UBND cấp huyện - Kế hoạch xây dựng

- Kế hoạch mua sắm mới - Kế hoạch sửa chữa

- Kế hoạch thanh lý tài sản công

(2) Quản lý quá trình hình thành tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện

- Mức độ tuân thủ các bước trong quy trình quyết định hình thành tài sản công của đơn vị: là tiêu chí định tính phản ánh sự tuân thủ các nội dung trong quy trình quyết định hình thành tài sản công như đơn vị có lập kế hoạch đầu tư tài sản công không?

- Nguồn hình thành tài sản mới tại các đơn vị: Được biếu, tặng; xây dựng, mua sắm mới; điều chuyển.

- Nguồn tài chính để xây dựng, mua sắm tài sản công: Ngân sách cấp trên cấp, ngân sách cấp huyện, nguồn khác.

- Các sai phạm: Sai phạm trong đấu thầu xây dựng, mua sắm (sai phạm quy trình đầu thầu, sai phạm trong lựa chọn nhà thầu, sai phạm khác); sai phạm trong quá trình bàn giao tài sản; ….

32

- Chỉ tiêu tỷ lệ giải ngân nguồn vốn nhà nước dùng để đầu tư, mua sắm thuê tài sản.

Tỷ lệ giải ngân = Ngân sách theo dự toán được giao hằng năm Ngân sách theo kết quả thực hiện

Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ chính xác của dự toán so với thực hiện việc mua sắm, sửa chữa… tài sản công. Tỷ lệ của chỉ tiêu càng cao, điều này chứng tỏ dự toán sát với thực tế, điều này giúp chi NSNN được tốt hơn, không bị động trong việc tìm nguồn vốn đối ứng cho các khoản chi phát sinh.

- Chỉ tiêu tiết kiệm NSNN trong quá trình trong đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện

Số tiền tiết kiệm = Ngân sách theo dự toán được giao hằng năm – Ngân sách theo kết quả thực hiện.

Chỉ tiêu này là một trong những chỉ tiêu quan trọng của công tác quản lý tài sản của nhà nước. Số tiết kiệm càng cao thì chứng tỏ việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Việc thực hiện mua sắm và sửa chữa có được chất lượng sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ đạt yêu cầu của các đơn vị.

- Chỉ tiêu tỷ lệ tiết kiệm dự toán

Tỷ lệ tiết kiệm dự toán = Số tiền tiết kiệm

Ngân sách theo dự toán được giao hằng năm Chỉ tiêu tỷ lệ tiết kiệm dự toán cho biết khả năng tiết kiệm, chỉ tiêu này cho biết khả năng tiết kiệm. Điều này cho biết khả năng sử dụng hiệu quả tài sản cố định: giảm chi phí sử dụng, giảm chi phí sửa chữa….

(3) Quản lý quá trình khai thác, sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện

- Mức độ đáp ứng của số lượng tài sản công hiện tại so với nhu cầu sử dụng thực tế của từng đơn vị.

- Số lượng và tỷ lệ % tài sản công không được sử dụng, vận hành vào hoạt động của đơn vị trong từng thời kỳ.

- Hiệu quả sử dụng tài sản công của đơn vị được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu cụ thể như nguồn thu….

33

- Mức độ tuân thủ các quy định về quản lý và sử dụng tài sản công trong các đơn vị.

- Chỉ tiêu tỷ lệ thời gian sử dụng tài sản Tỷ lệ thời gian sử dụng

tài sản =

Thời gian sử dụng tài sản

Tổng thời gian từ khi hình thành tài sản công Chỉ tiêu này cho biết thời gian hoạt động, sử dụng tài sản công của cơ quan, đơn vị. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng tài sản công

Tỷ lệ sử dụng tài sản =

Số lượng tài sản được sử dụng Số lượng tài sản tại cơ quan, đơn vị

Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ sử dụng tài sản trong các đơn vị. Chỉ tiêu này càng cao càng tốt.

- Chỉ tiêu phản ánh chất lượng còn lại của tài sản công Chất lượng còn lại tài sản công =

Tỷ lệ tài sản còn đủ điều kiện sử dụng Số lượng tài sản công

Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tài sản công, chỉ tiêu này càng cao càng tốt vì nó thể hiện khả năng sử dụng cũng như bảo dưỡng sửa chữa tài sản công.

(4 )Quản lý quá trình kết thúc sử dụng tài sản công tại các cơ quan thuộc UBND cấp huyện.

- Xử lý các tài sản kết thúc thời gian sử dụng, như: Phá hủy, đấu thầu thanh lý, chuyển quyền sử dụng.

- Các sai phạm xử lý tài sản công khi hết thời gian sử dụng: thanh l không đúng tài sản, không công khai mời thầu, xác định sai giá trị khi tài sản công kết thúc.

(5) Quản lý quá trình thanh tra, kiểm tra tài sản công

- Số đợt thực hiện thanh tra, kiểm tra

34

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI SẢN CÔNG TẠI CÁC CƠ QUAN THUỘC UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN SƠN DƢƠNG,

TỈNH TUYÊN QUANG

3.1.Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Sơn Dương là một huyện miền núi nằm ở phía Nam của tỉnh Tuyên Quang. Huyện Sơn Dương cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 30km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội 104 km; phía Nam, Đông Nam giáp huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây Nam cách Trung tâm huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 44 km theo hướng Quốc lộ 2C sang Quốc lộ 2; phía Tây Bắc giáp huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang; phía Đông giáp huyện Định Hoá, cách khu di tích lịch sử ATK Định Hóa khoảng 29 km theo Quốc lộ 2C Sơn Dương - Tân Trào.

Đặc điểm địa hình, khí hậu, thủy văn

- Địa hình

Cấu trúc của huyện Sơn Dương chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau. Nhìn chung, huyện Sơn Dương có địa hình đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.

- Khí hậu, thủy văn

Khí hậu Sơn Dương chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 240C (cao nhất từ 33 – 350C, thấp nhất từ 12 – 130C); lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm.

Huyện Sơn Dương có hai sông lớn chảy qua, bao gồm sông Lô (chảy qua địa phận 11 xã của huyện Sơn Dương, với chiều dài 33km), sông Phó Đáy (chảy qua

35

địa phận 10 xã của huyện, với chiều dài 50km), hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú.

Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích tự nhiên là 78.795,15 ha; trong đó: đất nông nghiệp 70.286,02 ha, chiếm 89,2% tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp 7.143,98 ha, chiếm 9,07% tổng diện tích tự nhiên; đất chưa sử dụng 1.365,14 ha, chiếm 1,73% tổng diện tích tự nhiên.

Huyện Sơn Dương khá đa dạng về nhóm và loại đất (bao gồm: đất phù sa, đất dốc tụ, đất đỏ vàng, vàng đỏ, đất mùn vàng đỏ trên núi cao...) đã tạo ra nhiều vùng sinh thái nông- lâm nghiệp thích hợp cho việc trồng các loại cây như mía, chè, cây nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm và phát triển nông nghiệp sạch.

Tài nguyên khoáng sản

Ở Sơn Dương đã phát hiện 12 điểm có quặng thiếc, tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2; quặng Barit có các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng; cao lanh - fenspat có rải rác ở Hào Phú (trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn) và Vân Sơn; ngoài ra còn có mỏ chì - kẽm …

3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

Tình hình kinh tế của huyện Sơn Dương tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng "tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thủy sản". Công nghiệp có bước phát triển, nông lâm nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới; du lịch bước đầu phát triển để từng bước trở thành ngành kinh tế quan trọng của huyện; hoạt động tài chính, tín dụng điều hành ngân sách có nhiều tiến bộ, thu ngân sách trên địa bàn huyện hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng; đời sống nhân dân được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt khoảng 33 triệu đồng/người/năm.

36

Hình 3.1. Bản đồ huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang

37

Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được củng cố, giữ vững. Thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển; củng cố nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân; khơi dậy các nguồn lực trong dân; tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hỗ trợ sản xuất hàng hoá.

Về giao thông

Huyện có 2 tuyến quốc lộ chạy qua là quốc lộ 37; quốc lộ 2C và các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường liên xã đã được nhựa hóa, bê tông hóa tạo điều kiện thuận lợi trong liên kết, giao thương hàng hoá, phát triển kinh tế với các tỉnh có nền kinh tế phát triển như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.

Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông (có 02 tuyến đường tỉnh ĐT 185, ĐT 186 dài 106,21 km đã được cứng hóa 68 km; đường huyện có 21 tuyến với tổng chiều dài 212,6 km, đã cứng hóa được 123,8 km. Hệ thống đường giao thông nông thôn là 1.923,3 km, trong đó: Đường trục xã bê tông hóa 148,68/238,177km; đường trục thôn bê tông hóa 442,2/644,67 km; đường ngõ xóm đã bê tông 376,15/612,2 km; đường trục chính nội đồng đã bê tông hóa 165,7/428,3 km.

Về công nghiệp, thương mại

Toàn huyện có 213 doanh nghiệp đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: Xây dựng cơ bản, chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, vận tải hàng hoá, kinh doanh xăng dầu, cung ứng giống vật tư nông lâm nghiệp; hàng năm các doanh nghiệp đóng góp khoảng 1/3 thu ngân sách nhà nước huyện và tạo việc làm ổn định cho khoảng 5.300 lao động trực tiếp và trên 35.000 lao động gián tiếp...

Huyện có 02 khu công nghiệp gồm Khu Công nghiệp Sơn Nam diện tích 150 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 20%; Khu công nghiệp Vĩnh Thái (Nhà máy giấy An Hòa diện tích 223,6 ha). Đề xuất thành lập mới được 01 cụm công nghiệp Phúc Ứng, hiện nay đang giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật gồm các hạng mục: xây dựng đường giao thông, nắn chỉnh suối và di chuyển đường điện với tổng kinh phí

38

13,185 tỷ đồng, đến nay đã thi công đạt khối lượng khoảng 50%; tỷ lệ lấp đầy nhà máy của cụm Công nghiệp Phúc Ứng đạt 60%.

Tiếp tục tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho các nhà máy công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn hoạt động như: Cổ phần mía đường Sơn Dương, Công ty Cổ phần chè Tân Trào, Công ty cổ phần giấy An Hòa; sản lượng bột giấy 130.000 tấn/năm, giấy in viết thành phẩm 115.000 tấn/năm, mía đường 21.000 tấn/năm, chè 3.500 tấn/năm.

Toàn huyện có 3.174 hộ đang kinh doanh và 30 chợ/33 xã, thị trấn; hoàn thành xây dựng và di chuyển chợ Đa Năng đến địa điểm mới; hoàn thành giải phóng mặt bằng để giao thầu quản l Chợ thị trấn Sơn Dương. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số siêu thị mini, nhà hàng, khách sạn như: Siêu thị của công ty Lâm sản và Khoáng sản Tuyên Quang; siêu thị Gold Mart của Công ty TNHH Thành Long; siêu thị Thế giới di động, siêu thị Điện máy xanh; Cửa hàng Honda Linh Lực của Công ty TNHH Linh Lực; một số nhà hàng như: Nhà hàng Sơn Thủy 168, Khách sạn Thành Long và các dịch vụ vui chơi, giải trí, dịch vụ cưới hỏi đang từng bước phát triển theo hướng xã hội hóa.

Về phát triển du lịch

Sơn Dương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch lịch sử - sinh thái, tâm linh, nơi có Khu di tích quốc gia đặc biệt Tân Trào - Thủ đô Khu giải phóng, Thủ đô Kháng chiến, nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ, 13/14 bộ, ban, ngành của Trung ương đã ở và làm việc, với 4 cụm di tích chính: cụm di tích Tân Trào; cụm di tích Bác Tôn, Ban Thường trực Quốc hội, Mặt trận Liên Việt ở xã Trung Yên; cụm di tích Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Nha Công an và các bộ ngành ở xã Minh Thanh; di tích Chùa Lang Đạo đang được khai quật và phục dựng.

Huyện đã hình thành và thu hút khách du lịch chủ yếu trên 2 loại hình du lịch đó là du lịch lịch sử - văn hóa; từng bước xây dựng và khai thác loại hình du lịch cộng đồng tại xã Tân Trào.

Thu hút đầu tư xây dựng Dự án khu du lịch sinh thái và dịch vụ thể thao Sơn Dương tại xã Tú Thịnh và Minh Thanh với diện tích 195 ha, tổng mức đầu tư 3.428 triệu đồng; thu hút các nhà đầu tư xây dựng nhà hàng, khách sạn phục vụ phát triển du

39

lịch; Làng Văn hóa du lịch Tân Lập, xã Tân Trào có thể đáp ứng 600 chỗ ngủ/ngày cho du khách. Thu hút được dự án hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng tại xã Tân Trào do tổ chức JICA Nhật Bản tài trợ với số tiền là 10 triệu yên (tương đương 2 tỷ đồng), mời gọi được Ban trị sự giáo hội phật giáo tỉnh đầu tư phục dựng di tích Chùa Đăng Châu tại thị trấn Sơn Dương.

3.2.Khái quát bộ máy tổ chức UBND huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang

Các cơ quan thuộc UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang gồm 13 phòng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý tài sản công tại các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)