5. Kết cấu luận văn
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin
2.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấpsẽ được thu thập qua các nguồn như:
- Sách, báo, các ấn phẩm đã ban hành, các đề tài khoa học đã công bố có liên quan về nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh.
- Các tài liệu báo cáo tổng kết kế hoạch sản xuất kinh doanh của VNPT Lào Cai từ năm 2017 – 2019.
- Các báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai
- Quan điểm mục tiêu định hướng về năng lực cạnh tranh của VNPT.
2.4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Đề tài sẽ tiến hành điều tra, khảo sát các đối tượng: (1) Các chuyên gia hoặc cán bộ có chuyên môn trong lĩnh vực viễn thông; (2) Các khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai, các chuyên gia, cán bộ quản lý, người lao động và khách hàng sẽ được tham khảo ý
H1: Chất lượng sản phẩm dịch vụ H2: Chính sách giá H3: Năng lực tài chính H4: Nguồn lực và tổ chức Năng lực cạnh tranh H5: Năng lực maketing H6: Thương hiệu H7: Thể chế và chính sách
30
kiến về mức độ đồng ý về các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của VNPT. Phương pháp chọn mẫu:
- Về đối tượng là các chuyên gia và cán bộ có chuyên môn: Áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu và chọn từ 5 -7 chuyên gia và cán bộ am hiểu về lĩnh vực viễn thông. Các nội dung phỏng vấn sâu bao gồm:
+ Phỏng vấn về các chủ trương, chính sách, định hướng của VNPT về năng lực cạnh tranh.
+ Phỏng vấn về các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh.
+ Phỏng vấn sâu về các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho VNPT Lào Cai.
- Về đối tượng là các khách hàng đang sử dụng dịch vụ viễn thông: Có nhiều cách ước lượng số lượng khách hàng để điều tra thực tế và phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Việc xác định quy mô mẫu dựa trên những yêu cầu về mẫu được dùng trong phân tích định lượng và sự cân đối về các nguồn lực phục vụ việc điều tra. Theo Hair và các cộng sự (2016) thì số quan sát lựa chọn sẽ sử dụng theo công thức n=k*5 +50
Trong đó n là số lượng khảo sát; k là số mục hỏi trong bảng hỏi.
Như vậy số mục hỏi sử dụng trong bảng hỏi khoảng 30 chỉ tiêu như vậy số lượng quan sát sẽ là n=5*30+50=200 phiếu điều tra.
Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
Bảng hỏi được gửi tới đối tượng phỏng vấn. Các đối tượng tham gia phỏng vấn đều rất quan tâm ủng hộ nghiên cứu và sẵn sàng chia sẻ các quan điểm riêng của cá nhân cũng như cung cấp thông tin khi được đề nghị. Trong bảng hỏi tác giả sử dụng thang đo likert 5 mức độ: Rất đồng ý (5); Đồng ý (4); Phân vân (3); Không đồng ý (2); Rất không đồng ý(1).
Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) /n = (5-1)/5=0.8 Ý nghĩa của mức điểm trung bình như sau:
31
Khoảng điểm đánh giá Kết luận
1 Rất không đồng ý
2 Không đồng ý
3 Có hoặc không
4 Đồng ý
5 Rất đồng ý
Câu hỏi phỏng vấn được đề cập trong Phụ lục.