Thực trạng về năng lực tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai (Trang 55)

5. Kết cấu luận văn

3.2.2. Thực trạng về năng lực tài chính

Với hệ thống hạ tầng, năng lực mạng lưới lớn và trải rộng trên khắp địa bàn tỉnh Lào Cai, VNPT Lào Cai là doanh nghiệp chủ đạo hàng đầu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông cho khách hàng tại địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong những năm qua, VNPT Lào Cai luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông giao với những kết quả rất đáng động viên, khích lệ.

Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Lào Cai giai đoạn 2017 - 2019 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Tốc độ phát triển 2018/2017 Tốc độ phát triển 2019/2018 Tổng doanh thu 354.576 371.321 408.665 104,7% 110,0% Tổng giá vốn 349.653 358.872 393.523 102,6% 109,7% Tổng lợi nhuận 4.923 12.449 15.142 252,8% 121,6%

(Nguồn: Phòng kinh doanh VNPT Lào Cai)

Qua số liệu về doanh thu, lợi nhuận các dịch vụ viễn thông của VNPT Lào Cai ta nhận thấy rằng, nội lực tài chính của VNPT Lào Cai ngày càng được tăng cường: Doanh thu các năm 2017 – 2019 không ngừng tăng lên. Cụ thể: năm 2018 tăng 7.526 triệu đồng so với năm 2017, năm 2019 tăng 2.693 triệu đồng so với năm 2018 do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam điều chỉnh cơ chế kinh tế nội bộ sau khi tái cơ cấu nhằm xác định rõ doanh thu, chi phí của từng đơn vị trong VNPT theo mức độ đóng góp để hoàn thành một dịch vụ cung cấp cho khách hàng.

3.2.3. Nguồn lực và tổ chức

VNPT Lào Cai có đội ngũ tri thức lớn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực thông tin viễn thông, nhân viên kỹ thuật lành nghề. Trong những năm gần đây, các cán bộ

47

của VNPT đã được bố trí làm việc đúng chuyên môn, nghiệp vụ hơn, và thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ. Tuy nhiên, tình trạng thiếu chuyên gia giỏi ở các phòng ban chức năng vẫn còn tồn tại, vẫn còn thiếu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp trong công việc bán hàng tiếp thị sản phẩm. Đặc biệt việc phân phối thu nhập theo năng suất lao động của VNPT chưa tạo được động lực khuyến khích cán bộ nhân viên. Hình thức khen thưởng vẫn chưa thực sự thúc đẩy nhân viên trong công việc.

Bảng 3.3. Cơ cấu lao động của VNPT Lào Cai

(Đơn vị tính: Người) Chỉ tiêu 2017 2018 2019 1. Theo trình độ Sau đại học 2 5 9 Đại Học 67 87 89 Cao Đẳng 38 46 48 Trung Cấp 35 32 31 Sơ Cấp 30 25 20 2. Theo độ tuổi Dưới 30 55 66 67 Từ 30 đến 45 96 110 112 Trên 45 21 19 18 Tổng 172 195 197

( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính VNPT Lào Cai )

Qua số liệu tại bảng 3.2 trên ta thấy rằng, nguồn nhân lực của VNPT Lào Cai có độ tuổi trung bình từ 30 - 45 tuổi chiếm đa số, đây là độ tuổi mà mỗi một người lao động đã có những kinh nghiệm nhất định trong nghề. Số lao động có trình độ cao đẳng trở lên chiếm tỷ lệ trên 70% thể hiện chủ trương đúng đắn của lãnh đạo VNPT Lào Cai trong việc nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng sự thay đổi của công nghệ, quy mô trong sự cạnh tranh của môi trường kinh doanh các dịch vụ VT- CNTT. Trong những năm gần đây lực lượng lao động có trình độ trung cấp và sơ cấp có xu hướng giảm dần, đây cũng chính là kết quả của quá trình sàng lọc thông

48

qua quy chế đánh giá hiệu quả công việc đối với từng cán bộ công nhân viên. Điều này được thể hiện rõ nét thông qua mức độ tăng trưởng năng suất lao động được thể hiện tại biểu đồ dưới đây:

Lực lượng và cơ cấu lao động của công ty tương đối ổn định qua các năm, đảm bảo sử dụng hiệu quả toàn bộ lao động đã được công ty ký hợp đồng, sắp xếp lao động hợp lý tại các bộ phận nhằm phát huy hết khả năng làm việc của từng cá nhân.

3.2.4. Năng lực marketing

Hoạt động nghiên cứu thị trường chính là công việc bắt buộc đối với VNPT Lào Cai. Tại VNPT Lào Cai, việc triển khai nắm bắt các thông tin dịch vụ sản phẩm VT-CNTT của các đối thủ cạnh tranh vẫn chưa đúng mức. Các hình thức triển khai Marketing và Marketing - Mix còn nhiều bất cập và hạn chế.

Nhiều chính sách marketing triển khai ra thị trường tuy nhiên vẫn không có đánh giá chất lượng cụ thể đạt được cũng như đúc rút kinh nghiệm và giải pháp tiếp theo. Nắm bắt thị trường các dịch vụ vẫn mang tính chất qua loa chưa sâu sát đến từng dịch vụ cụ thể. Chưa có định hướng cũng như chiến lược cụ thể, chưa có bộ phận hay đội ngũ chuyên nghiệp thực hiện nghiên cứu thị trường và thị hiếu của khách hàng,…

Hiện nay, sự cạnh tranh trong hệ thống băng rộng diễn ra quyết liệt, tháng 10-12/2018, Viettel đang tập trung cạnh tranh mạnh tại địa bàn Lào Cai với lợi thế triển khai mạng GPON nhanh và rộng. Mỗi nhà đều được kéo cáp quang đến tại chân nhà, chỉ cần khách hàng có nhu cầu thì sẽ lắp đặt ngay trong ngày. Tuy nhiên, VNPT lại triển khai mạng GPON vẫn đang còn chậm, năng lực mạng lưới không kịp thời đáp ứng trong khoảng thời gian tháng 10-12/2018 nên cạnh tranh với Viettel, FPT gặp rất nhiều khó khăn.

Trước sự cạnh tranh quyết liệt của các DN, VNPT Lào Cai đã chú trọng hơn đến nghiên cứu thị trường, chiến lược cạnh tranh dịch vụ chủ đạo cũng như quảng cáo trên phương tiện thông tin qua mạng xã hội, Internet, báo chí, truyền hình…

Các hoạt động khuyến mại như miễn phí hoà mạng, miễn cước thuê bao cho khách hàng đối với dịch vụ ĐTCĐ, di động trả sau, xDSL, FTTH; Giảm cước gọi

49

điện thoại nhân các dịp lễ lớn; đối với dịch vụ ĐTDĐ thì liên tục tặng 20% mệnh giá nạp tiền, tặng ngày sử dụng, tặng thẻ sim và miễn phí sử dụng các dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng,...

Đặc biệt trong năm 2019, VNPT Lào Cai đã tập trung mạnh cho công tác quảng bá thương thiệu thông qua các chương trình: thi về tài năng kiến thức được phát sóng trên Đài phát thanh truyền hình như Chinh phục, Rung Chuông Vàng tại các Trường THPT trên địa bàn; Các chương trình Tết cho người nghèo; Tiếp sức đến trường và nhiều những hoạt động khác.

Ngoài hoạt động quảng cáo, VNPT Lào Cai còn tổ chức các đợt khuyến mại, tăng cường xúc tiến bán hàng đối với các dịch vụ mới cũng như các dịch vụ truyền thống nhân các ngày lễ lớn, các đợt tăng tốc về đích sớm thúc đẩy hoàn thành kế hoạch sản xuất hàng năm. Bên cạnh đó, VNPT Lào Cai còn vận dụng linh hoạt các chính sách chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

3.2.5. Thương hiệu

Các giá trị cốt lõi văn hóa VNPT bao gồm: + Tinh thần VNPT;

+ Truyền thống VNPT; + Sức mạnh VNPT; + Chuẩn mực VNPT; + Trách nhiệm VNPT.

Trên địa bàn tỉnh Lào Cai, VNPT Lào Cai luôn đảm bảo cung cấp tốt các dịch vụ Bưu chính viễn thông và CNTT phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Hình ảnh mà VNPT đã xây dựng được là: VNPT - doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Bưu chính, Viễn thông lớn nhất tại Lào Cai với mạng lưới rộng khắp và cung cấp dịch vụ đến hầu hết các thôn, xã; luôn đi đầu trong công nghệ, dịch vụ mới. Đặc biệt là vai trò của VNPT trong phục vụ các nhiệm vụ chính trị mang tính quan trọng, cấp bách của Đảng, Nhà nước về an ninh, quốc phòng, phòng chống thiên tai...

Với sologan: “VNPT Lào Cai - Năng lực vượt trội, chất lượng bền vững” đã trở thành một thương hiệu mạnh và được người tiêu dùng biết đến. Đó là một quá

50

trình kiên trì và là thành quả to lớn của VNPT Lào Cai trong việc tìm kiếm và xây dựng thương hiệu cho DN nghiệp mình.

Việc triển khai hệ thống nhận diện thương hiệu được VNPT Lào Cai thông qua (1) Sản phẩm (chủng loại, đặc tính, chất lượng, giá trị sử dụng), (2) Doanh nghiệp (văn hóa doanh nghiệp, 05 bài học truyền thống, 10 chữ vàng của Ngành), (3) Con người (hình ảnh nhân viên, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài), (4) Biểu tượng logo với màu xanh đặc thù.

3.2.6.Thể chế và chính sách

Với Lào Cai nói riêng và Việt Nam nói chung, gia nhập WTO năm 2006 đã mang lại cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức không nhỏ. Sự gia tăng của đầu tư nước ngoài cùng với sự mở cửa theo lộ trình đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế tại Việt Nam. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thể hiện qua các hiệp định song phương và đa phương như: ASEAN, APEC, TPP . . .

Luật viễn thông số: 41/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009 thay thế cho pháp lệnh Bưu chính Viễn thông số 43/2002/PL-UBTVQH10 ngày 25 tháng 05 năm 2002 và nghị định số: 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 về Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông. Tại Điều 3:

Một tổ chức, cá nhân đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông thì không được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục dịch vụ viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định. Chính vì quy định này, Tập đoàn VNPT với sở hữu 100% vốn tại 2 mạng di động Vinaphone và Mobifone sẽ phải có phương án tối ưu nhất để đảm bảo quyền lợi của Tập đoàn, nhà nước và khách hàng. Cho dù có thực hiện phương án nào thì cũng ảnh hưởng đến mô hình hoạt động kinh doanh của Tập đoàn VNPT và VNPT Lào Cai.

Qua những phân tích về các yếu tố chính trị và pháp luật cho thấy thị trường viễn thông sẽ ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, không chỉ cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn có các Tập đoàn nước ngoài. Đồng thời, với Luật viễn

51

thông năm 2009 và nghị định số: 25/2011/NĐ-CP cùng với đề án tái cấu trúc Tập đoàn VNPT theo định hướng của chính phủ sẽ làm thay đổi mô hình tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT Lào Cai trong thời gian tới.

3.2.7. Phân tích ma trận SWOT

Thông qua việc phân tích thực trạng các chỉ tiêu cấu thành năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai và đặc biệt là các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh, có thể rút ra các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với VNPT Lào Cai trong thời gian vừa qua như sau:

3.2.7.1. Điểm mạnh

- S1: Là doanh nghiệp hàng đầu cung cấp nhiều dịch vụ, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường, quy mô hoạt động rộng khắp trên toàn tỉnh.

- S2: Mạng lưới đã được mở rộng, nền tảng cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại. - S3: Có đội ngũ cán bộ nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm, trình độ.

- S4: Đa dạng hóa được nhiều hình thức kênh phân phối dịch vụ, kênh bán hàng rộng khắp toàn tỉnh.

- S5: Tiềm lực tài chính mạnh.

3.2.7.2. Điểm yếu

- W1: Bộ máy còn cồng kềnh.

- W2: Một số dịch vụ thời điểm hiện tại chưa cao. - W3: Chi phí đầu tư lớn.

- W4: Công tác đào tạo và phát triển nhân lực chưa được quan tâm cao. - W5: Thủ tục bán hàng còn rườm rà.

- W6: Công tác truyền thông, quảng bá, tiếp thị cho dịch vụ chưa mang lại hiệu quả cao

3.2.7.3. Cơ hội

- O1: Mức thu nhập và đời sống tại Lào Cai ngày càng tăng.

- O2: Lào Cai đang tập trung xây dựng và phát triển, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các dịch vụ.

- O3: Công nghệ thiết bị ngày càng phát triển, giúp khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

52

- O4: Chính sách hội nhập quốc tế tạo ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài.

3.2.7.4. Thách thức

- T1: Công nghệ ngày càng phát triển đòi hỏi DN phải bắt kịp với thị trường . - T2: Điều kiện thời tiết khí hậu tại Lào Cai khắc nghiệt dẫn đến tình trạng phải

thường xuyên bảo trì các trang thiết thiết bị.

- T3: Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là rất lớn, tập trung vào chất lượng, chăm sóc KH, khuyến mại, dẫn đến bất lợi về chi phí .

- T4: Do một số dịch vụ dần bão hòa, nên cần phát triển nhu cầu về các dịch vụ giá trị gia tăng.

- T5: Trình độ nhận thức về CN thông tin hiện đại của người dân còn chưa cao.

3.2.7.5. Ma trận SWOT

Trên cơ sở các điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức được rút ra ở trên, kết hợp các yếu tố xây dựng ma trận SWOT cụ thể:

Bảng 3.4. Ma trận SWOT của VNPT Lào Cai

Điểm Mạnh (S) Điểm Yếu (W) S1: Là doanh nghiệp hàng

đầu cung cấp nhiều dịch vụ, chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường, quy mô hoạt động rộng khắp trên toàn tỉnh.

S2: Mạng lưới đã được mở

rộng, nền tảng cơ sở hạ tầng tốt, hiện đại.

S3: Có đội ngũ cán bộ

nhân viên đông đảo, có kinh nghiệm, trình độ.

S4: Đa dạng hóa được

nhiều hình thức kênh phân

W1: Bộ máy còn cồng kềnh.

W2: Một số dịch vụ thời

điểm hiện tại chưa cao.

W3: Chi phí đầu tư lớn. W4: Công tác đào tạo và

phát triển nhân lực chưa được quan tâm cao.

W5: Thủ tục bán hàng

còn rườm rà.

W6: Công tác truyền

thông, quảng bá, tiếp thị cho dịch vụ chưa mang lại hiệu quả cao .

53

Điểm Mạnh (S) Điểm Yếu (W)

phối dịch vụ, kênh bán hàng rộng khắp toàn tỉnh.

S5: Tiềm lực tài chính

mạnh.

Cơ hội (O) S/O W/O

O1: Mức thu nhập và đời

sống tại Lào Cai ngày càng tăng.

O2: Lào Cai đang tập

trung xây dựng và phát triển, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các dịch vụ.

O3: Công nghệ thiết bị

ngày càng phát triển, giúp khả năng cung cấp dịch vụ chất lượng cao.

O4: Chính sách hội nhập

quốc tế tạo ra nhiều cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài.

O1, S2, S5: Phát triển

nhiều dịch vụ mới đa dạng. Phát triển các dịch vụ GTGT, …

O2, S1, S4: Thực hiện các

chính sách phát triển và giữ vững vị thế của công ty.

O3, S2, S3, S5: Nâng cao

chất lượng chất lượng, áp dụng các thiết bị hiện đại.

O4, S1: Chiến lược hợp

tác quốc tế, mở rộng ra thị trường quốc tế.

O3, W2: Áp dụng công

nghệ hiện đại để cải thiện chất lượng dịch vụ.

O4, W5: Thực hiện các

chính sách đào tạo, liên kết nguồn lực.

Thách Thức ( T ) S/T W/T

T1: Công nghệ ngày càng

phát triển đòi hỏi DN phải bắt kịp với thị trường .

T2: Điều kiện thời tiết khí

hậu tại Lào Cai khắc nghiệt dẫn đến tình trạng phải thường xuyên bảo trì các trang thiết thiết bị.

T1, S2, S6: Hợp tác với

một số nước, tập trung đón đầu công nghệ hiện đại.

T3, S2, S3: Nâng cao chất lượng dịch vụ. T4, S3, S4, S5: Tập trung mở rộng, phát triển một số dịch vụ mới. T3, W2, W4: Nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm cước dịch vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng.

T5, W4, W6: Tổ chức

xúc tiến bán hàng, khuyến mãi hấp dẫn để thu hút

54

Điểm Mạnh (S) Điểm Yếu (W) T3: Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là rất lớn, tập trung vào chất lượng, chăm sóc KH, khuyến mại, dẫn đến bất lợi về chi phí . T4: Do một số dịch vụ dần

bão hòa, nên cần phát triển nhu cầu về các dịch vụ giá trị gia tăng.

T5: Trình độ nhận thức về

CN thông tin hiện đại của người dân còn chưa cao.

khách hàng.

3.3.Phân tích kết quả số liệu mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai

3.3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

3.3.1.1. Cơ cấu đối tượng điều tra về sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp

Cơ cấu đối tượng điều tra thể hiện qua bảng 3.5 cụ thể: có 91 khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp VNPT, chiếm 45,5%; 86 khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp Viettel, chiếm 43,0%; 23 khách hàng sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp FPT, chiếm 11,5%.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)