5. Kết cấu luận văn
2.4.2. Phương pháp phân tích thông tin
2.4.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp này để thống kê mô tả thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai với các đối thủ cạnh tranh khác thông qua các tiêu chí: thị phần theo doanh thu, trình độ trang thiết bị và công nghệ, chất lượng dịch vụ, giá cả, khuyến mại,…
2.4.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này sẽ được sử dụng nhằm mục đích: Phân tích tình hình biến động của dãy số theo thời gian và không gian. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu thống kê như số tuyệt đối, tương đối, chỉ số, dãy số thời gian để so sánh, đánh giá sự biến động giữa các năm, giữa các nhà mạng, giữa các vùng, giữa các nhóm khách hàng.
+ So sánh sự thay đổi về thị phần, doanh thu, chất lượng dịch vụ, giá cả, khuyến mại,… của các nhà mạng với VNPT Lào Cai.
+ So sánh về sự khác nhau về cung cấp dịch vụ viễn thông (chất lượng, giá cả, chương trình khuyến mại, chính sách chăm sóc khách hàng, sự thuận tiện, sự kết nối) của 3 doanh nghiệp VNPT Lào Cai, Viettel và FPT.
2.4.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố
Phương pháp phân tích nhân tố được tiến hành nhằm kiểm định lại các thang đo (nhân tố) trong mô hình nghiên cứu bằng phần mềm SPSS. Đây là bước phân tích chi tiết các dữ liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra gửi cho khách hàng để xác định tính Logic, tương quan của các nhân tố với nhau và từ đó đưa ra kết quả cụ thể về đề tài nghiên cứu.
32
Quy trình:
- Tổng hợp số liệu điều tra
- Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha - Phân tích tương quan, hồi quy, kiểm định.
a. Tổng hợp số liệu điều tra
Sau khi đã có phiếu điều tra từ khách hàng, số liệu điều tra được thu thập sẽ mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS. Sau đó tiến hành làm sạch dữ liệu và tiến hành phân tích.
b. Phân tích nhân tố khám phá EFA
Các thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy sẽ được sử dụng phân tích nhân tố, để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn, các nhân tố được rút gọn này sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết các nội dung thông tin của tập biến quan sát ban đầu (Hair, Anderson, Tatham và Black, 1998). Các kiểm định chính được thực hiện như sau:
(1) Kiểm định tính thích hợp của EFA
Sử dụng thước đo KMO để đánh giá sự thích hợp của mô hình EFA đối với dữ liệu thực tế nghiên cứu. Khi trị số KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5 <KMO <1, phân tích nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
(2) Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện Sử dụng kiểm định Bartlett để đánh giá các biến quan sát có tương quan với nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05, các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện.
(3) Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Sử dụng phương sai trích (% cumulative variance) để đánh giá mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố.Trị số phương sai trích phải nhất thiết lớn hơn 50%. Ví dụ phương sai trích là 65%, có nghĩa là 65% sự thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát.
c. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
33
cách khác đo lường đó vắng mặt cả hai loại sai lệch: sai lệch hệ thống và sai lệch ngẫu nhiên. Điều kiện cần để một thang đo đạt giá trị là thang đo đó phải đạt độ tin cậy, nghĩa là cho cùng một kết quả khi đo lặp đi lặp lại.
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá bằng phương pháp nhất quán nội tại thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng.
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu. Vì vậy đối với nghiên cứu này thì Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là sử dụng được và hệ số tương quan biến tổng > 0,3 thì biến đo lường thang đo đó được sử dụng.
d. Phân tích hồi quy đa biến
Để mô hình hồi quy đảm bảo khả năng tin cậy và hiệu quả ta cần thực hiện bốn kiểm định chính sau:
(1) Kiểm định tương quan từng phần của các hệ số hồi quy
Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét biến độc lập tương quan có ý nghĩa với biến phụ thuộc hay không (xét riêng từng biến độc lập). Khi mức ý nghĩa của hệ số hồi quy từng phần có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.<0,05), kết luận tương quan có ý nghĩa thống kê giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
(2) Mức độ phù hợp của mô hình
Mục tiêu của kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình này được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác 0.
Giả thuyết: H0: Các hệ số hồi quy đều bằng không. H1: Có ít nhất 1 hệ số hồi quy khác không.
Sử dụng phân tích phương sai ANOVA để kiểm định. Nếu mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% (Sig.<0,05), ta chấp nhận giả thuyết H1 mô hình được xem là phù hợp
34
(3) Hiện tượng đa cộng tuyến
Do bước 2 đã phân tích nhân tố khám phá, các biến độc lập của mô hình phân tích hồi quy sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ngoài ra, ta còn dựa vào hệ số VIF (Variance inflation factor).
2.4.2.4. Phương phápphân tích ma trận SWOT
Ma trận phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức nào. SWOT là từ viết tắt của: Strengths (những điểm mạnh), Weaknesses (những điểm yếu), Opportunities (các cơ hội) và Threats (các thách thức). SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng năng lực kinh doanh hoặc cạnh tranh của một doanh nghiệp. SWOT là một kỹ thuật phân tích rất tốt trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu để từ đó tìm ra cơ hội, thách thức. Để xây dựng ma trận SWOT cần phải liệt kê tất cả các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức thông qua ma trận theo cách yếu tố ưu tiên.
Mô hình SWOT được sử dụng để đưa ra 4 chiến lược cơ bản:
- S/O: chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tận dụng các cơ hội của thị trường.
- W/O: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của doanh nghiệp để tận dụng cơ hội thị trường.
- S/T: chiến lược dựa trên ưu thế của doanh nghiệp để tránh các thách thức của thị trường.
- W/T: chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa yếu điểm của doanh nghiệp để tránh các thách thức của thị trường.
Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp, người ta thường đặt các câu hỏi sau:
- Các điểm mạnh: Lợi thế, ưu thế của doanh nghiệp là gì? Công việc nào làm tốt nhất? Đâu là điểm mạnh của doanh nghiệp trên thị trường? Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh?
- Các điểm yếu: Doanh nghiệp cần phải cải thiện gì, lĩnh vực nào? Cần tránh làm gì? Vấn đề gì đang được xem như là điểm yếu của doanh nghiệp so với các đối
35
thủ cạnh tranh trên cơ sở xem xét các vấn đề bên trong và bên ngoài. Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.
- Các cơ hội: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mà doanh nghiệp mong đợi
- Các thách thức: Những trở ngại hiện tại? Có yếu điểm nào đang đe dọa doanh nghiệp? Các đối thủ cạnh tranh làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công nghệ, về sản phẩm hay dịch vụ có gì thay đổi? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không? Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền?
Ma trận SWOT thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình bên trong, bên ngoài doanh nghiệp. Ưu điểm của phân tích ma trận SWOT là đơn giản, dễ hình dung và bao quát đầy đủ các yếu tố. Tuy nhiên, chất lượng phân tích của ma trận SWOT phụ thuộc vào chất lượng thông tin thu thập được, do đó cần tránh cái nhìn chủ quan từ một phía mà phải tìm kiếm thông tin từ nhiều phía.
Trong luận văn phương pháp này được áp dụng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Lào Cai trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của lĩnh vực viễn thông so với đối thủ cạnh tranh trong địa bàn tỉnh.