Bảng 3.3: So sánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn của PHN và PAC cuối năm 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội (Trang 58 - 59)

Chỉ tiêu PHN PAC Số tiền % Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn 98.467.737.510 68 1.771.470.476.714 71 B. Tài sản dài hạn 45.939.906.881 32 711.273.921.029 29 TỔNG TÀI SẢN 144.407.644.391 2.482.744.397.743 C. Nợ Phải Trả 40.851.985.362 28 1.814.305.526.581 73 D. Vốn Chủ Sở Hữu 103.555.569.029 72 668.438.871.162 27 TỔNG NGUỒN VỐN 144.407.554.391 2.482.744.397.743

[Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của PHN và PAC năm 2019]

Từ bảng 3.3 cho thấy, tỉ lệ TSNH so với TSDH của PAC cũng gần tương đương với PHN, trong tổng tài sản cả 2 Công ty đều có tỷ trọng TSNH lớn hơn rất nhiều so với TSDH. Điều này có thể là do đặc điểm kinh doanh đặc thù của ngành Pin luôn cần lượng tiền lớn để sẵn sàng thanh toán cũng như phù hợp cho kế hoạch thu mua nguyên liệu dữ trữ cho quá trình sản xuất.

Tuy có cơ cấu tài sản tương đối giống nhau nhưng cơ cấu về nguồn vốn của PHN lại khác hẳn so với PAC. Ta có thể thấy từ số liệu của bảng 3.3 thì mức độ tự chủ về tài chính của PHN đang lớn hơn hẳn so với PAC. Nếu PHN nghiêng về hướng huy động vốn bằng VCSH thì PAC lại ngược lại có xu hướng nghiêng về hướng huy động vốn bằng nguồn vốn vay. Điều này cho thấy tuy rằng hướng đi của 2 Công ty là khác nhau, nhưng hiện tại cả 2 Công ty đều đang kinh doanh khá tốt đều có lãi. Như vậy tùy theo định hướng phát triển mà mỗi Công ty sẽ chọn cho mình một phương thức huy động và sử dụng vốn phù hợp với điều kiện kinh doanh của riêng mình.

3.2.1.3: Phân tích mối liên hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Bảng 3.4: Phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn Công ty CP Pin Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w