2017 Năm201 8 Năm201 9 Năm2019 so với năm2017 Năm2019 so với năm2018 Chênh lệch (+/-) % Chênh lệch (+/-) % 1.ROE % 21 18 21 0,00 0,00 3 16,67 2.ROA % 15 13 15 0,00 0,00 2 15,38 3.Đòn bẩy tài chính Lần 1,40 1,38 1,40 0,00 0,00 0,02 1,11
[Nguồn:Tác giả tính toán dựa trên BCTC Công ty CP Pin Hà Nội năm 2017, 2018, 2019]
Qua bảng 3.24 ta thấy đòn bẩy tài chính của PHN năm 2019 là 1,4 bằng với năm 2017 và cao hơn so với năm 2018 là 0,02 tương ứng với 1,11%. Chỉ số này cao hơn 1, Công ty có thể sử dụng nợ để nâng cao tỷ suất lợi nhuận so với VCSH.
Bảng 3.25: So sánh rủi ro tài chính của PHN và PAC năm 2019
Chỉ tiêu ĐVT PHN PAC
1.ROA % 15 7
2.ROE % 21 25
3.Độ lớn đòn bẩy tài chính Lần 1,4 3,5
[Nguồn:Tác giả tính toán dựa trên BCTC PHN và PAC năm 2019]
Độ lớn đòn bẩy tài chính của PAC gấp 2,5 lần so với PHN điều này cho thấy PHN có mức độ độc lập về tài chính cao hơn PAC đồng nghĩa với mức độ rủi ro tài chính của PHN đang thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Điều này cho thấy mức độ độc lập tài chính của PHN cao hơn so với PAC.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương 3, tác giả đã giới thiệu khái quát về Công ty CP Pin Hà Nội về lịch sử hình thành, bộ máy tổ chức, bộ máy kế toán và đi sâu vào phân tích BCTC của Công ty CP Pin Hà Nội trong giai đoạn 3 năm từ 2017 – 2019.
Từ nội dung lý thuyết về phương pháp phân tích BCTC đã nêu ở chương 2, tác giả đã vận dụng vào chương 3 để áp dụng phân tích BCTC của Công ty CP Pin Hà Nội. Từ đó cho thấy từ khái quát đến chi tiết tình hình tài chính của Công ty đồng thời cũng có sự so sánh một số chỉ tiêu với đối thủ cạnh tranh trực tiếp PAC. Từ đó tạo điều kiện để thấy được ưu điểm, nhược điểm và trình bày được các giải pháp nâng cao năng lực tài chính của Công ty CP Pin Hà Nội trong chương 4.
CHƯƠNG 4
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN
4.1. Đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Pin Hà Nội
4.1.1. Những ưu điểm
Qua phân tích cho thấy tình hình tài chính của Công ty CP Pin Hà Nội là khá tốt.
Thứ nhất: Cấu trúc tài chính tốt, độc lập về tài chính
Về cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn luôn chiếm hơn 65% trong tổng tài sản.Tài sản dài hạn chiếm 35%, đây là tỷ lệ tương đối tốt dặc biệt với Công ty sản xuất Pin bởi nhu cầu cần vốn ngắn hạn quay vòng cho hoạt động sản xuất cũng như đảm bảo tình hình thanh toán ngắn hạn cho bên nhà cung cấp.
Về cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả chiếm trong khoảng 30% so với tổng Nguồn vỗn của Công ty trong 3 năm 2017 – 2019. Điều này chứng tỏ Vốn huy động chủ yếu là VCSH chứ không phải là vốn đi vay nợ bên ngoài, cho thấy mức độ độc lập tài chính tương đối cao và ổn định của Công ty CP Pin Hà Nội.
Hệ số thanh toán tổng quát của Công ty trong 3 năm 2017 – 2019 luôn đạt trên 3, hệ số nợ so với tài sản so với hệ số tài trợ có tỷ lệ 1:2,3 cho thấy khả năng độc lập về tài chính của Công ty CP Pin Hà Nội là tốt, Công ty không gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ phải trả. Điều này giúp Công ty nâng cao được uy tín trên thị trường đồng thời dễ dàng gọi vốn cho Hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thứ hai: Khả năng thanh toán tốt
Công ty CP Pin Hà Nội có khả năng thanh toán tốt kể cả trong ngắn hạn và dài hạn. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát luôn lớn hơn 3, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn luôn lớn hơn 2, hệ số khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 1 cho thấy Công ty có đủ khả năng thanh toán cũng như đảm bảo chi trả được nợ. TSNH chiếm tỷ trọng cao, khả năng chuyển đổi thành tiền của các loại TSNH tốt, Công ty không bị quá áp lực trong vấn đề thanh toán.
Bên cạnh khả năng than toán ngắn hạn thì khả năng thanh toán trong dài hạn của Công ty luôn ở mức ổn định. Năm 2019 hệ số khả năng thanh toán trong dài hạn của Công ty là 2,25 tăng 0,44 so với năm 2018 và tăng 0,28 so với năm 2017 đây là dấu hiệu tốt cho thấy khả năng thanh toán trong dài của Công ty đang tăng lên góp phần làm cho hoạt động kinh doanh trong dài hạn không bị gián đoạn.
Thứ ba: Hiệu quả kinh doanh ổn định
Trong 3 năm nghiên cứu từ 2017 – 2019 Công ty kinh doanh đều có lãi. Sức sinh lời của tài sản (ROA) và sức sinh lợi của Vốn chủ sở hữu (ROE) đều ổn định và có giá trị tương đối cao. ROA trong 3 năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 15%; 13%; 15% của ROE lần lượt là 21%, 18%, 21% chứng tỏ công ty đang phát triển tốt.
Ngoài tỷ suất sinh lợi của Giá vốn hàng bán là thấp thì tỷ suất sinh lợi của Chi phí Bán hàng và chi phí QLDN tương đối lớn. Công ty sử dụng chi phí rất hiệu quả, tiết kiệm được chi phí, làm tăng lợi nhuận cho Công ty. Tuy năm 2018 có hơi chững lại nhưng năm 2019 tỷ suất sinh lợi các loại chi phí đều tăng lên điều này thể hiện Công ty đang cố gắng phấn đấu để ngày càng sử dụng chi phí một cách hiệu quả hơn nữa.
Thứ tư: Lưu chuyển tiền trong Công ty khả quan
Từ việc phân tích lưu chuyển tiền tệ của Công ty CP Pin Hà Nội cho thấy lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh luôn dương và ở mức cao liên tiếp từ năm 2017 – 2019 chứng tỏ thu từ Hoạt động kinh doanh không những đủ bù đắp các khoản chi từ Hoạt động kinh doanh mà còn đủ để thực hiện các khoản đầu tư mới. Chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là tốt, hoạt động kinh doanh được diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính trong 3 năm luôn âm, điều này cho thấy Công ty đang tăng cường đầu tư cho mở rộng sản xuất, đầu tư vào công ty liên kết. Điều này cho thấy Công ty đang trên đà phát triển.
Nhìn chung, dòng tiền của Công ty CP Pin Hà Nội được tạo ra chủ yếu là dòng tiền lấy từ Hoạt động kinh doanh (Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh) chiếm tỷ trọng lớn nhất và tăng dần. Chứng tỏ Công ty có sức mạnh tài chính tốt.
4.1.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm thì tình hình tài chính của Công ty vẫn đang tồn tại những hạn chế cần khắc phục để nâng cao hiệu quả kinh doanh của bản thân.
Thứ nhất quản lý các khoản phải thu, phải trả chưa tốt
Khi phân tích tình hình phải thu, phải trả của Công ty tác giả nhận thấy các khoản phải thu đang tăng lên qua các năm từ 2017 - 2019, năm 2019 tăng lên 13,13% so với năm 2017 và tăng 5,81% so với năm 2018 đồng thời chỉ tiêu thời gian 1 vòng quay các khoản thu tiền cũng đang tăng dần điều này cho thấy Công ty đang tăng dần số vốn bị chiếm dụng so với PAC thì chỉ số này của PHN đang là gấp đôi (vào năm 2019). Trong giai đoạn từ 2017 – 2019 thì ngược lại với các khoản phải thu, các khoản phải trả của Công ty CP Pin Hà Nội đang giảm đi, năm 2019 giảm 15,1% so với năm 2018 và giảm 7,96% so với năm 2017. Thời gian 1 vòng quay các khoản phải trả tăng lên so với năm 2018 là 3,8 ngày, so với năm 2017 tăng 4,01 ngày cho thấy số vốn mà Công ty đang đi chiếm dụng giảm đi. Từ những phân tích trên cho thấy tình hình công nợ của PHN còn nhiều vấn đề, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Công ty trên thị trường.
Thứ hai hiệu quả sử dụng giá vốn còn thấp
Giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần luôn chiếm đến 80%, tỷ suất sinh lợi của giá vốn hàng bán còn thấp, thấp hơn nhiều so với tỷ trọng của các loại chi phí khác của Công ty. Tỷ suất sinh lợi của giá vốn qua 3 năm 2017- 2019 chỉ ổn định ở mức 0,08-0,1 (8-10%) trong khi tỷ suất sinh lợi của chi phí bán hàng duy trì ở mức 130 – 173%, tỷ suất sinh lợi của Chi phí quản lý doanh nghiệp là 160 – 183%. Nguyên nhân phần lớn là do nguyên liệu kẽm thỏi (nguyên liệu có tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản xuất) chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động của thị trường kim loại màu thế giới và bị ảnh hưởng tăng giảm bởi chính sách vĩ mô của họ cho nên khó nắm bắt được giá cả.
Bên cạnh đó cũng do đặc thù ngành sản xuất pin, giá vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Đồng thời các nguyên liệu khác cũng ảnh hưởng nhiều bởi thuế quan, chính sách về môi trường … cũng làm giá nguyên liệu đầu vào tăng cao.
Điểm Mạnh:
Điểm Yếu:
Cơ Hội:
Thách thức:
Tuy nhiên, nếu so sánh với đối thủ cạnh tranh trực tiếp ở thị trường trong nước thì chỉ tiêu này của PHN còn thấp hơn, chứng tỏ là do việc quản lý giá vốn sản phẩm của PHN còn gặp nhiều vấn đề, mặt khác giá vốn luôn chiếm tỷ trọng lớn vì vậy nếu không có biện pháp kịp thời làm tăng tỷ suất sinh lợi của giá vốn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của PHN.
Từ việc đưa ra được những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình phân tích BCTC của Công ty CP Pin Hà Nội, tác giả đã nhận thấy được những cơ hội và thách thức đối với Công ty CP Pin Hà Nội:
4.2. Giải pháp nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của Công ty CP Pin Hà Nội
4.2.1. Xây dựng kế hoạch thanh toán phù hợp với các loại công nợ của Công ty
* Quản lý các khoản phải thu
Hiện tại tình hình công nợ phải thu, phải trả của công ty còn nhiều điểm bất cập về các khoản vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng từ khách hàng. Bên cạnh đó vẫn còn nợ xấu vì vậy Công ty nên xây dựng quy trình bán hàng và thu hồi công nợ một cách hiệu quả hơn.
Công ty nên xây dựng kế hoạch thu hồi công nợ đối với từng nhóm khách hàng cụ thể về thời gian, chiết khấu thanh toán để đảm bảo công tác phải thu diễn ra nhanh hơn. Không còn tình trạng bị chiếm dụng vốn như hiện nay.
- Đối với khách hàng là khách lẻ: thường mua với khối lượng ít và không thường xuyên thì yêu cầu thanh toán ngay. Nếu khách lẻ mua số lượng ít nhưng thường xuyên thì Công ty có thể có mức chiết khấu nhỏ đối với đối tượng khách hàng này nhằm thu hút và giữ chân khách hàng.
- Đối với khách hàng lớn: Công ty cần tìm hiểu kỹ về nhóm khách hàng này về tình hình tài chính, khả năng thanh toán, về lịch sử mua hàng, số lượng từng lần mua hàng, thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán là gì, hình thức chiết khấu. Công ty nên xây dựng mức chiết khấu cụ thể cho từng nhóm khách hàng này, khuyến khích khách hàng thanh toán nợ trước hạn để được hưởng ưu đãi về mức chiết khấu điều này sẽ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, Công ty cũng có nhiều khách hàng lâu năm, thì cũng nên có những chính sách ưu đãi thêm phần trăm chiết khấu đối với những khách hàng này nhằm giữ được lượng khách hàng trung thành đồng thời tăng mối liên kết trên thị trường.
Công ty nên mở sổ theo dõi chi tiết từng đối tượng khách hàng để theo dõi các khoản nợ về số lượng cũng như thời gian thanh toán, hạn thanh toán, các khoản chiết khấu để có kế hoạch cũng như biện pháp cụ thể để thu hồi công nợ với từng đối tượng khách hàng. Như vậy Công ty có thể kiểm soát được tình hình nợ xấu và có biện pháp trích lập dự phòng khi cần thiết theo đúng quy định của Pháp luật.
* Quản lý các khoản phải trả
Đối với nhà cung cấp, Công ty cũng nên xây dựng thời hạn thanh toán cụ thể. Có thể uy tín khiến cho việc chiếm dụng vốn của nhà cung cấp dễ dàng nhưng lâu dần nó sẽ thành trở ngại. Việc xây dựng hệ thống theo dõi các khoản nợ phải trả giúp Công ty luôn nắm được số nợ, thời gian cần thanh toán để tạo uy tín hơn trên thị trường cạnh tranh.
4.2.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí
Quản lý hiệu quả nguồn chi phí chính là biện pháp tối ưu làm tăng lợi nhuận của Công ty đặc biệt là chi phí sản xuất (chi phí giá vốn) bởi vì chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh thu của Công ty tuy nhiên tỷ suất sinh lời của giá vốn lại chưa hiệu quả, còn thấp dẫn đến ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của VCSH, tỷ suất sinh lời của Tài sản. Công ty cần có những biện pháp để kiểm soát chi phí này một các hiệu quả hơn, cụ thể như sau:
Đối với giá vốn hàng bán (chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sản phẩm) - Về chi phí nguyên vật liệu đầu vào: Ngành Pin là một ngành đặc thù về nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm của Công ty nên giá cả Nguyên vật liệu đầu vào có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
+ Về nguyên liệu kẽm thỏi (nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong giá thành sẩn phẩm) thì phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến động của thị trường kim loại màu trên thế giới với biên độ tăng giảm thất thường và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách vĩ mô của các nước Công nghiệp phát triển, nguồn cung ứng cho ngành công nghiệp luyện kim. Chính vì vậy, Công ty cần chú trọng trong việc dự báo tình hình biến động của nguyên liệu này, có kế hoạch thu mua vào thời điểm thích hợp nhất, có thể là dự báo trước về sự biến động của loai nguyên liệu này, dự trự nguyên liệu này với số lượng hợp lý để đảm bảo cho sản xuất đồng thời giảm giá thành sản phẩm bán ra. Minh chứng là năm 2019 cho thấy giá nguyên liệu kẽm thỏi đầu vào giảm làm cho việc dù sản lượng tiêu thụ thấp hơn dẫn đến Doanh thu năm 2019 thấp hơn đáng kể nhưng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2019 vẫn cao hơn so với năm 2018.
+ Các nguyên liệu phụ khác: có nguồn gốc từ việc nhập khẩu thì Công ty cũng nên chú trọng đến phần tỷ giá, chính sách về môi trường, thuế quan để đảm bảo số lượng, chất lượng cũng như giá cả đối với sản phẩm hoàn thành. Ngoài ra việc tái chế lại số lượng kẽm từ Pin phế phẩm cũng mang lại nguồn lợi nhuận cho Công ty.
- Về chí phí nhân công trực tiếp: Công ty có thể nghĩ đến việc cắt giảm nguyên liệu hoặc chi phí về nhân công, tuy nhiên cách này có thể dẫn đến chất lượng sản phẩm bị hạ thấp. Không những thế, yếu chất lượng đang là yếu tố cạnh tranh với đối thủ trong và ngoài nước nên cách này có thể gặp khá nhiều rủi ro. Thay vào đó, Công ty cần có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho việc tiếp cận, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, có các chính sách về lương, thưởng để khuyến khích tinh thần lao đồng, tinh thần trách nhiệm đối với công việc nhằm phát huy tối đa hiệu quả lao động.
- Đầu tư máy móc thiết bị mới, như vậy hiệu suất làm việc của các thiết bị này cũng tăng lên, làm sản lượng tăng lên. Giảm thời gian làm việc tiết kiệm được chi phí mua ngoài cũng như chi phí sử dụng máy móc, thiết bị.
Đối với chi phí sản xuất chung: chủ yếu là chi phí điện, nước sử dụng. Chi phí điện thì hiện tại việc thay thế công nghệ nấu kẽm bằng lò điện khiến cho điện năng tiêu thụ tăng lên. Tuy nhiên cũng đã được bù đắp bằng chi phí nhiên liệu dầu DO. Công ty cần có kế hoạch nghiên cứu về về các sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng hoặc sử dụng nguồn năng lượng có thể tái tạo được để giảm thiểu chi phí này. Chi phí sử dụng nước hiện tại chủ yếu là khai thác nguồn nước ngầm