Kế toán quá trình bán hàng và kết quả bán hàng

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kế toán (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 51 - 64)

2. Kế toán các quá trình kinh tế chủ yếu

2.3 Kế toán quá trình bán hàng và kết quả bán hàng

2.3.1 Nhiệm vụ kế toán quá trình bán hàng

- Phản ánh, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch bán hàng của đơn vị

về chủng loại, số lƣợng, chất lƣợng, giá cả, tình hình thanh toán tiền bán hàng.

- Tính toán, tổng hợp và phân bổ chính xác các khoản chi phí bán hàng, chi phí

quản lý doanh nghiệp cho hàng bán ra, tính toán đúng đắn giá vốn hàng bán, các

khoản thuế phải nộp nhà nƣớc về hàng bán ra. Xác định đúng đắn doanh thu

thuần và xác định kết quả bán hàng.

- Giám đốc tình hình thực hiện dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh

nghiệp kế hoạch doanh thu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.3.2 Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán quá trình bán hàng sử dụng các tài khoản:

- Tài khoản “Thành phẩm”:

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình nhập, xuất và tồn kho của thành phẩm. Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc giai đoạn sản xuất, đƣợc kiểm nhận, nhập kho và tính theo giá thành sản xuất thực tế.

Nợ TK “Thành phẩm” Có SPS trong kỳ:

Trị giá thành phẩm nhập kho trong kỳ

SPS trong kỳ:

Trị giá thành phẩm xuất kho trong kỳ

SDCK: Trị giá thành phẩm tồn kho cuối kỳ.

- Tài khoản “Hàng hoá”: Nội dung phản ảnh và kết cấu đã trình bày ở phần kế

toán mua hàng.

- Tài khoản “Hàng gửi đi bán”:

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh toàn bộ bán hàng theo phƣơng

thức chuyển hàng và hàng gửi đại lý, ký gửi. Số hàng gửi bán khi chƣa đƣợc

ngƣời mua chấp nhận vẫn thuộc sở hữu của đơn vị. + Nội dung và kết cấu:

Nợ TK “Hàng gửi đi bán” Có

SPS trong kỳ:

Giá vốn của hàng gửi đi bán

SPS trong kỳ:

Giá vốn của hàng gửi đi bán đã đƣợc ngƣời mua chấp nhận hoặc bị từ chối trả lại

SDCK: Giá vốn của hàng gửi đi bán chƣa đƣợc ngƣời mua chấp nhận

- Tài khoản “Giá vốn hàng bán”:

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh trị giá vốn của hàng bán thực tế trong kỳ.

+ Nội dung và kết cấu:

Nợ TK “Giá vốn hàng bán” Có

SPS trong kỳ:

Trị giá vốn hàng xuất bán trong kỳ

SPS trong kỳ:

- Kết chuyển trị giá vốn hàng đã bán

trong kỳ.

- Trị giá vốn của hàng bán bị trả lại

Tài khoản “Giá vốn hàng bán” cuối kỳ không có số dƣ.

+ Công dụng: Doanh thu bán hàng là tổng số tiền thu đƣợc do bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng. Tài khoản “Doanh thu bán hàng” dùng để phản ảnh tổng số doanh thu bán hàng thực tế và các khoản giảm doanh thu.

+ Nội dung và kết cấu:

Nợ TK “Doanh thu bán hàng” Có

SPS trong kỳ:

- Giảm giá hàng bán và doanh thu

cua hàng bán bị trả lại.

- Kết chuyển doanh thu thuần về

bán hàng trong kỳ

SPS trong kỳ:

Tổng số doanh thu bán hàng trong kỳ (Không bao gồm thuế GTGT)

Tài khoản “Doanh thu bán hàng” không có só dƣ và có thể đƣợ chi tiết thành các

tài khoản cấp hai sau:

+ Tài khoản “Doanh thu bán hàng hoá”;

+ Tài khoản “Doanh thu bán các thành phẩm”; + Tài khoản “Doanh thu cung cấp dịch vụ”;

- Tài khoản “Hàng bán bị trả lại”;

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh doanh thu của sản phẩm, hàng

hoá đã bán nhƣng bị ngƣời mua trả lại + Nội dung và kết cấu:

Nợ TK “Hàng gửi đi bán” Có

SPS trong kỳ:

Tập hợp các khoản doanh thu cảu hàng bị trả lại trong kỳ

SPS trong kỳ:

Kết chuyển doanh thu của hàng bị trả lại

Tài khoản này cuối kỳ không có số dƣ.

- Tài khoản “Giảm giá hàng bán”:

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh số tiền giảm trừ cho các khách hàng ngoài hoá đơn hay hơp đồng cung cấp dịch vụ do các nguyên nhân đặc biệt nhƣ hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng tiến độ... hay số tiền thƣởng cho khách hàng do mua một lần với số lƣợng lớn (bớt giá) hoặc lƣợng hàng mua tong một khoảng thời gian nhất định đáng kể (hồi khấu). + Nội dung và kết cấu:

SPS trong kỳ:

Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán

SPS trong kỳ:

Kết chuyển các khoản giảm giá hàng bán

Tài khoản này cuối kỳ không có số dƣ.

- Tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh”:

+ Công dụng: Tài khoản này đƣợc sử dụng để xác định kết quả kinh doanh theo

từng hoạt động (hoạt động sản xuất – kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt

động bất thƣờng). Với hoạt động sản xuất – kinh doanh, kết quả cuối cùng chính

là lãi (hoặc lỗ) về bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. + Nội dung và kết cấu:

Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” Có

SPS trong kỳ:

- Giá vốn hàng đã bán trong kỳ;

- Chi phí bán hàng và chi phí quản

lý doanh nghiệp;

- Kết chuyển khoản lãi.

SPS trong kỳ:

- Doanh thu bán hàng thuần;

- Kết chuyển khoản lỗ.

Tài khoản “Xác định kết quả kinh doanh” cuối kỳ không có số dƣ.

- Tài khoản “Lợi nhuận chƣa phân phối”:

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ảnh tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong kỳ và việc phân phối, xử lý kết quả đó.

+ Nội dung và kết cấu:

Nợ TK “Lợi nhuận chƣa phân phối” Có

SPS trong kỳ:

- Các khoản lỗ và coi nhƣ lỗ từ hoạt

động sản xuất kinh doanh.

- Phân phối lợi nhuận theo các mục

đích

SPS trong kỳ:

- Các khoản lãi từ hoạt động sản xuất

kinh doanh.

- Xử lý khoản lỗ.

SDCK: Khoản lỗ chƣa xử lý SDCK: Khoản lãi còn lại chƣa phân

phối

Tài khoản “Lợi nhuận chƣa phân phối” gồm 2 Tài khoản cấp II: + Tài khoản “Năm trƣớc”;

+ Tài khoản “Năm nay”;

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng. Chi

phí bán hàng là toàn bộ các khoản chi có liên quan đến hoạt động bán hàng sản

phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong kỳ nhƣ chi phí nhân viên bán hàng; chi phí vật liệu, dụng cụ, bao bì, chi phí khấu hao tài sản cố định; chi phí dịch vụ mua ngoài... Đây là khoản chi phí thời kỳ nên phát sinh đến đâu phải trừ hết vào kết quả bán hàng đến đó.

+ Nội dung kết cấu:

Nợ TK “Chi phí bán hàng” Có

SPS trong kỳ:

Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh

SPS trong kỳ:

Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng và số chi phí bán hàng kết

chuyển trừ vào kết quả bán hàng.

Tài khoản “Chi phí bán hàng” cuối kỳ không có số dƣ và đƣợc mửo chi tiết theo từng nội dung chi phí (nhân viên, vật liệu, dụng cụ,...).

- Tài khoản “Chi phí quản lý doanh nghiệp”:

+ Công dụng: Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí quản lý doanh

nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp mà khổng thể tách riêng cho bất kỳ hoat động nào đƣợc. Thuộc chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại

nhƣ: nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng...

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một khoản chi phí thời kỳ nên cũng đƣợc trừ vào kết quả kinh doanh ở kỳ mà nó phát sinh.

+ Nội dung và kết cấu:

Nợ TK “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có

SPS trong kỳ:

Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh

SPS trong kỳ:

Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp và số chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển trừ vào kết quả bán hàng.

2.3.3 Cách ghi chép một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu vào tài khoản

Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về quá trình bán hàng vào tài khoản phụ thuộc vào phƣơng thức bán hàng. Phƣơng thức bán hàng là các cách thức bán bàng và thanh toán tiền hàng.

Bán hàng theo phƣơng thức bán hàng trực tiếp (kể cả bán buôn và bán lẻ) là phƣơng thức giao hàng cho ngƣời mua trực tiếp tại kho, tại quầy hàng hay

giao tại các bộ phận sản xuất. Hàng hoá khi bàn giao cho ngƣời mua đƣợc chính

thức coi là bán hàng và đơn vị bán mất quyền sở hữu về số hàng này.

- Khi xuất kho thành phẩm, hàng hoá bán trực tiếp cho khách hàng:

+ Trị giá vốn của hàng bán trực tiếp xuất kho hay xuất tại bộ phận sản xuất, dịch vụ: Nợ TK “Giá vốn hàng bán”

Có TK “Thành phẩm”, hoặc Có TK “Hàng hoá”, hoặc

Có TK “Chi phí sản xuất –kinh doanh dở dang”

+ Doanh thu bán hàng thu trực tiếp bằng tiền, hay ngƣời mua chấp nhận thanh toán: Nợ TK “Tiền mặt”, hoặc

Nợ TK “Tiền gửi ngân hàng”, hoặc Có TK “Doanh thu bán hàng”

Có TK “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc” (Thuế GTGT)

- Khi khách hàng thanh toán tiền hàng:

Nợ TK “Tiền mặt”, hoặc Nợ TK “Tiền gửi ngân hàng”

Có TK “Phải thu của khách hàng”

- Chiết khấu bán hàng cho ngƣời mua đƣợc hƣởng:

Nợ TK “Chi phí hoạt động tài chính” Có TK “Tiền mặt”, hoặc

Có TK “Tiền gửi ngân hàng” Có TK “Phải thu của khách hàng”. - Doanh thu của hàng bị trả lại:

Nợ TK “Hàng bán bị trả lại”

Nợ TK “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc” (Thuế GTGT) Có TK “Tiền mặt”, hoặc

Có TK “Tiền gửi ngân hàng” Có TK “Phải thu của khách hàng”.

Nợ TK “Giảm giá hàng bán” Có TK “Tiền mặt”, hoặc Có TK “Tiền gửi ngân hàng” Có TK “Phải thu của khách hàng”.

- Cuối kỳ kết chuyển các khoản doanh thu bán hàng bị trả lại và giảm giá hàng

bán trừ vào doanh thu trong kỳ:

Nợ TK “Doanh thu bán hàng” Có TK “Hàng bán bị trả lại” Có TK “Giảm giá hàng bán”

- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng thuần

Doanh thu

thuần = Tổng số doanh thu + Giảm giá hàng

bán - Doanh thu hàng bị trả lại Nợ TK “Doanh thu bán hàng”

Có TK “Xác định kết quả kinh doanh”

- Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán:

Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” Có TK “Giá vốn hàng bán”

- Tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh:

+ Chi phí nhân viên:

Nợ TK “Chi phí bán hàng”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK “Phải trả công nhân viên”

Có TK “Phải trả, phải nộp khác” + Chi phí vật liệu:

Nợ TK “Chi phí bán hàng”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK “Nguyên liệu, vật liệu”

+ Chi phí khấu hao TSCĐ:

Nợ TK “Chi phí bán hàng”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK “Hao mòn tài sản cố định”

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài:

Nợ TK “Chi phí bán hàng”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK “Phải trả ngƣời bán”

+ Chi phí khác bằng tiền:

Nợ TK “Chi phí bán hàng”, “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Có TK “Tiền mặt”

- Kết chuyển chi phí bán hàng:

Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” Có TK “Chi phí bán hàng”

- Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:

Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh”

Có TK “Chi phí quản lý doanh nghiệp”

- Xác định kết quả bán hàng:

+ Nếu lãi:

Nợ TK “Xác định kết quả kinh doanh” Có TK “Lợi nhuận chƣa phân phối”

+ Nếu lỗ:

Nợ TK “Lợi nhuận chƣa phân phối”

SƠ ĐỒ CÁCH GHI CHÉP VÀO TÀI KHOẢN KẾ TOÁN CỦA QUÁ TRÌNH BÁN HÀNG THEO PHƢƠNG THỨC BÁN HÀNG TRỰC TIẾP

Giải thích sơ đồ :

(1) : Giá vốn hàng bán TK Thành

phẩm, hàng hoá TK Xác định kết quả kinh doanh

TK Thuế … NN (1) TK GVHB TK TM, TGNH, phải trả CNV,… TK Chi phí bán hàng TK Chi phí QLDN TK Lợi nhuận chƣa phân phối

(7a) (4a) (4b) (7c) (8a) xxx (8b) TK doanh thu bán hàng TK TM, TGNH, phải thu KH (2) (5a) (6) (7b) TK GGHB, HBBTL (5b) (3)

(2) : Doanh thu bán hàng đã thu bằng tiền mặt, TGNH... (3) : Trị giá hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán

(4a) : Tập hợp chi phí bán hàng

(4b) : Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp

(5a) : Kết chuyển các khoản thuế làm giảm doanh thu (5b) : Kết chuyển hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán. (6) : Kết chuyển doanh thu thuần

(7a) : Kết chuyển giá vốn hàng bán (7b) : Kết chuyển chi phí bán hàng

(7c) : Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp (8a) : Kết chuyển lãi về bán hàng

(8b) : Kết chuyển lỗ về bán hàng

Ví dụ : Tài liệu tại một doanh nghiệp tháng 10/N nhƣ sau : (đơn vị tính : 1000đ)

A. Số dƣ đầu kỳ của TK Thành phẩm : 300.000

B. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ :

1/ Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho ngƣời mua theo giá bán chƣa có thuế

260.000, giá vốn 180.000, thuế GTGT đầu ra bằng 10% giá bán, tiền hàng chƣa thu.

2/ Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho ngƣời mua theo giá bán chƣa có thuế GTGT là 100.000, thuế GTGT bằng 10% giá bán, giá vốn 60.000, tiền hàng chƣa thu.

3/ Trong khi kiểm nhận nhập kho, ngƣời mua phát hiện số thành phẩm mua ở nghiệp vụ 2 chất lƣợng không đảm bảo, ngƣời mua chấp nhận số hàng trên nhƣng yêu cầu doanh nghiệp phải giảm giá. Do vậy, doanh nghiệp đồng ý giảm

giá 2% giá bán không bao gồm thuế GTGT.

4/ Xuất kho thành phẩm bán trực tiếp cho ngƣời mua theo giá bán chƣa có thuế 30.000, giá vốn 20.000, thuế GTGT đầu ra bằng 10% giá bán, đó thu ngay bằng tiền mặt 15.000, số còn lại chƣa thu.

5/ Tập hợp chi phí bán hàng :

- Chi phí giao dịch đã chi bằng tiền mặt : 1.000

6/ Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp :

- Tiền lƣơng nhân viên : 8.000

- Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định 22%

- Khấu hao TSCĐ : 4.000

- Chi phí khác bằng tiền mặt : 2.000

7/ Kết chuyển doanh thu thuần và giá vốn thành phẩm đã bán.

8/ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ hết cho sản phẩm đã bán trong kỳ.

9/ Xác định kết quả bán sản phẩm trong kỳ

* Tình hình trên đƣợc kế toán định khoản và phản ánh vào sơ đồ tài khoản chữ T nhƣ sau :

1a. Nợ TK Giá vốn hàng bán : 180.000

Có TK Thành phẩm : 180.000

1b. Nợ TK Phải thu của khách hàng : 286.000 Có TK Doanh thu bán hàng : 260.000

Có TK Thuế ...Nhà nƣớc : 26.000

2a. Nợ TK Giá vốn hàng bán : 60.000

Có TK Thành phẩm : 60.000

2b. Nợ TK Phải thu của khách hàng : 110.000 Có TK Doanh thu bán hàng : 100.000

Có TK Thuế ...Nhà nƣớc : 10.000

3. Nợ TK Giảm giá hàng bán : 2.000

Có TK Phải thu của khách hàng : 2.000

4a. Nợ TK Giá vốn hàng bán : 20.000

Có TK Thành phẩm : 20.000

4b. Nợ TK Phải thu của khách hàng : 18.000

Nợ TK Tiền mặt : 15.000

Có TK Doanh thu bán hàng : 30.000

Có TK Thuế ...Nhà nƣớc : 3.000

Có TK Phải trả cho ngƣời bán : 2.000

Có TK Tiền mặt : 1.000

6. Nợ TK Chi phí quản lý doanh nghiệp : 15.760

Có TK Phải trả công nhân viên : 8.000

Có TK Phải trả, phải nộp khác : 1.760

Có TK Hao mòn TSCĐ : 4.000

Có TK Tiền mặt : 2.000

7a. Nợ TK Doanh thu bán hàng : 2.000

Có TK Giảm giá hàng bán : 2.000

7b. Nợ TK Doanh thu bán hàng : 388.000

Có TK Xác định kết quả kinh doanh : 388.000

7c. Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh : 260.000

Có TK Giá vốn hàng bán : 260.000

8a. Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh : 3.000 Có TK Chi phí bán hàng 3.000

8b. Nợ TK Xác định kết quả kinh doanh : 15.760

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kế toán (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)