Phƣơng pháp tổng hợp – cân đối kế toán đƣợc vận dụng vào thực tế công
tác kế toán thông qua hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán.
Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán đƣợc xây dựng trên cơ sở các
mối quan hệ cân đối vốn có của đối tƣợng kế toán và các yêu cầu quản lý cụ thể của từng đối tƣợng kế toán, từng yếu tố, từng quá trình kinh tế.
Cân đối là tính chất vốn có gắn liền với đối tƣợng mà kế toán phải ánh và giám đốc, biểu hiện qua mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành nên tài sản. Ngoài ra nó còn đƣợc biểu hiện thành những quan hệ cụ thể bên trong của bản thân tài sản, bản thân nguồn vốn và mối quan hệ giữa chúng với nhau trong quá trình vận động.
Tính cân đối của đối tƣợng kế toán còn bắt nguồn từ phƣơng hpaps ghi chƣps để phản ánh mối quan hệ giữa các đối tƣợng kế toán gắn liền với nghiệp vụ kế toán cụ thể.
Các quan hệ cân đối vốn có của đối tƣợng kế toán bao gồm các quan hệ cân đối chung và quan hệ cân đối bộ phận.
- Quan hệ cân đối chung:
Bao gồm:
+ Quan hệ cân đối giữa giá trị tài sản với nguồn hình thành tài sản Tài sản = Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu
+ Quan hệ cân đối giữa thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh Kết quả của hoạt
động kinh doanh
trong kỳ =
Thu nhập của hoạt động kinh doanh
trong kỳ -
Chi phí của hoạt động kinh doanh
trong kỳ
- Quan hệ cân đối bộ phận: Là quan hệ cân đối của từng loại vốn cụ thể, từng
loại nguồn vốn cụ thể: Quan hệ cân đối giữa số hiện có và sự vận động của từng đối tƣơng:
Vốn (nguồn vốn) hiện có
đầu kỳ +
Vốn (nguồn vốn) tăng thêm trong
kỳ =
Vốn (nguồn vốn)
giảm đi trong kỳ + Vốn (nguồn
vốn) hiện có cuối kỳ
Ngoài việc sử dụng các bảng tổng hợp – cân đối, để cung cấp thông tin
phục vụ nhu cầu điều hành quản ý các hoạt động kinh tế của đơn vị, kế toán còn thiết lâp một số bảng tổng hợp nhƣ: Bảng tổng hợp các khoản thu, tổng hợp các khoản chi, bảng tổng hợp công nợ, tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...
Căn cứ vào mức độ tổng quát, toàn diện của thông tin, căn cứ vào đối tƣợng sử dụng thông tin, căn cứ vào các mối quan hệ cân đối của đối tƣợng kế
toán trong bảng tổng hợp cân đối kế toán, hệ thống các bảng tổng hợp – cân đối
kế toán chi làm hai hệ thống:
- Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán tổng thể còn gọi là báo cáo kế toán
tài chính: là những báo cáo kế toán liên quan đến việc cung cấp thông tin cho
những thành viên bên ngoài đơn vị (các nhà đầu tƣ, nhà tài chính, các chủ nợ, các cổ đông...) về hoạt động kinh tế, tình hình tài chính của đơn vị để cho ngƣời sử dụng thông tin có quyết định thích ứng. Thuộc báo cáo tài chính thƣờng bao gồm: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lƣu chuyển tiền
tệ, báo các quyết toán ngân sách hoặc kinh phí,... các báo cáo này thƣờng đƣợc
xây dựng dựa trên các mối quan hệ cân đối tổng hteer của đối tƣợng hạch toán
kế toán. Các bảng tổng hợp – cân đối kế toán thuộc loại này phải lập đúng mẫu
biểu quy định của Nhà nƣớc. Lập và gửi báo cáo phải đúng đắn, đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn quy định.
- Hệ thống bảng tổng hợp – cân đối kế toán bộ phận còn gọi là báo cáo kế toán
quản trị: là những báo cáo liên quan đến việc cung cấp thông tin phục vụ cho
việc quản lý và điều hành hoạt động kinh tê của bản thân đơn vị. Đây là những báo cáo đƣợc xây dựng trên cơ sở mối quan hệ cân đối bộ phận, phải ảnh những thông tin theo các mặt, các lĩnh vực riêng rẽ... tuỳ thuộc vào nhu cầu thông tin cho quản lý. Chẳng hạn, các báo cáo về tình hình thu mua, dự trữ, sử dụng vật tƣ, tình hình chi phí thu mua, sản xuất tiêu thụ từng mặt hàng,... Số lƣợng báo cáo, kết cấu mẫu biểu, thời hạn lập của các bảng tổng hợp cân đối thuộc loại này tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng thông tin và điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp.
3.1. Yêu cầu khi lập bảng tổng hợp cân đối kế toán
- Nội dung, phƣơng pháp tổng hợp số liệu lập các chỉ tiêu trên bảng phải đảm
bảo tính nhất quán, có thể so sánh đƣợc.
- Số liệu ghi vào các chỉ tiêu trong bảng phải chính xác, trung thực đúng với tình
hình thực tế của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán.
- Số liệu ghi vào các chỉ tiêu trong bảng và giữa các bảng phải có sự phù hợp
đảm bảo mối quan hệ cân đối giữa các đối tƣợng kế toán.
- Các bảng tổng hợp cân đối kế toán phải lập theo đúng mẫu biểu đã ban hành,
lập và gửi kịp thời đúng thời hạn quy định.
3.2. Công việc chuẩn bị khi lập bảng tổng hợp cân đối kế toán
- Thu nhận đầy đủ các chứng từ kế toán về các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và
hoàn thành đến thời điểm lập các báo cáo kế toán.
- Hoàn thành việc ghi sổ kế toán các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và hoàn
thành đến thời điểm lập các báo cáo kế toán. Khoá sổ kế toán, đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán có liên quan.
- Đối chiếu xác minh các khoản công nợ.
- Tiến hành kiểm kê tài sản, so sánh, đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán
với số liệu kiểm kê thực tế.
- Tiến hành điều chỉnh số liệu trên sổ kế toán nhằm đảm bảo tính thực tế của số
liệu kế toán.
- Kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép trên các tài khoản tổng hợp, tài
khoản chi tiết bằng cách lập bảng cân đối số phát sinh, bảng chi tiết số phát sinh.
- Chuẩn bị đầy đủ các mẫu biểu kế toán tiến hành lập các báo cáo kế toán.
4. Bảng cân đối kế toán
4.1. Khái niệm và ý nghĩa của bản cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán tài chính của một doanh
nghiệp hoặc một tổ chức, phản ảnh tổngquát tình hình tài sản của một đơn vị tại
một thời điểm bằng hình thái tiền tệ, theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản. Về thực chất, bảng cân đối kế toán là một bảng tổng kết, một bảng cân đối tổng hợp giữa tài sản với nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vì thế, bảng cân đối kế toán còn đƣợc gọi là bảng cân đối tài sản.
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo quan trọng, cung cấp những thông tin cần thiết để nghiên cứu, đánh giá tổng quát tình hình về tải sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tình hình sử dụng vốn, kinh phí, các mối quan hệ kinh tế và triển vọng tài chính của đơn vị
4.2. Nội dung và kết cấu của bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là hình thức biểu hiện của phƣơng pháp tổng hợp -
cân đối kế toán, thuộc hệ bảng tổng hợp cân đối kế toán tổng hợp dùng để phản
ánh tổng quát tình hình tài sản của đơn vị theo 2 cách phân loại : theo kết cấu
Vốn kinh doanh và theo Nguồn hình thành vốn kinh doanh tại một thời điểm nhất định.
Bảng cân đối kế toán đƣợc xây dựng bao gồm 2 phần: kết cấu vốn và
nguồn hình thành vốn. Kết cấu của bảng có thể chia thành 2 phần : phần trên và
phần dƣới hoặc phần bên trái và phần bên phải.
+ Phần trên (phần bên trái) phản ánh vốn kinh doanh theo kết cấu gọi là phần
Tài sản.
+ Phần dƣới (phần bên phải) phản ánh vốn kinh doanh theo nguồn hình thành
gọi là phần Nguồn vốn.
+ Mỗi phần đều bao gồm một hệ thống các chỉ tiêu đƣợc sắp xếp theo từng loại,
từng mục, khoản theo một trình tự khoa học nhất định.
+ Cả 2 phần Tài sản và Nguồn vốn đều có các cột mã số để ghi mã số các chỉ
tiêu, cột số đầu năm và số cuối kỳ để ghi số tiền.
Ngoài ra còn có các chỉ tiêu ngoài bảng để phản ánh tài sản của đơn vị khác mà đơn vị có trách nhiệm quản lý, sử dụng và phản ánh bổ sung cho các chỉ tiêu ở phần tài sản và phần nguồn vốn.
4.3. Tính “cân đối” của bảng cân đối kế toán
- Tính chất quan trọng nhất của Bảng cân đối kế toán là tính cân đối, đó là tổng
số tiền phần Tài sản và tổng số tiền phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán
lập ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn luôn bằng nhau. Tính cân đối đó là tất yếu
khách quan vì đơn vị hiện có bao nhiêu tài sản thì phải có bấy nhiêu nguồn hình thành nên, mặt khác tài sản và nguồn vốn là 2 mặt biểu hiện khác nhau của cùng một lƣợng tài sản của đơn vị, nó đƣợc tính toán và biểu hiện bằng tiền ở cùng
- Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục và đa dạng làm cho tài sản của đơn vị biến động, tức vốn và nguồn vốn của đơn vị biến động nhƣng không làm mất tính cân đối của bảng cân đối kế toán. Các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hƣởng đến bảng cân đối kế toán quy nạp lại
thành 4 trƣờng hợp sau :
Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế chỉ ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở phần Tài sản: làm cho một khoản vốn này tăng, một khoản vốn kia giảm cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Tài sản không đổi mà chỉ làm thay đổi tỷ trọng các khoản vốn bị ảnh hƣởng. Tổng số tiền phần Tài sản vẫn bằng tổng số tiền phần Nguồn vốn, kết luận bảng vẫn cân đối.
Giả sử có bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của doanh nghiệp X nhƣ sau :
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính 1.000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 200.000 Phải trả cho ngƣời bán 300.000
Vật liệu 300.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000
TSCĐ hữu hình 800.000
Tổng cộng 1.300.000 Tổng cộng 1.300.000
Ví dụ 1:Doanh nghiệp gửi 100.000 tiền mặt vào ngân hàng.
Qua nghiệp vụ kinh tế này, tài sản của doanh nghiệp biến động, tiền mặt của
doanh nghiệp giảm đi 100.000 nhƣng tiền gửi ngân hàng lại tăng 100.000. Sau
nghiệp vụ này bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau :
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính 1.000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 100.000 Phải trả cho ngƣời bán 300.000
TGNH 100.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000
Vật liệu 300.000
TSCĐ hữu hình 800.000
Nhận xét: Qua trƣờng hợp 1, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân đối kế toán không thay đổi, chỉ thay đổi các khoản mục tài sản, một khoản tăng, một khoản giảm cùng một lƣợng tƣơng ứng nên tổng số không thay đổi. Quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.
Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế chỉ ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở phần Nguồn
vốn : làm cho một khoản nguồn vốn này tăng, một khoản nguồn vốn kia giảm
cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Nguồn vốn không đổi mà chỉ làm thay đổi tỷ trọng các khoản nguồn vốn bị ảnh hƣởng. Tổng số tiền phần Tài sản vẫn bằng tổng số tiền phần Nguồn vốn, kết luận bảng vẫn cân đối.
Ví dụ 2: Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho ngƣời bán 200.000.
Qua nghiệp vụ kinh tế này, nguồn vốn của doanh nghiệp biến động, khoản phải trả cho ngƣời bán giảm đi 200.000, nhƣng khoản vay ngắn hạn tăng 200.000.
Sau nghiệp vụ này, bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau :
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính 1.000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 100.000 Vay ngắn hạn 200.000
TGNH 100.000 Phải trả cho ngƣời bán 100.000
Vật liệu 300.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000
TSCĐ hữu hình 800.000
Tổng cộng 1.300.000 Tổng cộng 1.300.000
Nhận xét: Qua trƣờng hợp 2, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân đối kế toán không thay đổi, chỉ thay đổi các khoản mục phần nguồn vốn, một khoản tăng, một khoản giảm cùng một lƣợng tƣơng ứng nên tổng số không thay đổi. Quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.
Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở 2 phần của bảng:
làm cho một khoản vốn tăng, một khoản nguồn vốn cũng tăng cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Tài sản và tổng số tiền phần nguồn vốn cùng tăng
một lƣợng bằng nhau,kết luận bảng vẫn cân đối.
Ví dụ 3: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu về nhập kho chƣa trả tiền cho ngƣời bán 100.000.
Qua nghiệp vụ kinh tế này, cả tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đều biến động, khoản nguyên vật liệu tăng 100.000, khoản phải trả cho ngƣời bán tăng
100.000. Sau nghiệp vụ này, bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau:
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính 1.000đ
Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
Tiền mặt 100.000 Vay ngắn hạn 200.000
TGNH 100.000 Phải trả cho ngƣời bán 200.000
Vật liệu 400.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000
TSCĐ hữu hình 800.000
Tổng cộng 1.400.000 Tổng cộng 1.400.000
Nhận xét : Qua trƣờng hợp 3, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân
đối kế toán đã thay đổi, đều tăng bằng nhau. Nguyên vật liệu ở phần tài sản đã
tăng lên 100.000, đồng thời phải trả ngƣời bán ở phần nguồn vốn cũng tăng 100.000. Do đó tổng số tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán đều tăng
một lƣợng tƣơng ứng, quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.
Trường hợp 4 : Nghiệp vụ kinh tế ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở 2 phần của bảng: làm cho một khoản vốn giảm, một khoản nguồn vốn cũng giảm cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Tài sản và tổng số tiền phần nguồn vốn cùng giảm một lƣợng bằng nhau, kết luận bảng vẫn cân đối.
Ví dụ 4 : Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng trả vay ngắn hạn 50.000.
Qua nghiệp vụ kinh tế này, cả tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đều biến động, khoản tiền gửi ngân hàng phần tài sản giảm 50.000, khoản vay ngắn hạn phần nguồn vốn cũng giảm 50.000. Sau nghiệp vụ này, bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau :
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày 31 tháng 12 năm N
Đơn vị tính 1.000đ
Tiền mặt 100.000 Vay ngắn hạn 150.000
TGNH 50.000 Phải trả cho ngƣời bán 200.000
Vật liệu 400.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000
TSCĐ hữu hình 800.000
Tổng cộng 1.350.000 Tổng cộng 1.350.000
Nhận xét : Qua trƣờng hợp 4, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân
đối kế toán đã thay đổi, đều giảm bằng nhau. Tiền gửi ngân hàng ở phần tài sản
đã giảm đi 50.000, đồng thời khoản vay ngắn hạn ở phần nguồn vốn cũng giảm
đi 50.000. Do đó tổng số tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán đều
giảm một lƣợng tƣơng ứng, quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.
Kết luận : Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều không làm mất tính cân đối của bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán lập ở bất cứ thời điểm nào cũng đảm bảo tính cân đối của nó.
4.4. Nguyên tắc và phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán
Để lập bảng cân đối kế toán đƣợc dễ dàng, nhanh chóng và trung thực,