Tính “cân đối” của bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kế toán (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 68 - 72)

4. Bảng cân đối kế toán

4.3 Tính “cân đối” của bảng cân đối kế toán

- Tính chất quan trọng nhất của Bảng cân đối kế toán là tính cân đối, đó là tổng

số tiền phần Tài sản và tổng số tiền phần Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán

lập ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn luôn bằng nhau. Tính cân đối đó là tất yếu

khách quan vì đơn vị hiện có bao nhiêu tài sản thì phải có bấy nhiêu nguồn hình thành nên, mặt khác tài sản và nguồn vốn là 2 mặt biểu hiện khác nhau của cùng một lƣợng tài sản của đơn vị, nó đƣợc tính toán và biểu hiện bằng tiền ở cùng

- Trong quá trình hoạt động của đơn vị, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục và đa dạng làm cho tài sản của đơn vị biến động, tức vốn và nguồn vốn của đơn vị biến động nhƣng không làm mất tính cân đối của bảng cân đối kế toán. Các

nghiệp vụ kinh tế phát sinh ảnh hƣởng đến bảng cân đối kế toán quy nạp lại

thành 4 trƣờng hợp sau :

Trường hợp 1: Nghiệp vụ kinh tế chỉ ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở phần Tài sản: làm cho một khoản vốn này tăng, một khoản vốn kia giảm cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Tài sản không đổi mà chỉ làm thay đổi tỷ trọng các khoản vốn bị ảnh hƣởng. Tổng số tiền phần Tài sản vẫn bằng tổng số tiền phần Nguồn vốn, kết luận bảng vẫn cân đối.

Giả sử có bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N của doanh nghiệp X nhƣ sau :

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm N

Đơn vị tính 1.000đ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

Tiền mặt 200.000 Phải trả cho ngƣời bán 300.000

Vật liệu 300.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000

TSCĐ hữu hình 800.000

Tổng cộng 1.300.000 Tổng cộng 1.300.000

Ví dụ 1:Doanh nghiệp gửi 100.000 tiền mặt vào ngân hàng.

Qua nghiệp vụ kinh tế này, tài sản của doanh nghiệp biến động, tiền mặt của

doanh nghiệp giảm đi 100.000 nhƣng tiền gửi ngân hàng lại tăng 100.000. Sau

nghiệp vụ này bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau :

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm N

Đơn vị tính 1.000đ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

Tiền mặt 100.000 Phải trả cho ngƣời bán 300.000

TGNH 100.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000

Vật liệu 300.000

TSCĐ hữu hình 800.000

Nhận xét: Qua trƣờng hợp 1, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân đối kế toán không thay đổi, chỉ thay đổi các khoản mục tài sản, một khoản tăng, một khoản giảm cùng một lƣợng tƣơng ứng nên tổng số không thay đổi. Quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.

Trường hợp 2: Nghiệp vụ kinh tế chỉ ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở phần Nguồn

vốn : làm cho một khoản nguồn vốn này tăng, một khoản nguồn vốn kia giảm

cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Nguồn vốn không đổi mà chỉ làm thay đổi tỷ trọng các khoản nguồn vốn bị ảnh hƣởng. Tổng số tiền phần Tài sản vẫn bằng tổng số tiền phần Nguồn vốn, kết luận bảng vẫn cân đối.

Ví dụ 2: Doanh nghiệp vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho ngƣời bán 200.000.

Qua nghiệp vụ kinh tế này, nguồn vốn của doanh nghiệp biến động, khoản phải trả cho ngƣời bán giảm đi 200.000, nhƣng khoản vay ngắn hạn tăng 200.000.

Sau nghiệp vụ này, bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau :

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm N

Đơn vị tính 1.000đ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

Tiền mặt 100.000 Vay ngắn hạn 200.000

TGNH 100.000 Phải trả cho ngƣời bán 100.000

Vật liệu 300.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000

TSCĐ hữu hình 800.000

Tổng cộng 1.300.000 Tổng cộng 1.300.000

Nhận xét: Qua trƣờng hợp 2, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân đối kế toán không thay đổi, chỉ thay đổi các khoản mục phần nguồn vốn, một khoản tăng, một khoản giảm cùng một lƣợng tƣơng ứng nên tổng số không thay đổi. Quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.

Trường hợp 3: Nghiệp vụ kinh tế ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở 2 phần của bảng:

làm cho một khoản vốn tăng, một khoản nguồn vốn cũng tăng cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Tài sản và tổng số tiền phần nguồn vốn cùng tăng

một lƣợng bằng nhau,kết luận bảng vẫn cân đối.

Ví dụ 3: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu về nhập kho chƣa trả tiền cho ngƣời bán 100.000.

Qua nghiệp vụ kinh tế này, cả tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đều biến động, khoản nguyên vật liệu tăng 100.000, khoản phải trả cho ngƣời bán tăng

100.000. Sau nghiệp vụ này, bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm N

Đơn vị tính 1.000đ

Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền

Tiền mặt 100.000 Vay ngắn hạn 200.000

TGNH 100.000 Phải trả cho ngƣời bán 200.000

Vật liệu 400.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000

TSCĐ hữu hình 800.000

Tổng cộng 1.400.000 Tổng cộng 1.400.000

Nhận xét : Qua trƣờng hợp 3, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân

đối kế toán đã thay đổi, đều tăng bằng nhau. Nguyên vật liệu ở phần tài sản đã

tăng lên 100.000, đồng thời phải trả ngƣời bán ở phần nguồn vốn cũng tăng 100.000. Do đó tổng số tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán đều tăng

một lƣợng tƣơng ứng, quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.

Trường hợp 4 : Nghiệp vụ kinh tế ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu ở 2 phần của bảng: làm cho một khoản vốn giảm, một khoản nguồn vốn cũng giảm cùng một số tiền tƣơng ứng. Tổng số tiền phần Tài sản và tổng số tiền phần nguồn vốn cùng giảm một lƣợng bằng nhau, kết luận bảng vẫn cân đối.

Ví dụ 4 : Doanh nghiệp rút tiền gửi ngân hàng trả vay ngắn hạn 50.000.

Qua nghiệp vụ kinh tế này, cả tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp đều biến động, khoản tiền gửi ngân hàng phần tài sản giảm 50.000, khoản vay ngắn hạn phần nguồn vốn cũng giảm 50.000. Sau nghiệp vụ này, bảng cân đối kế toán sẽ nhƣ sau :

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

Ngày 31 tháng 12 năm N

Đơn vị tính 1.000đ

Tiền mặt 100.000 Vay ngắn hạn 150.000

TGNH 50.000 Phải trả cho ngƣời bán 200.000

Vật liệu 400.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000

TSCĐ hữu hình 800.000

Tổng cộng 1.350.000 Tổng cộng 1.350.000

Nhận xét : Qua trƣờng hợp 4, tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn của bảng cân

đối kế toán đã thay đổi, đều giảm bằng nhau. Tiền gửi ngân hàng ở phần tài sản

đã giảm đi 50.000, đồng thời khoản vay ngắn hạn ở phần nguồn vốn cũng giảm

đi 50.000. Do đó tổng số tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán đều

giảm một lƣợng tƣơng ứng, quan hệ cân đối vẫn giữ nguyên.

Kết luận : Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều không làm mất tính cân đối của bảng cân đối kế toán. Bảng cân đối kế toán lập ở bất cứ thời điểm nào cũng đảm bảo tính cân đối của nó.

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kế toán (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 68 - 72)