Tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kế toán (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 92 - 96)

2. Nội dung tổ chức công tác hạch toán kế toán

2.6 Tổ chức kiểm tra kế toán và kiểm toán nội bộ

2.6.1 Tổ chức kiểm tra kế toán

Kế toán trƣởng (trƣởng phòng kế toán) đơn vị Bộ phận

tài chính Bộ phận kế toán,

kiểm toán nội bộ Bộ phận kế toán tổng hợp Bộ phận kế toán vật tƣ, TSCĐ Bộ phận kế toán

tiền lƣơng Bộ phận kế toán thanh toán

Bộ phận kế toán chi phí

Bộ phận kế toán …

Các nhân viên kinh tế ở

bộ phận phụ thuộc Trƣởng phòng kế toán bộ phận phụ thuộc

Bộ phận kế toán

chi phí Bộ phận kế toán …

Bộ phận kế toán

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những nội dung quantrọng của tổ chức công tác kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán đƣợc thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp đƣợc thông tin đúng, phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.

Kiểm tra kế toán đƣợc tiến hành thƣờng xuyên trong quá trình công tác kế

toán. Tổ chức kế toán phải phân công ngƣời có năng lực chuyên môn, trung thực, có trách nhiệm để thực hiện công việc kiểm tra kế toán.

Công việc kiểm tra kế toán bao gồm những nhiệm vụ sau :

- Kiểm tra tính hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

- Kiểm tra việc ghi chép, tính toán, phản ánh của kế toán về các mặt chính xác,

kịp thời, đầy đủ, trung thực, rõ ràng. Kiểm tra việc chấp hành các chế độ, thể lệ kế toán và kết quả công tác của bộ máy kế toán.

- Thông qua việc kiểm tra kế toán mà kiểm tra tình hình chấp hành ngân sách,

chấp hành kế hoạch sản xuất – kinh doanh, thu – chi tài chính, kỷ luật thu nộp

thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn, sử dụng các loại vật tƣ và vốn bằng tiền, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tƣợng vi phạm chính sách, chế độ kinh tế tài chính.

- Qua kết quả kiểm tra kế toán mà đề xuất các biện pháp khắc phục những khiếm

khuyết trong công tác kế toán, trong công tác quản lý của doanh nghiệp.

- Nội dung kiểm tra kế toán bao gồm kiểm tra việc thực hiện các phƣơng pháp

kế toán chủ yếu và kiểm tra các nội dung chủ yếu của kế toán nhƣ : kế toán tài

sản cố định, vật tƣ hàng hoá, lao động tiền lƣơng, chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, phí lƣu thông, thành phẩm và hàng hoá, thanh toán, vốn bằng tiền...

2.6.2 Kiểm toán nội bộ

Để thực hiện yêu cầu kiểm soát trong nội bộ doanh nghiệp nhằm mục đích

tăng cƣờng chất lƣợng và hiệu quả của công tác quản lý nói chung và quản lý hoạt động kế toán tài chính nói riêng thì kiểm toán nội bộ đƣợc xác định nhƣ là một công cụ hết sức cần thiết và có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Thông qua kiểm toán nội bộ sẽ giúp cho các nhà quản trị có đƣợc những căn

cứ có tính xác thực và có đủ độ tin cậy để xem xét, đánh giá các hoạt động trong

nội bộ, tính đúng đắn của các quyết định cũng nhƣ tình hình chấp hành và thực

Kiểm toán nội bộ đƣợc xác định là một hệ thốngđƣợc dùng trong việc kiểm tra, đo lƣờng và đánh giá tính xác thực của các thông tin tài chính và tính khả thi của các quyết định quản lý nhằm phục vụ cho yêu cầu quản trị trong nội bộ doanh nghiệp. Kiểm toán nội bộ không chỉ tiến hành đối với hoạt động tài chính kế toán đơn thuần mà đối tƣợng của nó còn đƣợc mở rộng với hầu hết các hoạt động khác nhau thuộc các bộ phận trực thuộc doanh nghiệp nhƣng dù sao thì khía cạnh cần đƣợc nhấn mạnh vẫn là các hoạt động tài chính kế toán.

Mục tiêu kiểm toán nội bộ hƣớng vào các vấn đề sau: xem xét, kiểm tra

tính tuân thủ của các bộ phận nhằm hƣớng các hoạt động khác nhau trong doanh

nghiệp phù hợp với các chính sách khác nhau đã đƣợc doanh nghiệp ban hành, xác định độ tin cậy và tính xác thực của các thông tin tài chính để phục vụ cho yêu cầu ra quyết định và đánh giá tính hiệu quả của các quyết định.

Kiểm toán nội bộ đƣợc thực hiện theo quy trình chung: Lập kế hoạch kiểm toán, thu thập các bằng chứng kiểm toán để thực hiện công việc kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán trình bày các kết quả và ý kiến.

Để thực hiện kiểm toán nội bộ, doanh nghiệp cần tổ chức một bộ phận độc lập trực thuộc giám đốc hoặc hội đồng quản trị nhằm tạo cho bộ phận này có đƣợc sức mạnh cần thiết để thực hiện và phát huy đƣợc chức năng giám sát của mình.

Nói chung, với một hệ thống kiểm soát nội bộ đƣợc tổ chức chu đáo, có quy chế hoạt động đƣợc xác lập hợp lý và khoa học sẽ là cơ sở vững chắc để thực hiện chức năng kiểm tra có đủ uy lực và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo

- Chế độ kế toán doanh nghiệp

- Chuẩn mực kế toán

- Luật kế toán

- Học viện Tài chính, Giáo trình lý thuyết hạch toán kế toán, NXB Tài chính,

2004

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TRUNG ƯƠNG I

 : Thụy An, Ba Vì, Hà Nội : (024) 33.863.050

Một phần của tài liệu Giáo trình lý thuyết kế toán (nghề kế toán doanh nghiệp trình độ cao đẳng) (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)