Lý thuyết chuẩn về TMQT

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 25 - 29)

2.2.1.1. PPF với chi phí cơ hội tăng

Chi phí cơ hội tăng khiến quốc gia phải hy sinh ngày càng nhiều hơn số lượng sản phẩm thứhai đểdành đủ tài nguyên cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm thứ nhất. Trong điều kiện chi phí cơ hội tăng, PPF là một đường cong lõm nhìn từ

gốc tọa độ. Chi phí cơ hội tăng do nguồn lực của các yếu tố sản xuất là không đồng nhất và không được sử dụng với cùng một tỷ lệ cốđịnh trong sản xuất tất cả các loại hàng hóa.

Hình 2.1 cho thấy mỗi một đơn vị thêm vào 20X ở quốc gia 1 đòi hỏi phải bỏ

ra càng nhiều Y hơn. Tương tự, đối với mỗi đơn vị thêm vào 20Y thì quốc gia 2 cũng

26

Hình 2.1. PPF với chi phí cơ hội tăng

2.2.1.2. Tỷ lệ dịch chuyển biên

Khái niệm chi phí cơ hội tăng được biểu thị qua một khái niệm mới là tỷ lệ

dịch chuyển biên (Marginal rate of transformation – MRT). MRT của sản phẩm X

đối với sản phẩm Y được biểu thị thông qua sốlượng sản phẩm Y mà quốc gia phải bỏra để sản xuất tăng thêm một đơn vị sản phẩm X.

MRT được đo bằng độ nghiên tuyệt đối của PPF tại điểm sản xuất.

Hình 2.2. Tỷ lệ dịch chuyển biên

Hình 2.2 cho thấy MRT của quốc gia 1 tại điểm A là 1/4, nghĩa là quốc gia 1 phải hy sinh ¼ đơn vị sản phẩm Y đểcó đủ tài nguyên sản xuất một đơn vị sản phẩm X tại điểm đó. Tương tự, tại điểm B, MRTB = 1 có nghĩa là quốc gia 1 phải bỏ ra 1

27

Như vậy việc di chuyển từA đến B chính là sự hy sinh ngày càng nhiều sản phẩm Y

hơn, đồng thời là sựtăng dần chi phí cơ hội. Tương tự với quốc gia 2.

2.2.1.3. Đường cong bàng quan đại chúng

Đường cong bàng quan đại chúng (Community indifference curves – CICs) chỉ ra những sự kết hợp khác nhau của hai loại sản phẩm nhằm đem lại độ thỏa dụng

như nhau cho người tiêu dùng. CICs càng cao, càng xa hơn so với gốc tọa độ thì sự

thỏa mãn càng lớn. CICs càng thấp thì sự thỏa mãn càng ít.

Đặc điểm của CICs: lồi nhìn từ gốc tọa độ, có độ dốc ấm và các CICs không giao nhau.

Hình 2.3. CICs của quốc gia 1 và quốc gia 2

Hình 2.3 cho thấy 3 CICs của quốc gia 1 và quốc gia 2. Chúng khác nhau bởi thị hiếu hay sở thích của người tiêu dùng khác nhau ở 2 quốc gia.

Sự tiêu dùng của mỗi quốc gia chuyển động trên mỗi CICs và giữa các CICs khác nhau. Khi sự tiêu dùng của mỗi quốc gia chuyển động trên mỗi CICs thì ta gọi đó là

sựđánh đổi, còn khi sự tiêu dùng của mối quốc gia chuyển động giữa các CICs khác nhau thì ta gọi đó là sựthay đổi độ thỏa dụng.

2.2.1.4. Phân tích cơ sở và lợi ích của thương mại với chi phí cơ hội tăng

a. Phân tích trạng thái cân bằng khi chưa có thương mại

Khi không có thương mại, một quốc gia đạt trạng thái cân bằng khi CICs cao nhất tiếp xúc với PPF tại điểm sản xuất. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng được xác

định bởi độ nghiên của đường tiếp tuyến chung giữa PPF của quốc gia với CICs tại

28

Hình 2.4. Giá cả sản phẩm so sánh cân bằng của quốc gia 1 và quốc gia 2 khi

chƣa có thƣơng mại

Do PA < PA’ nên quốc gia 1 có lợi thếso sánh đối với sản phẩm X và ngược lại, quốc gia 2 có lợi thế so sánh đối với sản phẩm Y. Mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản phẩm mình có lợi thế so sánh.

 Mô hình TMQT: Quốc gia 1 xuất X, nhập Y và quốc gia 2 xuất Y nhập X.

b. Cơ sở và lợi ích khi có thương mại

Hình 2.5. Minh họa lợi ích từthƣơng mại với chi phí cơ hội tăng ở quốc gia 1 và quốc gia 2

Khi có thương mại, quốc gia 1 bắt đầu chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm X từ điểm cân bằng khi không có thương mại (điểm A) và di chuyển xuống phía dưới của đường PPF, gánh chịu chi phí cơ hội tăng trong sản xuất sản phẩm. Tương tự với quốc gia 2. Quá trình chuyên môn hóa cứ tiếp tục đến khi giá cả sản phẩm so sánh bằng nhau giữa hai quốc gia. Giá cả sản phẩm so sánh chung đó sẽ đạt tới mức nào

29

nằm giữa 1/4 và 4. Tại điểm này thương mại sẽ cân bằng. Trong hình 2.5 điểm cân bằng là PB = PB’ = 1.

Lúc này, sản xuất của quốc gia 1 sẽ chuyển từ điểm A xuống điểm B trên PPF. Tại đây, quốc gia 1 đổi 60X lấy 60Y từ quốc gia 2. Cuối cùng, quốc gia 1 sẽ

tiêu dùng tại điểm E (70X, 80Y) trên đường bàng quan III. So sánh với điểm A trên

đường bàng quan I thì quốc gia 1 đã có lợi 20X và 20Y. Tương tự, phân tích lợi ích

khi tham gia thương mại của quốc gia 2.

c. Ưu, nhược điểm

 Ưu điểm

Lý thuyết thương mại với chi phí cơ hội tăng cho thấy ngay cảkhi thương mại chưa xảy ra, quốc gia nào có lợi thế so sánh trong mặt hàng nào sẽ tăng cường sản xuất mặt hàng đó.

 Nhược điểm

Chưa giải thích rõ nguồn gốc hình thành giá cả sản phẩm so sánh cân bằng ở

mỗi quốc gia, do vậy đòi hỏi phải có một lý thuyết khác với khảnăng phân tích sâu hơn.

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 25 - 29)