Hạn chế xuất khẩu tự nguyện là hàng rào thương mại phi thuế quan mà các quốc gia xuất khẩu thỏa thoả thuận hạn chế xuất khẩu một số loại hàng hoá cụ thể
sang một số thị trường cụ thể. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện phát triển nhanh trong suốt những năm 70 và 80. Hạn chế xuất khẩu tự nguyên có thể là chính thức hoặc không chính thức. Hạn ngạch của hạn chế xuất khẩu tự nguyện không nghiêm ngặt, mang tính linh hoạt. Tùy sự biến động của cung cầu về hàng hóa trên thị trường cụ
thể, các thành viên tham gia hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể thắt chặt hay nới lỏng hạn ngạch.
Các nước xuất khẩu có thể thiên về hoặc không thiên về áp dụng hạn chế xuất khẩu tự nguyện so với thương mại tựdo nhưng chắc chắn là họ thiên về hạn chế xuất khẩu tự nguyện hơn hạn ngạch nhập khẩu hoặc thuế quan vì thiệt hại đối với nước nhập khẩu sẽ là lợi ích đối với nước xuất khẩu. Trong thương mại quốc tế, khía cạnh phân biệt đối xử phụ thuộc vào sự có mặt của các nhà cung ứng thay thế và chỉ xảy ra khi quốc gia nhập khẩu chấp nhận và khuyến khích nhà cung ứng thay thế này mà thôi. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện gây ra những tác động kinh tế tiêu cực đối với
56
nước nhập khẩu nhưng lại được các quốc gia nhập khẩu ủng hộ. Lý do cơ bản là do thể chế thương mại quốc tế. Tăng thuế quan và hạn ngạch đều trái với các quy định của Tổ chức Thương Mại Thế giới (WTO), vì vậy, áp dụng các giải pháp này đều có thể bị trả đũa bằng cấm vận quốc tế. Để tránh hậu quả đó, nước nhập khẩu mua chuộc các nhà cung ứng nước ngoài bằng cách đưa ra những lợi ích của hạn chế xuất khẩu tự nguyện. Các nước xuất khẩu nhận thấy rằng nếu không chấp nhận những đề
nghị đó có thể dẫn đến những hành động đơn phương của các nước nhập khẩu và vì vậy sự so sánh ởđây không phải là giữa hạn chế xuất khẩu tự nguyện và thương mại tự do mà là giữa hạn chế xuất khẩu tự nguyện và hạn ngạch nhập khẩu và thuế quan. Sự lựa chọn hạn chế xuất khẩu tự nguyện sẽ cân bằng được các lợi thếvà tránh được hậu quả của các hàng rào thương mại khác.