Thuế nhập khẩu

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 39)

Thuếđược thể hiện bằng một khoản tiền cụ thểđánh vào một hàng hóa nhập khẩu cụ thể. Thuế đặc định là một loại thuế nhập khẩu quy định một lượng tiền thuế cố định tính trên một đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Ví dụ: thuế đặc định này có thể là

40

hàng hóa nhập khẩu tương ứng với sốlượng đơn vịhàng hóa đưa vào quốc gia nhập khẩu và không tính theo giá cả hoặc giá trị của hàng nhập khẩu.

 Ưu điểm: đơn giản, dễ tính, dễ thu thuế.

 Nhược điểm: không công bằng đối với đối tượng tính thuế, đồng thời là một trở ngại khá lớn đối với việc bảo hộ sản xuất trong nước vì giá trị bảo hộ tỷ lệ

nghịch với giá của hàng nhập khẩu. Nếu giá nhập khẩu của nhà sản xuất nước ngoài là 5 USD và thuế là 1 USD/1 đơn vị, mức thuế này tương đương với 20% giá trị hàng hóa. Tuy nhiên nếu lạm phát xảy ra, giá hàng hóa nhập khẩu

tăng lên là 10 USD thì mức thuếđặc định này chỉ chiếm 10% giá trị sản phẩm.

3.2.2. Thuế quan tính theo giá trị

Theo Từđiển Chính sách thương mại quốc tế, thuế quan tính theo giá trị “dựa trên phần trăm của giá trị hàng nhập khẩu, gọi là thuế trịgiá”, hay nói cách khác là tỷ

lệ phần trăm của giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Thuế quan tính theo giá trịđược tính như sau

P

1= P

0 (1+ t)

P0: Giá 1 đơn vị hàng hóa nhập khẩu t : Tỷ lệ % thuếđánh vào giá hàng hóa

P

1: Giá 1 đơn vị hàng hóa sau khi nộp thuế

 Ưu điểm: luôn duy trì được mức bảo hộđối với sản xuất trong nước, bất chấp lạm phát biến động như thế nào.

 Nhược điểm: việc tính toán đúng giá trị hàng hóa nhập khẩu để từđó xác định

đúng mức thuế không phải là công việc đơn giản. Chẳng hạn, người ta phải làm rõ những gì được đưa vào giá trị hàng hóa: chi phí sản xuất, bảo hiểm, chi phí vận chuyển…

3.2.3. Thuếƣu đãi

Thuế ưu đãi là tỷ lệ thuế được áp dụng cho một mặt hàng nhập khẩu theo những hiệp định thương mại giữa các quốc gia. Một quốc gia được hưởng chếđộ ưu đãi sẽ phải trả mức thuế thấp hơn.

3.3. Phân tích cân bằng cục bộ sựtác động của thuế quan

3.3.1. Những thay đổi ban đầu khi chính phủđánh thuế quan

Đểphân tích tác động của thuế quan nhập khẩu, chúng ta tìm hiểu ví dụ sau: Giả sử hàm cung và hàm cầu sản phẩm X của 1 quốc gia có dạng như sau:

41

Trong đó: QDX, QSX là sốlượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị; PX là giá sản phẩm X tính bằng USD.

Giả thiết đây là một nước nhỏ và giá thế giới là PX = 1 USD.

Những tác động cân bằng cục bộ của thuế quan được phân tích trên biểu đồ

sau:

Trong đó trục tung biểu thị giá của sản phẩm X (USD), trục hoành biểu thị số lượng sản phẩm X (sản phẩm)

DX là đường cầu và SX là đường cung sp X của QG 1

Hình 3.1. Những tác động cân bằng cục bộ của thuế quan

Khi chưa có mậu dịch tự do, cung cầu cân bằng tại điểm E. Tại đó, người mua sẽ cần mua 30 đơn vị sản phẩm X và người bán sẽ bán với giá là 3 USD/sản phẩm.

Khi có mậu dịch tự do, giá của sản phẩm X trong nước của quốc gia này sẽ là

1 USD. Khi đó đường cung sản phẩm X nhập khẩu từ bên ngoài vào quốc gia này là

đường nằm ngang SF

Ở mức giá PX = 1 USD, quốc gia này sẽ tiêu thụ70X (đoạn AB), trong đó sản xuất trong nước là 10X (đoạn AC), còn lại 60X (đoạn CB) là nhập khẩu từ bên ngoài. Bây giờ giả sử quốc gia này đánh thuế 100% (thuế quan tính theo giá trị) trên sản phẩm X nhập khẩu, giá cả sản phẩm này sẽtăng lên là 2 USD. Đường thẳng nằm ngang SF+t là đường cung sản phẩm X nhập từ bên ngoài vào quốc gia này khi có

W R

42

thuế quan. Ở mức giá cao hơn này thì tiêu dùng sẽ giảm đi so với khi mậu dịch tự do, tức là còn 50X (đoạn GH), trong đó sản xuất trong nước là 20X (đoạn GJ), còn lại

30X (đoạn JH) được nhập khẩu từ bên ngoài.

Như vậy, rõ ràng là khi có thuế quan, tiêu dùng đã bị giảm đi (giảm đi 20X) (đoạn BN), còn sản xuất lại tăng lên 10X (đoạn CM) so với trước khi có thuế quan. Hiệu quả mậu dịch giảm (tức là giảm hàng nhập khẩu) xuống 30X (đoạn BN + CM). Hiệu quả lợi ích, tức là lợi tức mà chính phủ thu được bằng 30 USD (tương đương

với diện tích hình chữ nhật JHNM). Như vậy, thuếquan làm cho giá tăng, giảm tiêu dùng, giảm nhập khẩu, tăng sản xuất trong nước và tăng thu cho chính phủ.

3.3.2. Tác động của thuếquan đối với sốdƣ ngƣời tiêu dùng và ngƣời sản xuất

Số dư của người tiêu dùng chính là khoản chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho mỗi đơn vị sản phẩm với số tiền thực tế mà họ trả. Trên

hình 3.1, người tiêu dùng sẵn sàng trả phần diện tích ORBW cho 70X tiêu dùng.

Nhưng khi chưa có thuế quan, với giá PX = 1 USD, đểcó 70X, người tiêu dùng chỉ

phải trả một số tiền là diện tích hình OABW. Do đó diện tích tam giác vuông ARB chính là sốdư của người tiêu dùng trước khi có thuế quan. Sau khi có thuế quan, vì

PX = 2 USD nên cũng tương tự vậy, sốdư của người tiêu dùng bây giờ là diện tích tam giác vuông GRH. Như vậy, do chính phủ đánh thuế quan mà số dư của người

tiêu dùng đã bị giảm đi đúng bằng diện tích tứ giác AGHB.

Thặng dư sản xuất là mức chênh lệch giữa số tiền mà người sản xuất thực sự

nhận được từ việc cung ứng một lượng hàng hóa hay dịch vụ nhất định và số tiền tối thiểu mà anh ta sẵn sàng chấp nhận. Doanh thu của nhà sản xuất trước khi chính phủ đánh thuế quan là diện tích hình tứ giác OACU. Sau khi có thuế quan, sản xuất trong

nước tăng, giá tăng, doanh thu là diện tích hình tứ giác OGJV. Như vậy doanh thu chênh lệch là diện tích hình AGJVUC, trong đó tổng chi phí là diện tích tứ giác

UCJV. Do đó số dư của người sản xuất tăng lên do thuế quan chính là diện tích tứ

giác AGJC.

* Phân tích tổng hợp:

Ở phần này, chúng ta sẽ xem xét một cách tổng hợp giá trị kinh tế mà thuế

quan phải trả thông qua việc phân tích trên biểu đồ.

 Tác động của thuếquan đối với chính phủ:

Chính phủ thu lợi thông qua việc thu thuế nhập khẩu, tương đương với diện tích hình chữ nhật JHNM = c.

43

Tổng lợi ích của nhà sản xuất trong nước là: SACRG + SRCJ = SACJG

 Tác động của thuếquan đối với người tiêu dùng: Tổng thiệt hại của người tiêu dùng là: SAGHN + SNBH Giả sử, gọi: SACJG = a; SCJM = b; SJHNM = c ; SNBH = d

Người tiêu dùng: Thiệt = SAGHN + SNBH = SAGHB = a + b + c + d  Phúc lợi ròng: (+SJHNM) + (+SACJG) + (-SAGHB) = - (SCJM + SNBH)

hay: c + a - (a+b+c+d) = - (b+d)  đây chính là tổn thất do thuế

 Khi quốc gia là 1 nước nhỏ thì việc đánh thuế nhập khẩu tỏ ra có hại vì nó dẫn

đến tổn thất ròng cho toàn bộ nền kinh tế.

Thiệt hại này chính là 2 tam giác CJM và BHN

 Tam giác CJM thể hiện tổng số chi phí sản xuất thêm trên hạn mức của người sản xuất trong nước. Sở dĩ phần này xuất hiện là do khi có thuế quan, chính phủ đã bảo hộ cho những ngành sản xuất không hiệu quả. Thay vì tập trung tiềm năng sản xuất cho sản phẩm có lợi thế so sánh thì QG 1 lại phải chi phối một phần tiềm năng đó để duy trì sản xuất sản phẩm X – sản phẩm mà quốc gia không có lợi thế so sánh.

 Tam giác BHN thể hiện số thiệt hại tiêu dùng do giá quá cao (hậu quả của sự

bảo hộ). Phần này xuất hiện vì thuếquan đã làm tăng lên một cách giả tạo giá của sản phẩm X, gây ra một sự thiệt hại trong việc thỏa mãn người tiêu dùng do phải cắt giảm tiêu dùng vì giá quá cao.

Kết luận: Như vậy thông qua sự phân tích cân bằng cục bộ của thuế quan nhập khẩu chỉ ra rằng:

 Thông thường thuế quan nhập khẩu dẫn đến giá nội địa của hàng nhập khẩu cao lên, làm cho mức tiêu dùng nội địa giảm đi, sản xuất trong nước có điều kiện tăng lên. Do đó, khối lượng hàng nhập khẩu bị giảm bớt.

 Chính phủlà người nhận được khoản thu về thuế.

 Có sự phân phối lại thu nhập từ người tiêu dùng sản phẩm nội địa sang

người sản xuất trong nước đồng thời cũng có sự phân phối lại từ các nhân tố dư thừa của một quốc gia sang các nhân tố khan hiếm của quốc gia đó.

 Thuế quan nhập khẩu dẫn đến sự kém hiệu quả, gây ra những tổn thất hay còn gọi là chi phí bảo hộ.

44

3.4.1. Thuếquan danh nghĩa và tỷ lệ bảo hộ thật sự

Thuế quan danh nghĩa là thuế quan đánh trên hàng nhập khẩu hay xuất khẩu (tức là đánh vào sản phẩm cuối cùng) làm gia tăng giá cung cấp của nước ngoài.

Khi thuế quan đánh trên nguyên liệu nhập sẽ làm giá cung sản phẩm trong

nước gia tăng. Mối tương quan giữa thuếđánh trên sản phẩm (thuếquan danh nghĩa)

và thuếquan đánh trên nguyên liệu nhập được xác định bằng tỷ lệ bảo hộ thực sự.

3.4.2. Công thức tính tỷ lệ bảo hộ thực sự

Công thức 1:

Trong đó:

g: tỷ lệ bảo hộ thực sự

t: thuếquan danh nghĩa

ai : tỷ lệ giữa giá trị nhập lượng nguyên liệu với giá trị sản phẩm cuối cùng khi không có thuế quan.

ti : thuếquan đối với lượng nguyên liệu nhập khẩu.

Công thức 2:

Trong đó:

g: tỷ lệ bảo hộ thực sự

v’: trị giá gia tăng sau khi có thuế quan (trị giá gia tăng là hiệu số giữa giá trị

sản phẩm và giá trị nguyên liệu nhập) v: trịgiá gia tăng trước khi có thuế quan

Kết luận về mối quan hệ tương quan giữa tỷ lệ bảo hộ thực sự với thuế quan danh

nghĩa:

 Nếu ai = 0 thì g = t: Không nhập nguyên liệu, nhà sản xuất sử dụng nguyên liệu trong nước và tỷ lệ bảo hộ thực sựcũng chính là thuếquan danh nghĩa.

 Khi ti = 0, tức là khi không đánh thuế quan vào nguyên liệu nhập, nhà sản xuất có lợi nhất vì tỷ lệ bảo hộ thực sự là cao nhất. t - aiti 1- ai g = v’ – v v g =

45

 ti càng tăng tức là thuế quan đánh vào nguyên liệu nhập càng tăng càng làm

cho tỷ lệ bảo hộ thực sự giảm, càng làm chán nản nhà sản xuất trong nước.

 Nếu ti = t thì tỷ lệ bảo hộ thực sựđúng bằng thuếquan danh nghĩa.

 Khi aiti > t, tức là thuếquan đánh vào nguyên liệu nhập lớn hơn cả thuế quan

danh nghĩa, tỷ lệ bảo hộ thực sự sẽ là một số âm.

3.5. Phân tích cân bằng tổng quát về thuế quan

3.5.1. Đối với nƣớc nhỏ

Khi một nước nhỏ đánh thuế quan vào sản phẩm nhập khẩu, điều đó không ảnh hưởng đến giá cả thế giới, nhưng giá cả nội địa của sản phẩm đó sẽtăng lên đúng

bằng toàn bộ phần thuếquan đối với các nhà sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Để cho đơn giản, chúng ta tiếp tục sử dụng trên thí dụ về quốc gia 1 và quốc

gia 2 đã cho ở phần trước. Vẽ đường giới hạn sản xuất của quốc gia 2 – là quốc gia

dư thừa tư bản, chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm Y – sản phẩm thâm dụng tư bản, có lợi thế so sánh của quốc gia này.

Từ biểu đồ trên, chúng ta thấy PX/PY = 1 trên thị trường thế giới và quốc gia 2 không có ảnh hưởng gì đến giá cả thế giới:

Khi mậu dịch tự do, quốc gia 2 sẽ xuất khẩu 60Y lấy 60X từ phần còn lại của thế giới và tiêu dùng sẽđạt tại điểm E trên đường bàng quan III.

Khi đánh thuế 100% lên sản phẩm X, giá cả sản phẩm này sẽtăng lên gấp đôi,

46

giới. Ở mức giá cao này, mức sản xuất sản phẩm X ở quốc gia 2 tăng lên và đạt tới

điểm F. Trong khi đó sản phẩm Y được sản xuất ít hơn so với trước khi bịđánh thuế

(so sánh điểm F với điểm B trên đường giới hạn khảnăng sản xuất). Biểu đồ còn cho thấy, để xuất khẩu FG hay 30Y, quốc gia nhập khẩu GH’ hay 30X. Trong đó GH = 15X đi thẳng tới người tiêu dùng trong nước, phần còn lại HH’ = 15X là phần thu của chính phủ nhờ đánh thuế quan 100% trên sản phẩm X. Điểm H’ nằm trên đường

bàng quan II’ thể hiện một sự tiêu dùng giảm đi so với điểm E trên đường bàng quan III. Bây giờ, quốc gia 2 sẽ xuất khẩu 30Y để nhập khẩu 30X thay vì 60Y để đổi lấy

60X như trước khi đánh thuế quan. Như vậy, với thuế quan, chuyên môn hóa sản xuất và lợi lộc từ mậu dịch đều bị giảm sút.

Giả sử thuế quan đánh trên sản phẩm X là 300%, PX/PY = 4, quốc gia 2 sẽ trở

lại điểm sản xuất và tiêu dùng A, tức điểm tự cấp tự túc. Với mức thuế quan này thủ

tiêu luôn mậu dịch. Thuếquan như vậy gọi là thuếquan ngăn cấm.

3.5.2. Đối với nƣớc lớn

Để đảm bảo tính chất tổng hợp, thuận lợi, chúng ta dùng đường cong ngoại

thương của quốc gia 2 và quốc gia 1 (tức phần còn lại của thế giới) để phân tích sự

cân bằng tổng quát dưới tác động của thuế quan mà chính phủ quốc gia 2 đánh vào

sản phẩm X.

Đối với nước lớn, thuế quan làm giảm số lượng sản phẩm nhập khẩu nhưng

lại làm tăng tỷ lệ mậu dịch. Trên thực tế, lợi tức quốc gia tăng lên hay giảm đi phụ

thuộc vào sự tác động của hai yếu tố trên. Tác động của thuế quan được minh họa trên biểu đồ sau.

47

Trước khi đánh thuếquan, đường cong ngoại thương của quốc gia 2 cắt đường cong ngoại thương của quốc gia 1 tại điểm E. Ở đây, quốc gia 2 trao đổi 60Y lấy 60X, tức giá cả so sánh sản phẩm X là PX/PY = PW = 1.

Sau khi đánh thuế, cầu của quốc gia 2 đã giảm xuống, thể hiện trên đường cong ngoại thương 2’ và cắt đường cong ngoại thương 1 tại điểm cân bằng mới E’.

Tại đây quốc gia 2 đổi 40Y lấy 50X với giá cả quốc tế mới là PX/PY = PW’ = 0,8. Như

vậy, tỷ lệ mậu dịch của quốc gia 1 (phần còn lại của thế giới) đã giảm từ PX/PY = PW

= 1 đến PX/PY = PW’ = 0,8. Mặt khác tỷ lệ mậu dịch của quốc gia 2 lại tăng lên từ

PY/PX = PW = 1 đến PY/PX = PW’ = 1,25. Với bất kỳ một tỷ lệ thuếquan nào, đường cong ngoại thương của quốc gia 1 càng dốc hay càng co giãn ít, tỷ lệ mậu dịch càng giảm ở quốc gia 1 nhưng nó lại càng tăng ở quốc gia 2.

Như vậy, khi quốc gia 2 đánh thuế nhập khẩu, khối lượng mậu dịch giảm

nhưng tỷ lệ mậu dịch lại tăng lên, lợi tức của quốc gia 2 có thểtăng lên, giảm đi hoặc

không đổi phụ thuộc vào sự tác động của 2 yếu tố đối nhau đó. Trong trường hợp quốc gia 2 này là quốc gia lớn, việc giảm một khối lượng nhập khẩu đã làm thay đổi giá cả thế giới. Mặc dù vậy, trong 50X nhập vào quốc gia 2, chỉcó 25X đi thẳng đến

người tiêu dùng, còn 25X là nguồn thu của chính phủ nhờ thuế quan. Kết quảlà đối với người tiêu dùng cá nhân và nhà sản xuất ở quốc gia 2, giá cả so sánh sản phẩm X sẽ là PX/PY = 1,6. Tỷ lệ này gấp 2 lần so với giá trên thịtrường thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 39)