Các thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 59)

Qui định về thanh toán thuế nhập khẩu: Các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá phải thanh toán ngay thuế nhập khẩu và không phân biệt đó là hàng nhập khẩu hay hàng hoá tái xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, hàng hoá là đầu vào của kinh doanh gia công quốc tế. Gắn với qui định này thường là thủ tục hoàn thuế phức tạp và mất nhiều thời gian đã làm cho nhiều nhà nhập khẩu nản chí.

Qui định vềđặt cọc:Để cản trở một số hàng hoá nhất định hoặc việc áp dụng một phương thức phân phối hàng nhập khẩu nào đó trên thịtrường nội địa, các chính phủ của các quốc gia nhập khẩu thường đưa ra những qui định về đặt cọc đối với doanh nghiệp. Khoản tiền đặt cọc có thể theo tỷ lệđối với giá trị hàng nhập khẩu, có thể là một khoản tiền cho một kỳ nhập khẩu (thường là một năm) hay một mức cố định đối với một doanh nghiệp (Chẳng hạn một khoản cố định đối với một doanh nghiệp bán hàng đa cấp trên thị trường).

4.2.8. Các chính sách nội địa bổ sung ảnh hƣởng đến thƣơng mại

Sựưu đãi của chính phủ cũng tác động đến thương mại quốc tế tương tựnhư

thuế quan nhưng không có thu nhập cho chính phủ. Sự ưu đãi của chính phủ luôn luôn là khu vực màu mỡ cho sự phân biệt giữa các nhà cung ứng nước ngoài và nội

địa. Chẳng hạn việc đấu thầu các dự án công cộng chỉ dành cho các nhà cung ứng nội

địa đã tạo ra cản trở đối với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu. Thực tế cho thấy sựưu đãi

của chính phủ tăng cùng với sự tăng trưởng của khu vực nhà nước. Đo lường ảnh

hưởng ưu đãi của chính phủ đối với một số doanh nghiệp rất khó bởi đây là những công cụ phi thuế mang tính cụ thể. Một số quốc gia trên thế giới còn sử dụng trợ cấp chính phủ như một hàng rào phi thuếđể làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm nội địa so với sản phẩm nhập khẩu. Trợ cấp của chính phủ có thể

trực tiếp cho người xuất khẩu hoặc nhập khẩu, có thể là gián tiếp thông qua trợ cấp

đầu vào, miễn giảm thuế hoặc phí cho đầu vào sản xuất hoặc quá trình sản xuất. Trợ

cấp gián tiếp còn được thực hiện thông qua khuyến khích những người tiêu thụ các sản phẩm sản xuất trong nước. Chẳng hạn, trợ cấp cho người tiêu thụ sản phẩm sữa của những người nuôi bò sữa để hạn chế nhập khẩu sữa nguyên liệu.

61

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hạn ngạch nhập khẩu và tác động kinh tế của hạn ngạch nhập khẩu? So sánh sự giống và khác nhau giữa thuế quan và hạn ngạch?

2. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện và tác động kinh tế của hạn chế xuất khẩu tự

nguyện? Việt Nam hiện đã có những thỏa thuận hạn chế xuất khẩu tự nguyện nào? Nếu có, cho biết ý nghĩa của việc tham gia đó?

3. Trình bày các hàng rào phi thuếquan liên quan đến giá và quản lý giá? Lấy thí dụ minh họa? Trong tương lai, Việt Nam có nên sử dụng hàng rào này và sử dụng

như thế nào?

4. Trình bày các hàng rào kỹ thuật? Lấy thí dụ minh họa? Trong tương lai, các

hàng rào kỹ thuật sẽđược sử dụng như thế nào? Việt Nam với tư cách là thành viên

WTO, theo bạn, sẽ có thể sử dụng những hàng rào kỹ thuật nào và việc sử dụng những hàng rào kỹ thuật đó có phù hợp với qui định của WTO?

5. Ưu đãi của các chính phủ có phải là một hàng rào thương mại quốc tế hay không? Tại sao? Hãy lấy một số ưu đãi của chính phủ các quốc gia đã áp dụng như

62

CHƢƠNG 5. CHÍNH SÁCH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam là một bộ phận của chính sách kinh tế đối ngoại. Trong công cuộc đổi mới kinh tế, chính sách thương mại quốc tế

của Việt Nam đã có nhiều thay đổi, từng bước được bổ sung và hoàn thiện, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam đã tác động rất lớn đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

5.1. Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam

Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam được hiểu là chính sách ngoại

thương của Việt Nam, bao gồm chính sách hỗ trợ khuyến khích xuất khẩu và chính sách quản lý nhập khẩu.

5.1.1. Chính sách thƣơng mại quốc tế phải phù hợp, nhất quán, thống nhất với chính sách phát triển kinh tế - xã hội

Chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam là một hệ thống các biện pháp kinh tế, hành chính và luật pháp thích hợp mà nhà nước Việt Nam áp dụng để điều tiết hoạt động thương mại, nhằm đạt được mục tiêu đã được xác định trong lĩnh vực

thương mại trong từng thời kỳ nhất định, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận của chính sách kinh tếđối ngoại của Việt Nam, do đó nó thống nhất và tuân thủ các quan điểm của chính sách kinh tế đối ngoại, là sự cụ thể hóa chính sách kinh tếđối ngoại trong lĩnh

vực thương mại quốc tế. Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (Tháng 12/1986), trên quan

điểm đổi mới toàn diện nền kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương mở rộng

giao lưu kinh tế và khoa học - công nghệ với bên ngoài, từng bước hội nhập kinh tế

quốc gia với nền kinh tế thế giới. Các văn kiện đại hội lần thứVII (năm 1991) và sau

này tiếp tục khẳng định chính sách đổi mới và mở cửa với những quan điểm sau đây

về kinh tếđối ngoại:

 Phát triển kinh tếđối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa.

 Xửlý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị.

 Quan điểm mở cửa xây dựng hệ thống kinh tế mở.

 Phát huy ý chí tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tăng lực khai thác những lợi thế của đất nước trong sựtrao đổi và sựphân công lao động quốc tế.

63

 Đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, phù hợp với

cơ chế thị trường, điều kiện của nền kinh tế và điều kiện quốc tế trên nguyên tắc bình đẳng các bên cùng có lợi.

 Nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại trên cơ sở phát huy sức mạnh tổng hợp của kinh tếđối ngoại đối với nền kinh tế quốc dân và đời sống xã hội.

 Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối ngoại phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo

định hướng xã hội chủnghĩa.

Các nguyên tắc của chính sách kinh tế đối ngoại sẽ xuyên suốt và cụ thể hóa

trong chính sách thương mại quốc tế, phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước qua từng thời kỳ. Mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam qua từng

giai đoạn có sựthay đổi và được điều chỉnh. Do vậy, mục tiêu của chính sách thương

mại quốc tế của Việt Nam cũng phải được điều chỉnh phù hợp.

5.1.2. Chính sách thƣơng mại Việt Nam phải phù hợp với những nguyên tắc chung của các tổ chức kinh tế quốc tế

Khu vực hóa và toàn cầu hóa là đặc điểm nổi bật trong sự phát triển của nền kinh tế thế giới hiện đại. Xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa đang tác động và

ảnh hưởng mạnh mẽđến sự phát triển của từng nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Ngày nay, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - công nghệđã đẩy nhanh quá trình cấu trúc lại nền kinh tế và toàn cầu hóa đời sống kinh tế

- xã hội, mang lại cơ hội cho các nước đi sau hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế

giới. Do đó, chính sách thương mại của Việt Nam được xây dựng không chỉ dựa vào các lợi thế của đất nước, mà còn dựa trên những nguyên tắc của các hiệp định thương

mại đa phương và song phương mà Việt Nam đang và sẽ tham gia như Hiệp định AFTA, APEC, WTO, Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp

định xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản…

5.1.3. Chính sách thƣơng mại Việt Nam phải tuân thủ nguyên tắc sử dụng ngoại tệ có hiệu quả

Đểđảm bảo sản xuất phát triển ổn định với tốc độ cao, cần phải nhập khẩu các yếu tố cần thiết mà trong nước chưa sản xuất được thì còn thiếu như máy móc, trang

thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, xuất phát từ một nước sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, năng suất lao động thấp, thu nhập thấp, khảnăng tích lũy còn hạn chế, việc tiết kiệm ngoại tệđối với nhập khẩu là hết sức cần thiết. Cần ưu tiên ngoại

64

tệ nhập khẩu các yếu tố phục vụ sản xuất thực hiện tái sản xuất mở rộng. Chính sách nhập khẩu cũng cần chú ý tới nhập khẩu những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu của

nhân dân như dụng cụ y tế, các loại thực phẩm và phương tiện sinh hoạt mà Việt Nam chưa sản xuất được.

5.1.4. Chính sách thƣơng mại phải có tác dụng bảo vệ, hỗ trợ đối với sản xuất trong nƣớc

Một mặt, xuất phát từ xu hướng tựdo hóa thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam phải mở cửa thịtrường buôn bán với nhiều nước trên thế giới là tất yếu; mặt khác, Việt Nam phải bảo hộ nền sản xuất trong nước. Ngay cả các nước phát triển, có thu nhập cao, vẫn chú trọng tới bảo hộđối với nền sản xuất trong nước. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, vấn đề bảo hộ sản xuất trong nước lại cần phải chú ý vì nhiều ngành sản xuất còn rất “non trẻ”, chưa đủ năng lực cạnh tranh với các ngành sản xuất của các nước phát triển. Tuy nhiên bảo hộ đối với sản xuất trong nước phải trên cơ sở những nguyên tắc của WTO, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Ngoài biện pháp bảo hộ bằng thuế quan (thuế xuất nhập khẩu), cần chú ý sử dụng thuếmôi trường, luật chống bán phá giá, luật thuếđối

kháng và đặc biệt tăng cường sử dụng các biện pháp kỹ thuật.

5.1.5. Chính sách thƣơng mại phải kết hợp hài hòa giữa xuất khẩu và nhập khẩu

Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của ngoại thương Việt Nam, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ chủ yếu

để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Việc nhập khẩu tư liệu sản xuất sẽthúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra nhiều sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ. Nhiều năm qua, Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, coi xuất khẩu là tiền đề để

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của nước ta. Phương hướng xuất khẩu đã được khẳng định tại đại hội VIII: “Đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cường sản xuất những mặt hàng trong nước sản xuất có hiệu quả... là một nhiệm vụ chiến lược quyết định sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước”.

5.2. Chính sách thƣơng mại quốc tế của Việt Nam qua các thời kỳ

5.2.1. Thời kỳtrƣớc Đổi mới (1986)

Trước khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, thương mại nói chung và

thương mại quốc tế nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, chưa được coi là một ngành kinh tế cảtrong tư duy và hành động thực tế. Ở phạm vi quốc tế, thực hiện chế độ “nhà nước độc quyền ngoại thương”, thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động xuất nhập

65

khẩu đều tập trung trong tay các doanh nghiệp nhà nước như các phẩm công ty xuất nhập khẩu trực thuộc BộThương Mại ( nay là BộCông Thương) và các công ty nhập khẩu của tỉnh thành phố. Các công ty này được Nhà nước giao cho độc quyền xuất nhập khẩu một nhóm hàng nhất định trên những thị trường nhất định, doanh nghiệp

tư nhân không được tham gia xuất nhập khẩu.

Chính sách Nhà nước độc quyền ngoại thương được vận hành theo cơ chế kế

hoạch hóa tập trung, nghĩa là mọi hoạt động xuất nhập khẩu đều thực hiện theo kế

hoạch và chịu sự quản lý của Bộ Ngoại Thương do các tổng công ty xuất nhập khẩu của nhà nước đảm nhiệm. Với cơ chế quản lý này, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu không có quyền chủ động trong các hoạt động xuất nhập khẩu của mình, thực hiện sản xuất hàng xuất khẩu theo những chỉ tiêu kế hoạch đã được giao và những nguyên vật liệu cần thiết cho sản xuất. Cơ chếnhư vậy đã tách rời người bán

và người mua: người sản xuất ở thế bịđộng, còn người kinh doanh ở thếkhông năng động; nếu bị thua lỗ, doanh nghiệp sẽđược bù lỗ bằng các khoản trợ cấp. Với cơ chế đó, các doanh nghiệp không quan tâm tới tình hình về tài chính, đến khách hàng và những sản phẩm do mình làm ra.

Với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ mang tính chất khép kín trong phạm vi quốc gia và Hội đồng Tương trợ Kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam trong thời kỳ này có những đặc điểm nổi bật sau:

 Tập trung ưu tiên trao đổi ngoại thương với các nước thuộc thịtrường khu vực một, tức là khu vực trao đổi bằng đồng Rúp, chủ yếu là Liên Xô cũ và Đông

Âu;

 Sản xuất hàng xuất khẩu chưa được tập trung đẩy mạnh, bó hẹp ở thu gom hàng xuất khẩu, sản xuất gia công theo Nghịđịnh thư.

5.2.2. Thời kỳsau Đổi mới

5.2.1.1. Giai đoạn 1986 - 2000

Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó có đổi mới vềthương mại quốc tế. Chính sách thương mại trong giai

đoạn này tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau:

 Đẩy mạnh xuất khẩu đểđáp ứng nhu cầu nhập khẩu;

 Áp dụng rộng rãi các hình thức hợp tác và liên kết với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước khác trên thế giới;

 Tiến hành hoạt động thương mại quốc tếtheo quan điểm mở cửa, tức là đa

66

thế giới, gắn thị trường trong nước với thị trường quốc tế theo nguyên tắc

đảm bảo độc lập, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia và cùng có lợi.

Trong giai đoạn này Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng: Quyết

định 117/HĐBT ngày 16/6/1987 về chính sách, biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu và

tăng cường quản lý xuất nhập khẩu; Nghị định 64/HĐBT ngày 16/6/1989 về chế độ

tổ chức quản lý kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu là cơ sở của chính sách thương

mại trong thời kỳ này. Tuy nhiên, chính sách thương mại của Việt Nam trong giai

đoạn 1989 - 1990 chưa có gì đột biến, còn mang nặng dấu ấn cũ, chưa thoát khỏi

quan điểm Nhà nước độc quyền về ngoại thương.

Đại hội lần thứVII (1991) đã khẳng định quan điểm: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Các hội nghị trung ương tiếp theo khẳng định Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tếđối ngoại. Theo tinh

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)