Phân tích cân bằng tổng quát về thuế quan

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 45)

3.5.1. Đối với nƣớc nhỏ

Khi một nước nhỏ đánh thuế quan vào sản phẩm nhập khẩu, điều đó không ảnh hưởng đến giá cả thế giới, nhưng giá cả nội địa của sản phẩm đó sẽtăng lên đúng

bằng toàn bộ phần thuếquan đối với các nhà sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Để cho đơn giản, chúng ta tiếp tục sử dụng trên thí dụ về quốc gia 1 và quốc

gia 2 đã cho ở phần trước. Vẽ đường giới hạn sản xuất của quốc gia 2 – là quốc gia

dư thừa tư bản, chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm Y – sản phẩm thâm dụng tư bản, có lợi thế so sánh của quốc gia này.

Từ biểu đồ trên, chúng ta thấy PX/PY = 1 trên thị trường thế giới và quốc gia 2 không có ảnh hưởng gì đến giá cả thế giới:

Khi mậu dịch tự do, quốc gia 2 sẽ xuất khẩu 60Y lấy 60X từ phần còn lại của thế giới và tiêu dùng sẽđạt tại điểm E trên đường bàng quan III.

Khi đánh thuế 100% lên sản phẩm X, giá cả sản phẩm này sẽtăng lên gấp đôi,

46

giới. Ở mức giá cao này, mức sản xuất sản phẩm X ở quốc gia 2 tăng lên và đạt tới

điểm F. Trong khi đó sản phẩm Y được sản xuất ít hơn so với trước khi bịđánh thuế

(so sánh điểm F với điểm B trên đường giới hạn khảnăng sản xuất). Biểu đồ còn cho thấy, để xuất khẩu FG hay 30Y, quốc gia nhập khẩu GH’ hay 30X. Trong đó GH = 15X đi thẳng tới người tiêu dùng trong nước, phần còn lại HH’ = 15X là phần thu của chính phủ nhờ đánh thuế quan 100% trên sản phẩm X. Điểm H’ nằm trên đường

bàng quan II’ thể hiện một sự tiêu dùng giảm đi so với điểm E trên đường bàng quan III. Bây giờ, quốc gia 2 sẽ xuất khẩu 30Y để nhập khẩu 30X thay vì 60Y để đổi lấy

60X như trước khi đánh thuế quan. Như vậy, với thuế quan, chuyên môn hóa sản xuất và lợi lộc từ mậu dịch đều bị giảm sút.

Giả sử thuế quan đánh trên sản phẩm X là 300%, PX/PY = 4, quốc gia 2 sẽ trở

lại điểm sản xuất và tiêu dùng A, tức điểm tự cấp tự túc. Với mức thuế quan này thủ

tiêu luôn mậu dịch. Thuếquan như vậy gọi là thuếquan ngăn cấm.

3.5.2. Đối với nƣớc lớn

Để đảm bảo tính chất tổng hợp, thuận lợi, chúng ta dùng đường cong ngoại

thương của quốc gia 2 và quốc gia 1 (tức phần còn lại của thế giới) để phân tích sự

cân bằng tổng quát dưới tác động của thuế quan mà chính phủ quốc gia 2 đánh vào

sản phẩm X.

Đối với nước lớn, thuế quan làm giảm số lượng sản phẩm nhập khẩu nhưng

lại làm tăng tỷ lệ mậu dịch. Trên thực tế, lợi tức quốc gia tăng lên hay giảm đi phụ

thuộc vào sự tác động của hai yếu tố trên. Tác động của thuế quan được minh họa trên biểu đồ sau.

47

Trước khi đánh thuếquan, đường cong ngoại thương của quốc gia 2 cắt đường cong ngoại thương của quốc gia 1 tại điểm E. Ở đây, quốc gia 2 trao đổi 60Y lấy 60X, tức giá cả so sánh sản phẩm X là PX/PY = PW = 1.

Sau khi đánh thuế, cầu của quốc gia 2 đã giảm xuống, thể hiện trên đường cong ngoại thương 2’ và cắt đường cong ngoại thương 1 tại điểm cân bằng mới E’.

Tại đây quốc gia 2 đổi 40Y lấy 50X với giá cả quốc tế mới là PX/PY = PW’ = 0,8. Như

vậy, tỷ lệ mậu dịch của quốc gia 1 (phần còn lại của thế giới) đã giảm từ PX/PY = PW

= 1 đến PX/PY = PW’ = 0,8. Mặt khác tỷ lệ mậu dịch của quốc gia 2 lại tăng lên từ

PY/PX = PW = 1 đến PY/PX = PW’ = 1,25. Với bất kỳ một tỷ lệ thuếquan nào, đường cong ngoại thương của quốc gia 1 càng dốc hay càng co giãn ít, tỷ lệ mậu dịch càng giảm ở quốc gia 1 nhưng nó lại càng tăng ở quốc gia 2.

Như vậy, khi quốc gia 2 đánh thuế nhập khẩu, khối lượng mậu dịch giảm

nhưng tỷ lệ mậu dịch lại tăng lên, lợi tức của quốc gia 2 có thểtăng lên, giảm đi hoặc

không đổi phụ thuộc vào sự tác động của 2 yếu tố đối nhau đó. Trong trường hợp quốc gia 2 này là quốc gia lớn, việc giảm một khối lượng nhập khẩu đã làm thay đổi giá cả thế giới. Mặc dù vậy, trong 50X nhập vào quốc gia 2, chỉcó 25X đi thẳng đến

người tiêu dùng, còn 25X là nguồn thu của chính phủ nhờ thuế quan. Kết quảlà đối với người tiêu dùng cá nhân và nhà sản xuất ở quốc gia 2, giá cả so sánh sản phẩm X sẽ là PX/PY = 1,6. Tỷ lệ này gấp 2 lần so với giá trên thịtrường thế giới.

48

3.6.1. Khái niệm, ý nghĩa của thuế quan tối ƣu và sự trảđũa

Thuế quan tối ưu là một loại thuế quan làm cực đại lợi tức ròng bằng cách gia

tăng các tỷ lệ mậu dịch chống lại sự giảm của khối lượng mậu dịch.

Bắt đầu từ mậu dịch tự do, khi đánh thuế quan, lợi tức sẽở vị trí cực đại (gọi là thuế quan tối ưu) và sau đó giảm dần. Cuối cùng quốc gia lại quay về tình trạng tự

cấp tự túc với mức thuế quan cấm đoán. Khi một quốc gia đánh thuế quan, tỷ lệ mậu dịch sẽtăng lên làm cho quốc gia bạn hàng ở vào thế bất lợi vì tỷ lệ mậu dịch của họ đã giảm xuống vì phải đối đầu một lúc với cả khối lượng mậu dịch thấp hơn và tỷ lệ

mậu dịch giảm đi, lợi tức của bạn hàng mậu dịch do đó cũng giảm đi. Kết quảlà, đến

lượt mình, bạn hàng cũng đánh thuế quan để trừng phạt quốc gia kia. Sau đó, quốc gia này lại tiếp tục đánh thuế để trả đũa. Như thế, quá trình trên cứ tiếp tục và cuối cùng, tất cả các quốc gia đều bị mất đi lợi ích từ mậu dịch.

3.6.2. Minh họa thuế quan tối ƣu và sự trảđũa bằng đồ thị

Để thuận tiện, sử dụng lại đường cong ngoại thương của quốc gia 1 và quốc gia 2 khi mậu dịch tựdo làm phương tiện để phân tích thuế quan tối ưu và sự trảđũa

giữa hai quốc gia.

Khi chưa đánh thuế quan, quốc gia 1 và quốc gia 2 là hai nước lớn, tức ảnh

hưởng đến giá cả thế giới. Điểm cân bằng được xác định tại E với PW = 1. Giả sử với thuế quan tối ưu, đường cong ngoại thương của quốc gia 2 sẽ tịnh tiến đến 2*, điểm cân bằng sẽ chuyển đến một điểm mới là E’. Tại đó 25Y = 40X, tức giá trị của X giảm so với trước đây. Tỷ lệ mậu dịch ở quốc gia 1 sẽ giảm xuống còn PX/PY = PW* =

0,625. Trong khi đó tỷ lệ mậu dịch ở quốc gia 2 lại tăng lên đến PY/PX = 1/PW* = 1/0,625 = 1,6.

49

Khi thuế quan kết hợp với đường cong ngoại thương 2* không những làm

tăng nhanh hơn lợi tức của quốc gia 2 (vì tỷ lệ mậu dịch tăng) so với lợi tức giảm (do giảm khối lượng mậu dịch) mà còn biểu hiện đó là lợi tức cao nhất mà quốc gia 2 đạt

được bởi thuế quan (và vượt cả lợi tức do mậu dịch tự do mang lại). Trong khi đó,

quốc gia 1 sẽ bị thiệt vì tỷ lệ mậu dịch và khối lượng mậu dịch đều giảm đi so với mậu dịch tự do. Kết quả là quốc gia 1 sẽ thực hiện trả đũa bằng cách đánh một thuế

quan tối ưu lên sản phẩm nhập khẩu Y từ quốc gia 2. Do đó, điểm cân bằng đã dịch chuyển từE* đến E**. Tại đây, tỷ lệ mậu dịch của quốc gia 2 sẽ bị giảm sút và tỷ lệ

mậu dịch của quốc gia 1 tăng lên nhưng khối lượng mậu dịch sẽ giảm đi nhiều. Tơi đây, cảm thấy bị thiệt, quốc gia 2 lại tiếp tục trừng phạt quốc gia 1 thuế quan tối ưu

lên sản phẩm nhập khẩu X. Quá trình này cứ tiếp diễn cho đến khi cả 2 quốc gia trở

về vị trí ban đầu tức là sản xuất tự cấp tự túc, thực hiện một nền kinh tế đóng cửa, không giao thương với nhau. Kết quả cuối cùng là cả 2 quốc gia đều mất đi lợi ích do mậu dịch mang lại.

Như vậy, thuế quan có thể cải thiện được tỷ lệ mậu dịch của nước lớn, đặc biệt nước này có sức mạnh độc quyền trên thị trường thế giới. Đối với nước nhỏ, thuế quan tối ưu là bằng 0 bởi vì thuế quan ở những nước này không làm thay đổi tỷ

lệ mậu dịch vì nó không ảnh hưởng đến giá thế giới mà chỉ làm giảm khối lượng mậu dịch của nước đó mà thôi. Như vậy, rõ ràng không một loại thuế quan nào có thể làm

tăng lợi tức của quốc gia nhỏhơn là mậu dịch tự do ngay cả khi bạn hàng mậu dịch của họ không thực hiện các biện pháp trảđũa.

Ngày nay thuế quan tối ưu là cách lập luận tốt nhất có giá trị kinh tế thật sự

cho việc bảo hộ mậu dịch của các quốc gia lớn trên thế giới. Nó áp dụng trực tiếp các nguyên tắc phân bố hiệu lực các nguồn lực giữa các quốc gia, nó chứng minh một

điều là thuế quan có thể thay đổi tỷ lệ mậu dịch theo hướng có lợi cho một nước, chuyển sự bất lợi sang nước khác. Tuy nhiên, nếu đứng trên giác độ toàn bộ thế giới, áp dụng thuế quan tối ưu và sự trừng phạt lẫn nhau có thể dẫn đến triệt tiêu mậu dịch.

50

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày các khái niệm: thuế đặc định, thuế quan tính theo giá trị, thuế ưu đãi. Nêu ưu, nhược điểm của từng loại.

2. Phân tích tác động cân bằng cục bộ của thuế quan nhập khẩu đối với quốc gia nhỏ? 3. Phân tích cân bằng tổng quát về thuế quan đối với nước nhỏvà nước lớn?

51

CHƢƠNG 4. CÁC HÀNG RÀO THƢƠNG MẠI PHI THUẾ QUAN

4.1. Các hàng rào phi thuếquan có định lƣợng

4.1.1. Hạn chếđịnh lƣợng

Hạn chế định lượng chính là các hạn chế hoặc hạn ngạch về định lượng cho một sản phẩm hoặc một hàng hóa cụ thể có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong một

giai đoạn nào đó, thường là một năm. Vì các công cụ hạn chế nhập khẩu phổ biến

hơn nên trong chương này chỉ tìm hiểu về các hình thức hạn chếđịnh lượng về nhập khẩu.

4.1.1.1. Cấm nhập khẩu

Cấm nhập khẩu là hàng rào phi thuế quan được áp đặt lên một số hàng hoá, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Cấm nhập khẩu thường áp

đặt chủ yếu cho những hàng hoá ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng, các chất độc hại, các sản phẩm văn hoá gây tác hại cho đạo đức, xã hội. Tuy nhiên, đối với một số nước đang phát triển, để bảo hộ cho một số ngành công nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ, hàng rào thương mại quốc tế cấm nhập khẩu vẫn

được sử dụng khá phổ biến. Cấm nhập khẩu thường được áp đặt có thời hạn và thời hạn này thường ghi rõ trong các chính sách của các chính phủ nhằm điều tiết hoạt

động thương mại quốc tế. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cần thiết, hàng rào cấm nhập khẩu có thểđược dựng ngay lên để cản trở nhập khẩu, hạn chế tiêu dùng vì lợi ích của quốc gia.

Vai trò của hàng rào cấm nhập khẩu là để bảo hộ, tạo điều kiện cho các ngành sản xuất trong nước phát triển, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng dân cư nước nhập khẩu. Hàng rào cấm nhập khẩu cần phải được sử dụng kết hợp với các công cụ chính sách khác, kể cả chính sách thương mại nội

địa mới có thể phát huy vai trò kích thích sản xuất trong nước phát triển. Nếu không, hàng rào cấm nhập khẩu sẽ có tác dụng ngược lại là tạo ra độc quyền, lãng phí nguồn lực xã hội và làm giảm năng lực cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước. Một số ngành công nghiệp non trẻ nấp sau hàng rào cấm nhập khẩu sẽ không bao giờ “lớn lên”.

Tác động kinh tế của cấm nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ không thâm nhập được vào thị trường, sản lượng sẽ giảm và ảnh hưởng đến việc làm. Người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải cắt giảm tiêu dùng và chịu giá cao hơn. Người sản xuất sẽ đẩy sản lượng lên đến điểm cân bằng nội địa và được hưởng lợi do tăng sản lượng và giá cao hơn. Thiệt hại của người tiêu dùng một phần thuộc vềngười sản xuất và một phần là thiệt hại ròng của xã hội do

52

nguồn lực bị sử dụng kém hiệu quảđể sản xuất ra hàng hóa thay thế nhập khẩu. Cấm nhập khẩu được sử dụng trong trường hợp cần thiết gắn với hạn chế sản xuất và tiêu dùng nội địa. Hàng xuất khẩu của Việt Nam hiện nay hầu như không gặp phải rào cản này.

4.1.1.2. Hạn ngạch nhập khẩu a. Khái niệm

Hạn ngạch nhập khẩu là lượng (tính theo sốlượng hoặc giá trị) hàng hóa được phép nhập khẩu vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một thời kỳ nhất định

(thường là một năm). Hạn ngạch nhập khẩu là hàng rào thương mại phi thuế quan giản đơn nhất. Cơ chế tác động của hạn ngạch cũng có thể so sánh với tác động của thuế quan. Hạn ngạch tác động về mặt lượng còn thuế quan tác động thông qua giá.

Phương pháp thích hợp nhất để phân tích sự tác động này là phân tích cân bằng bộ

phận trên cơ sở đường cung và đường cầu bởi vì hạn ngạch nhập khẩu thường ứng dụng cho một sản phẩm cụ thể.

b. Những tác động của quota nhập khẩu

Để phân tích tác động của quota nhập khẩu, chúng ta tìm hiểu ví dụ sau

(tương tựnhư ví dụ trong phân tích thuế quan):

Cho hàm cầu và hàm cung sản phẩm X của 1 quốc gia có dạng như sau:

QDX = -20 PX + 90 ; QSX = 10 PX

QDX, QSX là số lượng sản phẩm X tính bằng 1 đơn vị. PX là giá sản phẩm X tính bằng USD. Giả thiết đây là một nước nhỏ và giá thế giới là PX = 1 USD.

53

Khi chưa có mậu dịch tự do, cung cầu cân bằng tại điểm E.

Khi có mậu dịch tự do, giá của sản phẩm X trong nước của quốc gia này sẽ là 1 USD. Ở mức giá PX = 1 USD, quốc gia này sẽ tiêu thụ 70X (đoạn AB), trong đó

sản xuất trong nước là 10X (đoạn AC), còn lại 60X (đoạn CB) là nhập khẩu từ bên ngoài.

Bây giờ quốc gia hạn chế nhập khẩu bằng 1 quota nhập khẩu 30X:

Lúc này giá cả nội địa của sản phẩm X sẽ tăng lên đến PX = 2 USD (cũng

giống như đánh thuế quan 100% lên sản phẩm X).

Tại mức giá mới này, tiêu dùng giảm xuống, chỉ còn 50X (GH), trong đó sản xuất trong nước được 20X (GJ) và cho phép nhập khẩu từ bên ngoài bằng 1 quota: 30X (JH)

Như vậy, với quota nhập khẩu 30X thì: tiêu dùng giảm 20X, sản xuất trong

nước tăng 10X (cũng giống như đánh thuế quan 100%).

Giả sử có sựgia tăng về cầu, tức là đường cầu DX tịnh tiến lên phía trên thành DX’. Tại đây giá cả sản phẩm X tăng từ 2 USD đến 2,5 USD, sản xuất trong nước

tăng lên đến 25X (G’T’) và tiêu dùng nội địa cũng tăng lên đến 55X (G’H’). Nhưng

với thuế quan thì giá cả sản phẩm X vẫn không thay đổi (2 USD), sản xuất trong

nước vẫn là 20X (GJ), nhưng tiêu dùng nội địa lại tăng lên đến 65X (GK) và nhập khẩu sẽ là 45X (JK)

Tóm lại: Tác động của quota nhập khẩu cũng tương tự như tác động của thuế quan nhập khẩu, nhưng nó mang tính hạn chế nhiều hơn, chắc chắn hơn, có lợi cho nhà sản xuất nội địa hơn, nhưng người tiêu dùng bị thiệt hại nhiều hơn, và người

hưởng lợi nhiều nhất là các nhà nhập khẩu chứ không phải là nhà nước.

4.1.2. Trợ cấp xuất khẩu

4.1.2.1. Khái niệm

Trợ cấp xuất khẩu (export subsidy) là khoản trợ cấp hoặc ưu đãi mà chính phủ

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 45)