Trợ cấp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 53 - 55)

4.1.2.1. Khái niệm

Trợ cấp xuất khẩu (export subsidy) là khoản trợ cấp hoặc ưu đãi mà chính phủ

áp dụng cho các công ty trong nước để tạo điều kiện cho họ giảm giá hàng xuất khẩu của mình. Mặc dù việc sử dụng rộng rãi trợ cấp xuất khẩu của một nước có thể làm

tăng xuất khẩu của nó và hỗ trợ cho cán cân thanh toán, nhưng những khoản trợ cấp

như thế bị Hiệp định chung về mậu dịch và thuế quan coi là chính sách buôn bán không công bằng và thường dẫn đến hành vi trảđũa của các nước khác.

Trợ cấp xuất khẩu cũng được tạo ra khi có hỗ trợ giá nội bộ, như ở mức giá tối thiểu được đảm bảo cho một mặt hàng, việc này dẫn đến việc tạo ra nhiều sản phẩm

54

hợp với thuế nhập khẩu, giữ giá cao trong nước bằng cách ngăn cản hoặc đánh thuế

nhập khẩu vào chênh lệch giữa giá thế giới và mức giá tối thiểu bắt buộc).

4.1.2.2. Phân loại

Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) chia trợ cấp thành 3 loại:

Trợ cấp đèn đỏ: là loại trợ cấp trực tiếp, bao gồm:

- Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung cấp

đầu vào với những điều kiện ưu đãi.

- Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuếgián thu đối với sản phẩm xuất khẩu vượt quá mức thuếđánh vào sản phẩm tương tựbán trong nước.

- Hoàn lại quá mức thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng xuất khẩu.

- Bảo hiểm xuất khẩu với phí bảo hiểm không đủ trang trải chi phí dài hạn của

chương trình bảo hiểm (phí mua bảo hiểm hàng xuất khẩu quá nhỏ so với mức cần thiết được qui định)

- Lãi suất tín dụng xuất khẩu thấp hơn lãi suất đi vay của Chính phủ.

Tất cả các trường hợp trên đều coi như trợ cấp ở dạng đèn đỏ (trợ cấp trực tiếp) và bị cấm sử dụng. Nếu chứng minh được hàng xuất khẩu đã hưởng một trong các loại trợ cấp trên, nước nhập khẩu được phép dùng các biện pháp đối kháng trừng phạt.

Trợ cấp đèn vàng: là loại trợ cấp mang tính đặc thù, không phổ biến, đối

tượng nhận trợ cấp được giới hạn trong phạm vi: một doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp; một lĩnh vực công nghiệp hay một nhóm ngành công nghiệp; một khu vực địa lí được qui định rõ nằm trong phạm vi quyền hạn của

cơ quan thẩm quyền cấp phép (ví dụ, trợ cấp cho khu vực lũ lụt). Trợ cấp loại

này được thực hiện, nhưng chỉ dừng ở mức "không gây tác động bất lợi cho

các nước thành viên". Các tác động bất lợi bao gồm: ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành sản xuất của nước nhập khẩu (gây thất nghiệp, sản xuất giảm sút

…); làm vô hiệu hóa và suy yếu các ưu đãi thuếquan đã đạt được trong đàm phán thương mại; làm tổn thất đến quyền lợi nước khác.

Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp được thực hiện mà không bị khiếu kiện, bao gồm:

- Hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ do công ty tiến hành.

55

- Trợ cấp nhằm điều chỉnh những phương tiện sản xuất thích nghi với những

đòi hỏi vềmôi trường, miễn là trợ cấp một lần và giới hạn ở mức 20% chi phí cho việc thích nghi đó (ví dụ nâng cấp cơ sở hạ tầng).

- Hỗ trợ những ngành sản xuất nằm trong các vùng khó khăn.

4.1.2.3. Tác động của trợ cấp xuất khẩu đối với quốc gia thực hiện trợ cấp

a. Tác động tích cực

● Giúp nhà xuất khẩu vượt qua khó khăn để thâm nhập và đứng vững trên thịtrường quốc tế.

● Góp phần điều chỉnh cơ cấu ngành, cơ cấu vùng.

● Được sử dụng như một công cụ "mặc cả" trong đàm phán quốc tế.

b. Tác động tiêu cực

● Chính phủ bỏ tiền chi cho trợ cấp tuy nhiên lợi ích thuộc về các nhà sản xuất khinh doanh hàng xuất khẩu.

● Mức cung ở thị trường nội địa giảm do mở rộng quy mô xuất khẩu, giá cả

thịtrường nội địa tăng lên.

● Nếu trợ cấp lâu dài gây ra "sức ì" cho các nhà sản xuất kinh doanh trong

nước; đồng thời có thể gây ra phản ứng từphía nước nhập khẩu và nước có cùng mặt hàng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Bài giảng thương mại quốc tế (Trang 53 - 55)