5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính nội bộ của một số Kho bạc Nhà nước ở
Nhà nước trong nước và bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên
1.2.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính nội bộ của một số Kho bạc Nhà nước ở trong nước trong nước
1.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính nội bộ của Kho bạc Nhà nước Hòa Bình
Để thực hiện tốt công tác quản lý tài chính nội bộ KBNN Hòa Bình đã thực hiện quán triệt chiến lược phát triển của ngành trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng chủ trương, giải pháp quản lý tài chính nội bộ phù hợp với đặc điểm tổ chức, vị trí địa lý và quy mô hoạt động của đơn vị. Vì vậy, đã góp phần thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Công tác, quản lý tài chính nội bộ KBNN Hòa Bình đã đạt được kết quả cao, ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020 cụ thể:
Thực hiện bố trí sắp xếp công chức thực hiện nhiệm vụ theo từng vị trí việc làm, từng chức danh cụ thể, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ chính trị, định mức chi tiêu, cơ cấu từng nguồn kinh phí trong đơn vị. Xây dựng nội dung, hình thức, nhiệm vụ chi tiêu cho từng công việc cụ thể, xác định số kinh phí tiết kiệm dự tính cho từng nguồn kinh phí, biên chế, cơ cấu đào tạo, bồi dưỡng
28
công chức từ đó có cơ sở để đánh giá công tác quản lý tài chính nội bộ đồng thời quán triệt thực hiện triệt để Luật kế toán, Luật ngân sách, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí và công văn hướng dẫn của KBNN.Từ năm 2015 thực hiện công văn 2518/KBNN-TVQT ngày 07/10/2014 của KBNN V/v triển khai KTNB tập trung tại KBNN quy định cụ thể việc quản lý, phân cấp nguồn thu, nội dung giao nhiệm vụ chi cho KBNN huyện, thị, quy trình luân chuyển chứng từ và hướng dẫn hạch toán kế toán một số nghiệp vụ thu, thanh toán các khoản giao nhiệm vụ chi cho KBNN Huyện, thị.
Qua quá trình thực hiện KBNN Hòa Bình nhận thấy ở KBNN huyện, thị trực thuộc thu nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ bán ấn chỉ, thu hộ tiền nước, điện thoại được được phép giữ lại theo cơ chế quản lý tài chính của ngành phát sinh rất ít nếu để lại tại huyện quản lý, sử dụng thì từng huyện hàng tháng phải lập bảng kê chứng từ thu của từng nguồn thu, bảng kê chứng từ thanh toán việc sử dụng các nguồn thu đó về KBNN tỉnh để hạch toán. Như vậy, công tác kiểm soát hạch toán chứng từ rất nhiều, số tiền phát sinh ít làm mất nhiều thời gian của cả KBNN huyện và Phòng Tài vụ - Quản trị.
Xuất phát từ những hạn chế trên KBNN Hòa Bình đã tổ chức cuộc họp đánh giá sau một năm triển khai thực hiện mô hình KTBN tập trung tại KBNN tỉnh thành phần gồm: Ban lãnh đạo KBNN tỉnh, Lãnh đạo KBNN huyện, lãnh đạo các phòng chức năng thuộc KBNN tỉnh. Phòng Tài vụ - Quản trị KBNN tỉnh báo cáo những mặt đạt được và một số hạn chế từ đó ban lãnh đạo KBNN Hòa Bình đã thống nhất những khoản thu được phép giữ lại KBNN huyện thực hiện thu và nộp vào tài khoản tiền gửi của KBNN huyện. Định kỳ, chuyển về KBNN tỉnh thực hiện hạch toán tập trung tại tỉnh.
Từ thực tế trên cho thấy công tác quản lý tài chính nội bộ KBNN Hòa Bình đã phát huy được tính chủ động, linh hoạt trong quản lý điều hành, giảm nhẹ khối lượng công việc cho KBNN huyện thị và Phòng Tài vụ - Quản trị, công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả, tăng thu
nhập, cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường cơ sở vật chất. Ở đâu, lúc nào, trước hết là người đứng đầu phải có quan điểm đúng đắn, thật sự quan tâm sâu sát, dân chủ, khách quan, công bằng trong công quản lý tài chính nội bộ thì ở đó công tác quản lý tài chính nội bộ đạt kết quả tốt.
1.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý tài chính nội bộ của Kho bạc Nhà nước Hải Phòng
Tổ chức và triển khai chiến lược phát triển của Ngành Kho bạc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, KBNN Hải Phòng có nhiều chủ trương, giải pháp xây dựng quản lý tài chính nội bộ phù hợp với đặc điểm tổ chức, vị trí địa lý và quy mô hoạt động của đơn vị. Vì vậy, đã góp phần quản lý và sử dụng kinh phí chi tiêu nội bộ hiệu quả, tiết kiệm và thực hiện tốt việc tiết kiệm kinh phí để chi bổ sung thu nhập cho CBCC đảm bảo đủ hệ số quy định. Công tác, quản lý tài chính nội bộ KBNN Hải Phòng đạt được kết quả cao, đảm bảo đủ tiềm lực để triển khai yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020. Từ những thành tựu, ưu điểm trên, bước đầu có thể rút ra một số kinh nghiệm trong quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Hải Phòng.
Thực hiện mô hình kế toán nội bộ phân tán sang mô hình kế toán nội bộ tập trung tại KBNN tỉnh từ đầu năm 2015, để tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên, KBNN Hải Phòng thực hiện chi thanh toán cá nhân tập trung toàn tỉnh, giao kinh phí cho KBNN huyện, thị, thành phố để thực hiện chi tiêu nội bộ tại đơn vị mình theo nhiệm vụ được giao. Vì vậy, KBNN Hải Phòng đã xây dựng văn bản điều hành và tổ chức thực hiện dự toán nhằm mục tiêu thực hiện dự toán chi thường xuyên đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm kinh phí để thực hiện chi bổ sung thu nhập cho CBCC đủ hệ số theo quy định (hệ số 0,2), trích lập Quỹ khen thưởng phúc lợi (5%/3 tháng lương), chi khen thưởng phối hợp và chi tăng cường cơ sở vật chất với một số nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, bố trí, phân bổ dự toán chi thường xuyên hợp lý để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị của KBNN trên địa bàn và mức chi tiền lương tăng thêm hệ số 0,8. Một số nội dung chính như sau :
30
- Thực hiện chi các khoản thanh toán cá nhân và chi các chế độ cho CBCC toàn tỉnh theo quy chế chi tiêu nội bộ.
- Chi thanh toán tiền làm thêm giờ được thanh toán tối đa không quá 120 giờ/năm/người/đơn vị.
- Chi tiền phép năm: Bố trí mức chi cho CBCC 100% theo số ngày phép còn lại trong năm mà CBCC chưa thực hiện nghỉ phép năm do yêu cầu công việc.
Thứ hai, đăng ký kinh phí tiết kiệm chi quản lý hành chính để các đơn vị chủ động quán triệt cho CBCC có ý thức tiết kiệm trong sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm và vật tư văn phòng.
Thứ ba, lập Kế hoạch chi quý: Để thực hiện bố trí kinh phí theo nội dung chi thường xuyên tại KBNN tỉnh, KBNN cấp huyện, Phòng Tài vụ - Quản trị KBNN Hải Phòng hướng dẫn các đơn vị thực hiện Lập kế hoạch chi hàng quý. Trên cơ sở kế hoạch xây dựng, các đơn vị thực hiện chi theo kế hoạch được bố trí theo thứ tự ưu tiên. Cuối quý xác định kinh phí tiết kiệm.
Sau thời gian thực hiện, qua triển khai đồng bộ các giải pháp tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên của đơn vị hiệu quả, tiết kiệm kinh phí chi thường xuyên để thực hiện chi bổ sung thu nhập cho CBCC đủ hệ số quy định (hệ số 0,2), trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi đủ 5%/3 tháng lương, chi khen thưởng phối hợp và kết chuyển sang quỹ phát triển hoạt động ngành tại đơn vị (để chi tăng cường cơ sở vật chất).
Thực hiện công khai dân chủ cơ sở đối với tình hình thu , chi tài chính nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Hải Phòng
KBNN Hải Phòng luôn quan tâm đến cơ chế pháp lý để thực hiện quản lý tài chính đảm bảo thống nhất tại các đơn vị thuộc và trực thuộc, nên KBNN Hải Phòng phải ban hành các văn bản về cơ chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị. Định kỳ thực hiện công khai dân chủ đến toàn thể CC biết tình hình thu , chi tài chính của đơn vị, qua đó để toàn thể công chức trong đơn vị giám sát kết quả thực hiện thu, chi tài chính.
Bài học rút ra cho vấn đề này, KBNN Hải Phòng biết kết hợp giữa xây dựng Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ, tình hình dự toán hàng năm để có văn bản chỉ đạo điều hành làm cơ sở pháp lý thực hiện công tác quản lý và chi tiêu kết hợp việc thực hiện công khai dân chủ cơ sở về tình hình thực hiện thu, chi tài chính tại đơn vị để CBCC biết, giám sát kết quả chi tiêu tại đơn vị có đúng với Quy chế quản lý tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị, có thực hiện việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí không.