Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường quản lý tài chính nội bộ tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 52 - 53)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Kho bạc Nhà nước

Ngay sau khi thành lập nước, từ năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 75 ngày 29/5/1946 thành lập Bộ Tài chính. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ có Nha Ngân khố Quốc gia nằm trong Phòng tư, một trong 7 phòng thuộc Bộ Tài chính. Nha Ngân khố hoạt động trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Đến năm 1951, bằng Sắc lệnh số 17/SL ngày 06/5/1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tạm thời chấm dứt hoạt động của Nha Ngân khố thuộc Bộ Tài chính.

Trong suốt thời gian dài từ 1951-1990, nhiệm vụ quản lý, kiểm soát thu chi ngân sách nhà nước do cơ quan Tài chính các cấp và Ngân hàng Nhà nước cùng quản lý, tạo sự trùng lắp, không phân định rõ chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy việc quản lý tồn quỹ ngân sách nhà nước không hiệu quả, gây nên tình trạng thiếu hụt ngân sách cục bộ.

Ngày 04-01-1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ký Quyết định số 07/HĐBT thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính và quy định rõ hệ thống KBNN là tổ chức sự nghiệp thuộc ngành tài chính - tín dụng - bảo hiểm Nhà nước; được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến huyện, quận và cấp tương đương: Ở Trung ương có Cục KBNN; Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có Chi cục KBNN; Ở huyện, quận và cấp tương đương có Chi nhánh KBNN. Đến ngày 01/4/1990, hệ thống KBNN Việt Nam chính thức đi vào hoạt động với tư cách là một tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước và điều hành Quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác theo nhiệm vụ được giao. Thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển qua phát hành công trái, trái phiếu theo quy định của pháp luật.

42

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tăng cường quản lý tài chính nội bộ tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)