5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên
Công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên đã được ban lãnh đạo quan tâm sâu sát, thường xuyên chỉ đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc bám sát nhiệm vụ trọng tâm tổ chức thực hiện; Sự phối hợp của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phổ biến, quán triệt, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà nước cho công chức để nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần thái độ trong thực thi công vụ, trong tổ chức, điều hành thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện công tác quản lý tài chính nội ngành, qua đó hàng năm đơn vị luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, khi xây dựng các định mức, tiêu chuẩn và tiêu thức phân bổ, giao nhiệm vụ chi KBNN Thái Nguyên cần nghiên cứu linh hoạt hơn để tạo sự chủ động cho KBNN huyện nhằm mục tiêu đảm bảo kinh phí phục vụ cho nhiệm vụ chuyên môn được giao của KBNN huyện đồng thời tạo sự chủ động trong việc sử dụng kinh phí của KBNN huyện.
KBNN Thái Nguyên cần thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng biên chế tiết kiệm, hiệu quả, từng KBNN huyện, các phòng thuộc KBNN tỉnh cần quản lý công việc của từng công chức. Cuối ngày, báo cáo công việc còn tồn đọng từ đó có kế hoạch làm việc cho ngày tiếp theo. Trường hợp công việc tồn đọng nhiều phải làm thêm giờ từng bộ phận lập giấy báo làm thêm giờ trong đó ghi rõ những công việc gì phải làm, số giờ cụ thể để thực hiện công việc đó, trình
32
lãnh đạo phụ trách trực tiếp phê duyệt chủ trương cho công chức làm thêm giờ đảm bảo việc làm thêm giờ đúng mục đích, yêu cầu của công việc từ đó tiết kiệm được chi phí trả tiền phụ cấp làm thêm giờ cho công chức, tiết kiệm tiền điện, nước khi có phát sinh công chức làm thêm giờ.
Cần có biện pháp chủ động sử dụng kinh phí được giao trên tinh thần tiết kiệm, đúng mục đích, không gây lãng phí, để phấn đấu số tiết kiệm từ kinh phí thường xuyên năm sau cao hơn so với năm trước để trích lập và sử dụng nguồn kinh phí tiết kiệm được sang quỹ phát triển hoạt động ngành từng bước tăng cường cơ sở vật chất, chi bổ sung thu nhập cho công chức trong đơn vị. kết hợp với các biện pháp tổ chức chi tiêu hợp lý từng bước nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho công chức trong đơn vị. Việc sử dụng kinh phí phù hợp với đặc thù và tình hình thực tế của đơn vị trên cơ sở tuân thủ chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước, của ngành, qua đó nâng cao vai trò, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị trong việc sử dụng kinh phí để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Sắp xếp công chức làm công tác tài chính nội bộ, đủ về số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác và phải mang tính chất ổn định nhằm nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn bằng cách thường xuyên bổ sung, cập nhật kiến thức qua trao đổi, hội thảo chuyên đề cho công chức làm công tác quản lý tài chính nội bộ. Từ đó, chất lượng đội ngũ công chức sẽ đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của ngành Kho bạc trong thời gian sắp tới và đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quy định cụ thể hơn nữa định mức, đối tượng, nội dung chi kinh phí quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập như: định mức chi thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ đối với bản thân công chức trong đơn vị khi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo hoặc các trường hợp đặc biệt khác, cha mẹ công chức và các đơn vị bên ngoài khi ốm đau, qua đời.
Quán triệt sâu, rộng hơn nữa công tác quản lý tài chính nội bộ đến toàn thể công chức, đặc biệt tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị trong việc quản lý kinh phí, quản lý tài sản, phân công công chức đi công tác phải đảm bảo đúng đối tượng, thành phần, lồng ghép, bố trí thành phần, công việc, thời gian cụ thể cho từng chuyến công tác nhằm đạt kết quả cao, tiết kiệm kinh phí. Quản lý chặt chẽ công chức làm việc trong giờ hành chính, hạn chế làm thêm ngoài giờ trừ trường hợp đặc biệt cần thiết.
34
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng công tác quản lý tài chính nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên trong những năm vừa qua như thế nào?
- Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quản lý tài chính nội bộ của Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên?
- Để tăng cường quản lý tài chính nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên cần áp dụng những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn:
2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:
- Các văn bản pháp lý liên quan; các Nghị Quyết, Thông tư, Quyết định liên quan đến công tác quản lý tài chính tại Kho bạc Nhà nước.
- Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và các thông tin từ sách báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình, internet và các phương tiện thông tin đại chúng khác…
- Báo cáo tổng kết hàng năm 2017 – 2019 của KBNN Thái Nguyên - Báo cáo quyết toán năm 2017, 2018, 2019 tại Phòng Tài vụ - Quản trị
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tác giả tiến hành phương phápđiều tra qua bảng hỏi
- Đối tượng điều tra phỏng vấn:
Các đối tượng trực tiếp liên quan đến công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên:
+ Các công chức trực tiếp làm công tác kế toán nội bộ tại phòng Tài vụ - Quản trị và tại các KBNN huyện: 10 người
+ Kế toán trưởng tại các KBNN huyện, kế toán trưởng nội bộ tại KBNN Thái Nguyên: 09 người
+ Các công chức làm công tác mua sắm, sửa chữa tài sản, xây dựng cơ bản nội ngành tại KBNN Thái Nguyên và các KBNN huyện trực thuộc: 10 người.
- Nội dung điều tra phỏng vấn:
Thuận lợi, khó khăn của công tác quản lý tài chính nội bộ hiện nay, những đề xuất kiến nghị về công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên.
- Số lượng điều tra phỏng vấn (điều tra tổng thể mẫu): 29 người.
- Phương pháp phỏng vấn: Điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi
Cấu trúc bảng hỏi gồm 2 phần như sau:
(i) Phần 1: Phần thông tin chung với các nội dung về: Giới tính, đơn vị công tác, vị trí làm việc hiện nay, số năm công tác tại KBNN.
(ii) Phần 2: Nội dung khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau:
Bảng 2.1: Thang đo quãng Likert đo lường mức độ đồng ý
Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá
5 4,21 - 5,00 Hoàn toàn đồng ý
4 3,41 - 4.20 Đồng ý
3 2,61 - 3,40 Không ý kiến (bình thường)
2 1,80 - 2,60 Không đồng ý
1 1.00 - 1,79 Hoàn toàn không đồng ý
Nguồn: Trích từ Nguyễn Đình Thọ& Nguyễn Thị Mai Trang (2009)
+ Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá về các yếu tố trình độ chuyên môn, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ, việc lập, chấp hành dự toán và quyết toán, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiệu quả trong công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên.
36
+ Phần thăm dò ý kiến với các câu hỏi nhằm đánh giá tính công khai minh bạch trong công tác quản lý tài chính nội bộ.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phân tích các nguồn tài liệu (các bài báo khoa học đăng trên tạp chí, sách chuyên khảo, tham khảo; luận văn, luận án, văn bản về cơ chế chính sách của Nhà nước...) có liên quan đến đề tài để thấy được các quan niệm, cách nhìn chuyên biệt của mỗi tác giả, trên cơ sở đó luận văn tìm ra những vấn đề lý luận cơ bản chung nhất, có mối liên hệ lôgic, bản chất để lựa chọn các thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài luận văn.
Phân tích, thống kê mô tả kết quả hoạt động tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên từ năm 2017 đến năm 2019: Thông qua việc so sánh các số liệu, tài liệu tại các báo cáo, tài liệu kế toán do KBNN Thái Nguyên ban hành để đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu, dưới góc độ công tác quản lý nhà nước về kinh tế để tìm ra ưu điểm, hạn chế chỉ ra nguyên nhân tồn tại của vấn đề này. Ngoài ra tác giả còn sử dụng phương pháp thống kê những đặc tính cơ bản của những dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực tiễn. Chúng tạo ra nền tảng cho mọi phân tích định lượng về số liệu công tác quản lý tài chính tại KBNN Thái Nguyên. Cách sử dụng: có thể biểu diễn thống kê dữ liệu bằng đồ thị; bảng số liệu…
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.
Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu như nguồn kinh phí, tỷ lệ % thực hiện so với dự toán được giao, tình hình kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi tại đơn vị qua các năm,... từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí được giao tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên cũng như xu hướng tỷ trọng giữa các nguồn kinh phí được giao....trong giai đoạn 2017-2019.
2.3. Hệ thống các tiêu chí đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính nội bộ tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên nội bộ tại Kho bạc nhà nước Thái Nguyên
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh công tác lập kế hoạch quản lý tài chính nội bộ tại kho bạc Nhà nước bộ tại kho bạc Nhà nước
Chỉ tiêu này nhằm phản ánh công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác tài chính nội bộ, các quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ và việc lập dự toán thu – chi ngân sách hàng năm tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên.
- Căn cứ vào việc xây dựng các văn bản hướng dẫn về công tác tài chính nội bộ, quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên đã được kịp thời, đầy đủ theo đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước và các cấp có thẩm quyền.
- Căn cứ vào hồ sơ lập dự toán thu – chi ngân sách hàng năm tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên và các Quyết định giao dự toán thu - chi ngân sách hàng năm của Kho bạc Nhà nước giao cho Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên để đánh giá tình hình lập dự toán thu – chi ngân sách.
38
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý tài chính nội bộ tại kho bạc Nhà nước Nhà nước
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá khâu chấp hành dự toán và quyết toán các nguồn kinh phí tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên.
Phương pháp đánh giá:
- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền để đánh giá công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên.
- Căn cứ báo cáo quyết toán, báo cáo tài chính hàng năm tại KBNN Thái Nguyên .
- Đánh giá dựa trên việc thống kê, so sánh kết quả thực hiện dự toán thu – chi ngân sách tại KBNN Thái Nguyên từ năm 2017 đến năm 2019 chi tiết theo từng nguồn kinh phí. Qua đó, ta có thể so sánh cơ cấu các nguồn kinh phí, tỷ lệ % thực hiện so với dự toán được giao, tình hình kinh phí tăng thu, tiết kiệm chi tại đơn vị qua các năm,... từ đó đánh giá được hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí được giao tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên cũng như xu hướng tỷ trọng giữa các nguồn kinh phí được giao....
- Cơ cấu các nguồn kinh phí: Kinh phí tăng thu,
tiết kiệm chi = Tiết kiệm chi từ KP
thường xuyên giao khoán +
Nguồn thu được để lại tại đơn vị Tổng KP tại đơn vị = KP chi thường xuyên + KP chi đầu tư phát triển, HĐH + KP ngân sách địa phương hỗ trợ + Nguồn phí được khấu trừ để lại Trong đó: Kinh phí chi thường xuyên = Nguồn NSNN (đảm bảo chi 1 lần tiền lương) +
Nguồn thu nghiệp vụ thường xuyên (giao khoán và giao quản lý KH) Kinh phí chi
đầu tư phát triển, HĐH
= Nguồn NSNN (chi tinh giản biên chế) +
Nguồn thu nghiệp vụ không thường xuyên (XDCB, mua sắm, sửa chữa
2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý tài chính nội bộ tại kho bạc Nhà nước quản lý tài chính nội bộ tại kho bạc Nhà nước
Thông qua công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá những ưu điểm, nhược điểm và những mặt còn hạn chế trong công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên.
Phương pháp đánh giá:
- Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý tài chính nội bộ tại KBNN Thái Nguyên (như quy chế, quy định, hướng dẫn…)
- Căn cứ vào báo cáo kết quả các cuộc tự kiểm tra của phòng Tài vụ - Quản trị (bộ phận Tài vụ).
- Căn cứ vào kết luận của các cuộc kiểm tra công tác tài chính nội bộ hàng năm.
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý tài chính nội bộ tại kho bạc Nhà nước Thái Nguyên nội bộ tại kho bạc Nhà nước Thái Nguyên
Việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng sẽ giúp cho Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên có những giải pháp, phương hướng đúng đắn để tăng cường hơn công tác quản lý tài chính nội bộ tại đơn vị.
Phương pháp đánh giá: - Nhân tố chủ quan:
+ Sự nhận thức của đơn vị về tự chủ tài chính và trình độ của người quản lý trong đơn vị
+ Công tác bố trí, sử dụng công chức làm công tác quản lý TCNB + Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính nội bộ + Tổ chức hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ KBNN Thái Nguyên