Điểm yếu của cơcấu tổchức hiện tại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 61 - 62)

* Về chuyên môn hóa và sự phân chia thành các bộ phận

- Các phòng và chi cục thống kê cấp huyện trong cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn được phân chia thành các phòng với số lượng, biên chế, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như hiện nay chưa hoàn toàn phù hợp với phạm vi hoạt động và đặc thù công việc, cụ thể các Phòng nghiệp vụ đều phải đảm nhận công việc triển khai các điều tra theo lĩnh vực phụ trách, đồng thời xử lý, tổng hợp kết quả và viết báo cáo phân tích là khá nặng và như hiện tại chưa hoàn thành hết công việc đó là biên soạn kết quả điều tra để phổ biến thông tin thống kê.

- Tuy mối quan hệ dọc trong Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn là tương đối hợp lý, nhưng mối quan hệ theo chiều ngang giữa các phòng chuyên môn lại thể hiện một số điểm bất hợp lý. Vẫn có hiện tượng trùng lắp chức năng, nhiệm vụ giữa các phòng chuyên môn, trong khi đó có những việc không được phân công rõ ràng cho phòng nào, dẫn đến không có ai làm và chịu trách nhiệm. Đó là việc thu thập thông tin từ các đơn vị trên địa bàn tỉnh, việc chia sẻ dữ liệu...

* Về quyền hạn và trách nhiệm: Quyền hạn và trách nhiệm của một số phòng nghiệp vụ chưa thực hiện hết như việc giải trình số liệu thống kê còn yếu. Công tác

tham mưu còn yếu, năng lực chuyên môn và tầm nhìn của công chức tham mưu chưa bao quát, việc cung cấp thông tin chưa đầy đủ và kịp thời.

* Tầm kiểm soát tại một số Phòng chưa hợp lý: Các phòng nghiệp vụ tổ chức thu thập thông tin đầu vào, vừa xử lý số liệu và công bố kết quả đầu ra. Tầm kiểm soát lớn như vậy dễ dẫn không đảm bảo tiến độ, khó quản lý và kiểm soát, kết quả và hiệu quả thực hiện công việc không cao.

* Phi tập trung còn yếu: Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn cần tiếp tục thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng công tác thống kê, công tác phân tích và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, kịp thời đề xuất các giải pháp ứng phó có hiệu quả các biến động trên thị trường phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương; đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê; đẩy mạnh công tác biên soạn các ấn phẩm thống kê, tuyên truyền, phổ biến thông tin thống kê, biến thông tin thống kê thành tri thức của người sử dụng.

Như vậy, tập trung quyền lực ở mức độ cao đã dẫn đến các hạn chế sau trong bộ máy quản lý của Cục như: (i) làm giảm tính tích cực, sáng tạo của các cấp quản lý thấp hơn cũng như của công chức; (ii) cấp quản lý cao nhất do quá nhiều việc nên thời gian dành cho hoạt động hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch có thể bị giảm đi. Mặc dù Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn đã nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa tập trung và phi tập trung trong bộ máy quản lý, nhưng việc phân quyền, ủy quyền cho các Phòng nghiệp vụ chưa đủ mạnh. Quá trình thực hiện công việc đôi khi người được ủy quyền chưa chủ động ra quyết định và thực hiện, sợ trách nhiệm dẫn đến tiến độ công việc chậm, đôi khi đổ dồn công việc lên cấp trên.

Các mối quan hệ phối hợp được thiết kế hợp lý nhưng chủ yếu vẫn chỉ được xác định về mặt lý thuyết, mang tính hình thức trong quy chế hoạt động, còn trên thực tế quan hệ phối hợp vẫn gặp khó khăn. Một số mối quan hệ phối hợp chưa xác định rõ ràng về trách nhiệm cũng như lợi ích, do vậy hiệu quả phối hợp thấp, thời gian giải quyết công việc có khi bị chậm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 61 - 62)