Điều kiện thực thi giải pháp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 79 - 89)

Quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chức đòi hỏi sự nỗ lực và ủng hộ của nhiều chủ thể, đặc biệt là đội ngũ công chức của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn. Vì thế, muốn thực hiện các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục cần bảo đảm những điều kiện sau:

* Sự phù hợp với luật pháp, quy định hiện hành của Nhà nước

Mô hình Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn ra đời theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê để thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành. Tính đến thời điểm hiện tại qua khoảng thời gian 16 năm đi vào hoạt động thực tiễn, Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn đã thể hiện được hiệu quả trong quản lý, khai thác sử dụng. Thực hiện Quyết định số 1006/QĐ-TCTK ngày 20/5/2020 của Tổng cục Thống kê Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê các tỉnh, thành phố; Quyết định số 1007/QĐ-TCTK ngày 20/5/2020 của Tổng cục Thống kê Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thống kê khu vực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Quyết định số 1246/QĐ- TCTK ngày 05/8/2020 của Tổng cục Thống kê ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào các tiêu chuẩn, quy định nêu trên yêu cầu để đổi mới về cơ cấu tổ chức, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ để thực hiện hiệu quả công việc được giao, nên cần rà soát lại chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cho phù hợp với thực tiễn.

* Xây dựng được chiến lược phát triển trong đó có chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn.

Một tổ chức mạnh là một tổ chức có nguồn nhân lực mạnh. Một bộ máy quản lý có hiệu quả là một bộ máy có những con người giỏi về chuyên môn, sáng tạo và nhiệt tình với công việc, tâm huyết với sự phát triển của tổ chức. Vì vậy Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn cần xây dựng và thực thi chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhằm thực hiện chiến lược tổng thể của đơn vị.

* Xây dựng và phát triển văn hóa công sở-yếu tố hỗ trợ và gắn bó chặt chẽ với quá trinh hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Văn hoá công sở là quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của công chức, người lao động khi thực hiện nhiệm vụ; Việc thực hiện tốt văn hóa công sở sẽ có tác dụng: Bảo đảm tính trang nghiêm, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan; xây dựng phong cách ứng xử chuẩn mực của công chức, người lao động trong thực hiện công việc và đối với người dân, hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ công chức, người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn phải nhìn nhận, đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên và bố trí họ vào các vị trí công việc phù hợp, tạo điều kiện để họ phát huy năng lực. Đồng thời Cục có những chính sách đào tạo hợp lý nhằm bồi dưỡng năng lực và trình độ chuyên môn cho công chức, tạo điều kiện để họ được phát triển và cống hiến cho ngành.

Đối với các phòng, chi cục thống kê phải xây dựng kế hoạch thực hiện công việc của đơn vị mình có tính khả thi có sự phối hợp và tương tác với các phòng, cá nhân có liên quan.

Mô hình tổ chức mới mà tác giả đề xuất sẽ góp phần giúp Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn giải quyết được các vấn đề khó khăn trong thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo thực hiện công việc được giao một cách hiệu quả.

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới đất nước và công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH cũng như tăng cường hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu và nhiệm vụ của ngành Thống kê ngày càng cao. Trong khi đó, đội ngũ công chức thiếu hụt về số lượng và chất lượng, tuyển dụng gặp khó khăn, sức hút của nghề thống kê không cao. Do đó, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải cơ cấu tổ chức ngành Thống kê nhằm tăng cường về số lượng và bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu và nhiệm vụ ngày càng cao của Ngành. Để thực hiện được mục tiêu sứ mệnh của Ngành đòi hỏi ngành Thống kê Việt Nam nói chung và ngành Thống kê tỉnh Lạng Sơn nói riêng phải hoàn thiện cơ cấu tổ chức, đây là một trong những nội dung rất quan trọng mà bất kỳ một tổ chức nào cũng cần đặc biệt quan tâm.

Việc hoàn thiện thay đổi mô hình tổ chức và hoạt động là điều tất yếu, cần thiết phải có sự nghiên cứu một cách có cơ sở khoa học và hệ thống về cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn. Đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Lang Sơn” nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả. Luận văn đã hoàn thành được mục tiêu đó với các nội dung sau:

1. Hệ thống hoá cơ sở lý luận về cơ cấu tổ chức quản lý: Các thuộc tính cơ bản, các mô hình tổ chức bộ phận của cơ cấu, các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức, tiêu chí đánh giá và quá trình hoàn thiện cơ cấu.

2. Giới thiệu chức năng nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn trong giai đoạn từ năm 2017-2019. Phân tích thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn theo các thuộc tính cơ bản của cơ cấu: chuyên môn hóa và phân chia các bộ phận; quyền hạn và trách nhiệm; mối quan hệ giữa tập trung và phi tập trung trong bộ máy; tầm và cấp quản lý; quan hệ phối hợp giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức. Từ đó đánh giá chung cơ cấu tổ chức của Cục theo các tiêu chí, đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân những điểm yếu của cơ cấu hiện tại của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn.

3. Luận văn đề xuất một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn, đó là thành lập mới/sáp nhập, thay đổi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn một số phòng và Chi cục Thống kê; đề xuất một số giải pháp khác. Luận văn nêu sơ đồ cơ cấu tổ chức dự kiến sau khi hoàn thiện theo các giải pháp nói trên; đồng thời cũng kiến nghị một số điều kiện để thực hiện các giải pháp đó. Hệ thống các giải pháp mà tác giả luận văn đề xuất dựa trên việc nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn hiện tại và định hướng phát triển Cục trong giai đoạn tới.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả đã vận dụng kiến thức, lý luận được tiếp thu từ nhà trường, nghiên cứu nguồn tài liệu, đi sâu tìm hiểu, khảo sát và qua thực tế công tác tại Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên thời gian và kiến thức có hạn; đây lại là vấn đề rất lớn, khó khăn và phức tạp. Vì vậy, những nội dung đề xuất mà tác giả nêu trong luận văn chưa thể bao quát tất cả những vấn đề thuộc lĩnh vực này. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để vấn đề nghiên cứu trong luận văn này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Trúc Anh cùng với các thầy, cô của khoa Khoa học Quản lý. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lãnh đạo, công chức của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này./.

1. Bùi Thị Hồng Việt (2018), bài giảng môn Tổ chức quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Chính phủ (2017), Nghị quyết số 10/NQ-CP, Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII quy định một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức nộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

3. Chính phủ (2018), Nghị định số 158/2018/NĐ-CP ngày 22/11/2018 của Chính phủ quy định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính.

4. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết công tác năm.

5. Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn (2018), Quy chế làm việc của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn.

6. Đỗ Hoàng Toàn, Mai Văn Bưu (2019), Giáo trinh: Quản lý nhà nước về kinh tế, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

7. Đồng Văn Thực (2019), Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Trung tâm Hành chính-Chính trị tỉnh Lai Châu, luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân. 8. Hoàng Việt Hùng (2013), Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần

Xây dựng đường bộ số 1 Hà Tĩnh, luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế quốc dân. 9. Lê Trung Thành (2019), bài giảng môn Phương pháp nghiên cứu và viết luận

văn, Đại học Kinh tế quốc dân.

10. Mai Ngọc Anh (2019), bài giảng môn Quản lý công và toàn cầu hóa, Đại học Kinh tế quốc dân.

11. Mai Văn Bưu (2018), bài giảng môn Quản lý Nhà nước, Đại học Kinh tế quốc dân. 12. Nguyễn Đăng Núi (2019), bài giảng môn Phân tích và đánh giá chính sách

công, Đại học Kinh tế quốc dân.

13. Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2018), Giáo trinh Chính sách kinh tế, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb Tài chính, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Minh Ngọc (2014), Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Tổng công ty Xây lắp dầu khí Nghệ An, luận văn thạc sĩ, Đại học Kinh tế quốc dân.

16. Phan Kim Chiến (2019), bài giảng môn Kỹ năng quản lý, Đại học Kinh tế quốc dân. 17. Quốc hội (2015), Luật Thống kê số 89/2015/QH13

18. Quốc hội (2016), Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn các đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

19. Tổng cục Thống kê (2014), Quyết định số 190/QĐ-TCTK ngày 02/04/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn.

20. Tổng cục Thống kê (2020), Quyết định số 1006/QĐ-TCTK ngày 20/5/2020 của Tổng cục Thống kê Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê các tỉnh, thành phố.

21. Tổng cục Thống kê (2020), Quyết định số 1007/QĐ-TCTK ngày 20/5/2020 của Tổng cục Thống kê Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Thống kê khu vực thuộc Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

22. Tổng cục Thống kê (2020), Quyết định số 1112/TCTK-TCCB ngày 10/8/2020 của Tổng cục Thống kê về việc xây dựng Đề án bố trí, sắp xếp nhân sự của Phòng thuộc Cục Thống kê và Chi cục Thống kê cấp huyện.

23. Tổng cục Thống kê (2020), Quyết định số 1246/QĐ-TCTK ngày 05/8/2020 của Tổng cục Thống kê ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 24. Tổng cục Thống kê (2020), Quyết định số 1246/QĐ-TCTK ngày 05/8/2020 của

Tổng cục Thống kê ban hành Quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng thuộc Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 25. Tổng cục Thống kê (2020), Quyết định số 946/QĐ-TCTK ngày 29/4/2020 của

Tổng cục Thống kê quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc Tổng cục Thống kê.

26. Trang Web của Tổng cục Thống kê http://www.gso.gov.vn và trang Web của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn http://www.cucthongkelangson.gov.vn.

PHIẾU ĐIỀU TRA

CÔNG CHỨC CÁC ĐƠN VỊ VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC HIỆN TẠI CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN

Kính chào các anh chị đồng nghiệp!

Tôi là học viên Cao học khóa 27 Trường Đại học KTQD đang làm đề tại Luận văn Thạc sĩ với nội dung: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê tỉnh Lạng Sơn”. Để có số liệu hoàn thiện luận văn rất mong các anh chị bớt chút thời gian quý báu của mình để trả lời câu hỏi sau đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống thích hợp. Phiếu khảo sát này chỉ phục vụ mục đích nghiên cứu, không phục vụ mục đích nào khác.

A. THÔNG TIN CÁ NHÂN:

Họ và tên: ………

Giới tính: Nam; Nữ

Năm công tác: < 5 năm ; 5 – 5 năm ; > 5 năm Tuổi :………

Đơn vị: ………

Chức danh : ……….

B. CÂU HỎI:

Anh/chị hãy cho biết ý kiến của mình về thực trạng cơ cấu tổ chức của đơn vị nơi anh/chị đang công tác theo các tiêu chí cụ thể sau:

STT Câu hỏi phù hợpChưa Tương đốiphù hợp Phùhợp Rất phùhợp

1

Sự thống nhất mục tiêu của cơ cấu tổ chức hiện tại của đơn vị

2

Sự thống nhất trong công tác phối hợp của cơ cấu tổ chức hiện tại của đơn vị

3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sự bố trí đầy đủ và hợp lý các bộ phận trong cơ cấu tổ chức hiện tại của đơn vị

4

Sự bố trí hợp lý các cấp quản lý trong cơ cấu tổ chức hiện tại của đơn vị

5

Sự tối ưu trong các phòng chuyên môn của cơ cấu tổ chức hiện tại của đơn vị 6 Độ tin cậy của cơ cấu tổ chứchiện tại của đơn vị 7

Khả năng linh hoạt của cơ cấu tổ chức hiện tại của đơn vị

8 Tính hiệu quả của cơ cấu tổ chức hiện tại của đơn vị

DANH SÁCH CHỌN MẪU ĐIỀU TRA

VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC HIỆN TẠI CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN

STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị

1 Hoàng Thị Phượng Phó Trưởng phòng, Phụtrách Phòng Tổ chức -Hành chính 2 Nguyễn Thị Phương Thảo Phó Trưởng phòng, Phụ

trách

Phòng Thống kê Tổng hợp 3 Nguyễn Thị Hiền Trưởng phòng Phòng Thống kêCông - Thương 4 Nguyễn Thị Hường P. Trưởng phòng Phòng Thống kêCông - Thương

5 Lăng Đình Phi Trưởng phòng Phòng Thống kê

Dân số - Văn xã 6 Lê Thị Thu Hiền P. Trưởng phòng Phòng Thống kêDân số - Văn xã 7 Lộc Trung Kiên Phó Trưởng phòng, Phụ

trách

Phòng Thống kê Nông nghiệp 8 Lương Thị Vân Anh Chi cục trưởng thành phố Lạng SơnChi cục Thống kê 9 Bế Xuân Quỳnh Chi cục trưởng Chi cục Thống kêhuyện Cao Lộc

10 Vi Văn La Chi cục trưởng Chi cục Thống kê

huyện Văn Quan 11 Hà Thị Hằng Phó chi Cục trưởng Chi cục Thống kêhuyện Văn Quan 12 Hoàng Đình Thảo Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Bình Gia 13 Hoàng Văn Thiết Phó chi Cục trưởng Chi cục Thống kêhuyện Bình Gia 14 Trần Thị Trinh Chi cục trưởng Chi cục Thống kêhuyện Bắc Sơn 15 Hoàng Đình Nông Phó chi Cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Bắc Sơn

17 Lý Thị Ngọc Chi cục trưởng huyện Tràng ĐịnhChi cục Thống kê 18 Vũ Đăng Tiến Chi cục trưởng Chi cục Thống kêhuyện Hữu Lũng 19 Vi Văn Đại Phó chi Cục trưởng Chi cục Thống kêhuyện Hữu Lũng 20 Vi Thị Lan Hương Phó chi Cục trưởng,Phụ trách Chi cục Thống kêhuyện Chi Lăng 21 Nông Văn Được Phó chi Cục trưởng,

Phụ trách

Chi cục Thống kê huyện Lộc Bình 22 Hoàng Thị Bình Phó chi Cục trưởng,Phụ trách Chi cục Thống kêhuyện Đình Lập 23 Chu Thị Bích Thủy Kế toán trưởng Phòng Tổ chức –Hành chính 24 Đàm Thị Bằng Kế toán viên Phòng Tổ chức –Hành chính 25 Hứa Thị Hè Thống kê viên Phòng Thống kêCông - Thương

26 Hoàng Thị Hiên Thống kê viên Phòng Thống kê

Công - Thương 27 Chu Quốc Chiến Thống kê viên Phòng Thanh traThống kê 28 Nguyễn Minh Thành Thống kê viên Phòng Thống kêTổng hợp 29 Mai Thị Duyên Thống kê viên Trungcấp Phòng Thống kêNông nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC THỐNG KÊ TỈNH LẠNG SƠN (Trang 79 - 89)