Khái niệm Nhân cách

Một phần của tài liệu Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh ths nguyễn võ huệ anh (Trang 49 - 50)

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH

1. Khái niệm Nhân cách

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, nhiều nhà Tâm lý học đã coi nhân cách là vấn đề trung tâm của toàn bộ hệ thống khoa học tâm lý và là mắt xích quan trọng của các khoa học xã hội. Trong Tâm lý học phƣơng Tây, tuy nhân cách đƣợc nghiên cứu trên cơ sở của nhiều lý thuyết nhƣng đều có đặc điểm chung là nhấn mạnh đến tính độc đáo của cá nhân và tách rời cá nhân ra khỏi các mối quan hệ xã hội.

Dựa trên quan điểm của triết học Mác-xit, các nhà Tâm lý học Liên Xô nhấn mạnh tới hoạt động có ý thức của nhân cách và đặt nhân cách trong những mối quan hệ xã hội nhất định. “Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” (A. G. Kovaliop).

Ở nƣớc ta, vấn đề nhân cách cũng là một vấn đề đƣợc các nhà khoa học lƣu tâm. Trên góc độ Tâm lý học, khái niệm nhân cách cũng đƣợc đƣa ra. Có thể nêu một số khái niệm phổ biến nhƣ sau: “Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con ngƣời” (Nguyễn Quang Uẩn).

“Con ngƣời với tính cách là một chủ thể của hoạt động trở thành nhân cách. Nhân cách là cấu tạo tâm lý mới do từng ngƣời tạo ra cho chính mình bằng hoạt động của bản thân” (Phạm Minh Hạc)

“Nhân cách là quá trình xã hội hóa cá nhân, nhân cách bao gồm một tập hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý đã quy định hoạt động và hành vi của cá nhân, qua đó, giá trị xã hội của cá nhân ấy đƣợc xác định.” (Trần Hiệp)

2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách a. Tính thống nhất của nhân cách

Một phần của tài liệu Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh ths nguyễn võ huệ anh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)