Các đặc điểm cơ bản của nhân cách

Một phần của tài liệu Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh ths nguyễn võ huệ anh (Trang 50)

I. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÂN CÁCH

2. Các đặc điểm cơ bản của nhân cách

Nhân cách là một chỉnh thể thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa phẩm chất và khả năng, giữa đạo đức và năng lực trong đời sống của con ngƣời. Nhân cách bao giờ cũng tác động nhƣ một con ngƣời cụ thể kết hợp hài hòa trong bản thân sự phong phú của cái phổ biến, cái riêng và cái đơn nhất.

Các hiện tƣợng tâm lý trong nhân cách có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau. Mặt khác, mỗi nhân cách lại tao cho mình những mối quan hệ thống nhất với hoàn cảnh và môi trƣờng xung quanh. Sự thống nhất trọn vẹn của nhân cách tạo thành một hệ thống cân bằng động - thống nhất trọn vẹn trong sự vận động và phát triển. Khi hệ thống cân bằng động bị phá vỡ, nhân cách sẽ bị chia cắt, mất tính thống nhất trọn vẹn thì nhân cách bị tổn thƣơng, không bình thƣờng hoặc bị mất nhân cách.

b. Tính ổn định của nhân cách

Nhân cách là một tổ hợp các thuộc tính tâm lý tƣơng đối bền vững, ổn định của cá nhân, những đặc điểm tâm lý mà thể hiện phẩm cách, giá trị đạo đức, giá trị xã hội của cá nhân đó. Các đặc điểm nhân cách tƣơng đối khó hình thành và cũng khó mất đi. Trong thực tế, một số nét nhân cách có thể bị thay đổi do tác động biến đổi của môi trƣờng hoàn cảnh, nhƣng nhìn chung nhân cách vẫn là một cấu trúc trọn vẹn, tƣơng đối ổn định. Nhân cách mang tính ổn định chứ không cố định, không bất biến. Có những nhân cách ngày càng hoàn thiện, cũng có những nhân cách ngày càng suy thoái. Không nên nhìn nhận, đánh giá nhân cách với cái nhìn bất biến.

c. Tính tích cực của nhân cách

Nhân cách không chỉ là sản phẩm đơn thuần của môi trƣờng hoàn cảnh, khi nhân cách đƣợc hình thành, đến lƣợt nó, trở thành chủ thể tích cực tác động vào môi trƣờng hoàn cảnh xung quanh nhằm cải tạo môi trƣờng hoàn cảnh xung quanh.

Hệ thống các nhu cầu của cá nhân, cộng đồng là động lực thúc đẩy nhân cách. Tính tích cực của nhân cách đƣợc thể hiện trong quá trình thỏa mãn các nhu cầu.

Trong quá trình hoạt động, trong lao động con ngƣời luôn luôn tích cực tìm tòi, biến đổi và sáng tạo các đối tƣợng làm cho nó ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của bản thân. Ngoài ra con ngƣời còn tích cực tìm kiếm những cách thức thỏa mãn các nhu cầu, làm chủ các hình thức hoạt động do sự phát triển xã hội qui định nên.

d. Tính giao lƣu của nhân cách

Nhân cách không bẩm sinh, không có sẵn mà dần dần đƣợc hình thành trong quá trình sống, trong hoạt động và mối quan hệ giao tiếp với những nhân cách khác. Trong môi trƣờng xã hội, thông qua hoạt động và giao lƣu nhân cách đƣợc hình thành, phát triển, tồn tại, đƣợc đánh giá và đƣợc đóng góp giá trị của mình cho xã hội.

II. CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH

1. Xu hƣớng của nhân cách

Hoạt động của con ngƣời bao giờ cũng đƣợc định hƣớng bởi những động cơ chủ quan, những động cơ này sẽ làm tăng tính tích cực của chủ thể và đƣợc thể hiện trong các mục tiêu của chủ thể ấy. Nói chung, con ngƣời làm việc, hoạt động một cách tích cực vì những động lực chủ quan này, chúng tạo thành xu hƣớng của con ngƣời, thể hiện xu hƣớng tâm lý bên trong của nhân cách.

Xu hƣớng nhân cách là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con ngƣời trong quá trình hoạt động và tồn tại. Xu hƣớng quy định nội dung giá trị đạo đức, giá trị xã hội của nhân cách, bởi nó nói lên chiều hƣớng phát triển của nhân cách theo một mục tiêu nhất định. Sau đây là những mặt biểu hiện, động lực chủ quan trong xu hƣớng của nhân cách:

a. Nhu cầu

Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cảm thấy cần đƣợc thỏa mãn để tồn tại và phát triển trong những điều kiện cụ thể, nó có vai trò thúc đẩy hoạt động của con ngƣời nhằm hƣớng tới một hoạt động nào đó. Khi nhu cầu xuất hiện và có mong muốn thỏa mãn những đòi hỏi ấy, con ngƣời sẽ tích cực tìm kiếm những phƣơng thức phù hợp để đáp ứng, điều này cho thấy rõ rằng, nhu cầu là động lực tâm lý thúc đẩy con ngƣời hoạt động và hoạt động tích cực hơn. Nhu cầu có những đặc điểm sau:

b. Hứng thú

Hứng thú là thái độđặc biệt của cá nhân đối với đối tƣợng có ý nghĩa quan trọng với cá nhân và mang lại những rung cảm tích cực cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Cũng nhƣ nhu cầu, hứng thú cũng là yếu tốthúc đẩy, tạo động lực cho cá nhân hành động. Cá nhân có hứng thú đồng nghĩa với cá nhân đó có thể tập trung chú ý, vui vẻ, say mê và sáng tạo trong hoạt động.

c. Lý tƣởng

Lý tƣởng là những mục tiêu cao đẹp, hình ảnh mẫu mực, mô hình hoàn mỹ có sức lôi cuốn con ngƣời vƣơn tới. Lý tƣởng cũng là một trong những yếu tố hình thành hệ thống động lực của xu hƣớng. Lý tƣởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hƣớng, có chức năng xác định mục tiêu, chiều hƣớng phát triển của cá nhân. Khi xác định đƣợc lý tƣởng, con ngƣời chủđộng hơn, ý chí kiên cƣờng hơn, dám xả thân, hi sinh vì lý tƣởng mình đã chọn. Con ngƣời sống không có lý tƣởng đồng nghĩa với việc chƣa xác định đƣợc mục tiêu của cuộc đời nên dễ gục ngã khi đối diện với khó khăn, dễ thay đổi khi ngoại cảnh tác động và dễ mất phƣơng hƣớng khi phải lựa chọn.

d. Niềm tin

Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh của hệ thống quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí của cá nhân. Niềm tin sẽ hình thành chân lý của cá nhân. Cá nhân hành động theo niềm tin, vì niềm tin cá nhân có thể làm mọi việc, khắc phục mọi trở ngại.

e. Thế giới quan

Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, những tri thức về tự nhiên, xã hội và con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội và trong quá trình tạo ra những kinh nghiệm bản thân.

Thế giới quan xác định phƣơng châm hành động, xu hƣớng đạo đức, chính trị và tƣ tƣởng của con ngƣời. Thế giới quan nhất quán làm con ngƣời vững vàng trƣớc cuộc sống. Thế giới quan mâu thuẫn làm con ngƣời hoang mang, dao động.

2. Tính cách

Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lýổn định của cá nhân. Những đặc điểm tâm lý này quy định hành vi của cá nhân. Tính cách bao gồm nhiều nét tính cách. Trong đời sống, những nét tính cách tốt thƣờng đƣợc gọi là “nết”, “lòng”, “tinh thần”, những nét tính cách xấu đƣợc gọi là “thói”, “tật”.

Cấu trúc của tính cách bao gồm hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ. Hệ thống thái độ bao gồm: thái độ đối với cộng đồng và xã hội, thái độ đối với lao động, thái độ đối với mọi ngƣời và thái độ đối với bản thân. Hệ thống hành vi cử chỉ rất phong phú và đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Thái độ là mặt chủ đạo, là nội dung của tính cách còn hành vi là hình thức biểu hiện của tính cách. Thái độ và hành vi là hai mặt không thể tách rời trong tính cách của con ngƣời.

Tính cách có những đặc điểm sau:

¾ Tính ổn định và tính linh hoạt. Trong đó, tính ổn định là những thái độ, hành vi ổn định, nhất quán trong mọihoàn cảnh. Tính linh hoạt thể hiện ở tính cách mang tính ổn định. Tuy nhiên tính cách không bao giờ bất biến, nó luôn biến đổi trong mọi hoàn cảnh.

¾ Tính điển hình và độc đáo. Những ngƣời sống trong cùng một điều kiện xã hội, lịch sử đều có nét tính các điển hình, đặc trƣng cho điều kiện xã hội, lịch sử đó. Và tính cách mỗi ngƣời mỗi vẻ mang đặc điểm riêng biệt của ngƣời đó. Tính cách là sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa cái điển hình và cái độc đáo.

3. Khí chất

Khí chất là sự biểu hiện về mặt cƣờng độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân.

Học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao của I.P.Pavlov đề cập đến hai quá trình thần kinh cơ bản là hƣng phấn và ức chế với ba thuộc tính cơ bản: cƣờng độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp khác nhau của ba thuộc tính này đã tạo nên ba

kiểu thần kinh đặc trƣng (thể hiện ở cảngƣời và động vật): cƣờng độ, cân bằng, linh hoạt. Ba kiểu thần kinh này là cơ sở sinh lý của 4 kiểu khí chất nhƣ sau:

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt: Khí chất “hăng hái”

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt: Khí chất “bình thản” - Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng: Khí chất “nóng nảy”

- Kiểu yếu: Khí chất “ƣu tƣ”

Đặc điểm tâm lý Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Khí chất hăng hái

Sôi nổi, hoạt bát, nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, vui tính, cởi mở…

Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ xuất hiện nhƣng dễ thay đổi, thiếu kiên định, hấp tấp, vội vàng, làm việc tùy hứng, dễ nản lòng… Khí cht bình thn Bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, biết kiềm chế những cơn rung động, tức giận… Chậm thích nghi với hoàn cảnh mới, hay do dự, bỏ lỡ thời cơ…

Khí cht nóng ny Nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, nóng nảy, bộc trực, mãnh liệt, thẳng thắn,… Vội vàng, hấp tấp, tự chủ kém, liều mạng, thiếu tế nhị và tính tình thất thƣờng, dễ trở nên thô lỗ, gay gắt…

Khí chất ưu tư

Nhạy cảm, hiền dịu, dễ thông cảm với mọi ngƣời xung quanh, tình cảm kín đáo, dè dặt, thận trọng và bền vững, hay mơ mộng, tƣởng tƣợng.

Hay lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát, bi quan, chán nản, ủy mị, ít sôi nổi, ít cởi mở, khó làm quen trong giao tiếp.

4. Năng lực

Năng lực là hệ thống các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó mang lại hiệu quả.

Năng lực ở mỗi ngƣời không giống nhau. Năng lực luôn gắn với một hoạt động nhất định và kết quả của hoạt động ấy là cơ sởđể đánh giá năng lực của cá nhân trong hoạt động. Năng lực của cá nhân bao gồm các thành tố: tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tri thức là hệ thống kiến thức đã đƣợc cá nhân thấu hiểu và biến thành cái của

riêng mình. Kỹ năng là hệ thống các thao tác đƣợc phối hợp nhuần nhuyễn để thực hiện công việc hiệu quả mà ít tiêu hao năng lƣợng. Kinh nghiệm là những tinh hoa, những giá trị, những bài học từ thực tiễn đƣợc cá nhân lĩnh hội và tích lũy thông qua hoạt động và giao tiếp.

Năng lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân nhƣng năng lực không phải là cái bẩm sinh, có sẵn. Năng lực đƣợc hình thành thông qua quá trình học tập, lao động và giao tiếp của cá nhân. Trong quá trình hoạt động, cá nhân cần phải biến kiến thức thành tri thức, thƣờng xuyên luyện tập để hình thành kỹnăng, kỹ xảo đồng thời kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ các thế hệđi trƣớc để phát triển năng lực của bản thân…

III. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH

Nhân cách không phải là cái bẩm sinh, có sẵn. Nhân cách đƣợc hình thành và phát triển thông qua quá trình sống, hoạt động và giao tiếp của chủ thể. Quá trình phát triển nhân cách của một ngƣời không những biến đổi về lƣợng mà còn biến đổi cả về chất. Di truyền, giao tiếp, môi trƣờng, giáo dục và hoạt động của cá nhân là những yếu tốảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân.

1. Di truyền

Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Di truyền đóng vai trò là tiền đề vật chất, là cơ sở sinh học cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Thừa hƣởng những đặc tính di truyền tốt từ thế hệtrƣớc là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của một nhâ cách. Vì thế, chúng ta cần biết tận dụng tốt yếu tố di truyền đểđạt đến sự phát triển đỉnh cao.

2. Giao tiếp

Thông qua quá trình giao tiếp, con ngƣời lĩnh hội nhiều nguồn tri thức, kinh nghiệm, kỹnăng… từngƣời khác đồng thời điều chỉnh, thay đổi bản thân cho phù hợp với những yêu cầu của mối quan hệ giao tiếp cũng nhƣ những chuẩn mực của xã hội. Chính vì thế, giao tiếp giúp cá nhân tăng trƣởng vềlƣợng để biến đổi về chất trong quá trình phát triển nhân cách.

3. Môi trƣờng

Con ngƣời sống không thể tách rời môi trƣờng. Môi trƣờng ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, bao gồm môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội (đặc biệt là nhóm và tập thể).

Sự khác biệt về môi trƣờng tự nhiên –địa lý Bắc, Trung, Nam đã góp phần hình thành nên những đặc điểm nhân cách của ngƣời Việt Nam ở mỗi miền khác nhau. Môi trƣờng tự nhiên bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe của con ngƣời. Gia đình là môi trƣờng đầu tiên của trẻ đƣợc xã hội hóa, đƣợc sống trong tình yêu thƣơng của cha mẹ và ngƣời thân, là trƣờng học đầu tiên của trẻ. Theo quan điểm của Phân tâm học cổđiển, những năm đầu đời để lại dấu ấn rất quan trọng cho sự phát triển về mặt nhân cách về sau của trẻ. Theo C.Mac, “con ngƣời là tổng hòa các quan hệ xã hội”, con ngƣời không thể sống tách biệt với môi trƣờng xã hội đặc biệt là nhóm và tập thể. Nhóm và tập thể giúp cá nhân chủđộng thích ứng, điều chỉnh và thay đổi bản thân cho phù hợp với chuẩn mực của nhóm, tập thểtheo cơ chế áp lực nhóm.

4. Giáo dục

Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Thông qua hoạt động giáo dục, cá nhân đƣợc tác động có mục đích, có phƣơng pháp và có kế hoạch để thay đổi theo những chuẩn mực, giá trị xã hội quy định. Ba lực lƣợng giáo dục nhà trƣờng – gia đình – xã hội, ảnh hƣởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của con ngƣời. Ba lực lƣợng trên phải phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục nhân cách lành mạnh khi chúng ta còn là những đứa trẻ. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhƣ hiện nay thì giáo dục gia đình lại ngày càng có xu hƣớng bị xem nhẹ. Hầu hết các bậc cha mẹthƣờng khoán trắng cho nhà trƣờng trong việc giáo dục trẻ trong khi giáo dục gia đình là lực lƣợng quan trọng. Ngoài ra, tự giáo dục cũng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về nhân cách của cá nhân.

Giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về chất của cá nhân. Giáo dục trang bị cho con ngƣời những điều căn bản nhất, giúp con ngƣời phát huy hết tiềm năng của bản thân mà di truyền, giao tiếp… không thể có đƣợc. Tuy nhiên, giáo dục không phải là chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánh cửa đã bị khóa chặt.

5. Hoạt động của cá nhân

Loài ngƣời phát triển, tiến hóa và hoàn thiện nhƣ ngày nay là kết quả của hoạt động, chính hoạt động là phƣơng thức tồn tại của loài ngƣời. Vì thế, hoạt động là tính tích cực của nhân cách, là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, đặc biệt là hoạt động chủ đạo. Vì thế, để hoàn thiện về nhân

Một phần của tài liệu Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh ths nguyễn võ huệ anh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)