I. KHÁI NIỆM NHÓM
2. Phân loại nhóm
Có nhiều cách thức để phân loại nhóm, nhƣ dựa vào số lƣợng thành viên, mục đích và nội dung hoạt động, phƣơng thức tập hợp,...
- Dựa vào số lƣợng thành viên, nhóm đƣợc chia thành hai loại là nhóm lớn và nhóm nhỏ. Theo tác giả Thái Trí Dũng, nhóm lớn là một cộng đồng xã hội ngƣời đông đảo, thống nhất theo một dấu hiệu nhƣ giai cấp, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp. Đối với nhóm lớn, sự tiếp xúc thƣờng xuyên giữa các thành viên là rất ít và không thƣờng xuyên. Ngƣợc lại, đối với nhóm nhỏ, quan hệ qua lại với nhau trong một khoảng thời gian và không gian nhất định, đặc biệt là tính tƣơng tác cao hơn rất nhiều so với nhóm lớn, ví dụ nhƣ nhóm gia đình, lớp học, nhóm sản xuất,...
- Dựa vào nguyên tắc và phƣơng thức thành lập, nhóm đƣợc chia thành hai loại nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Trong đó, nhóm chính thức là nhóm đƣợc thành lập trên các cơ sở, văn bản chính thức của nhà nƣớc, quy chế của cơ quan, doanh nghiệp,... Các phòng ban trong một công ty với từng chức năng riêng nhƣ phòng kế toán, phòng marketing, phòng tổ chức,... đƣợc xem là những nhóm chính thức. Nhóm chính thức hoạt động trên các quy định bằng văn bản về chức danh, vai trò, địa vị, kỷ luật đƣợc công khai, thống nhất. Tuy nhiên, bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào cũng hình thành nhóm không chính thức và đây đƣợc xem là điều vô cùng quan trọng đối với những nhà quản lý, lãnh đạo. Bởi vì nhóm chính thức đƣợc hình thành dựa trên các quan hệ tâm lý của thành viên, sự gần gũi, tƣơng đồng nhau về một hoặc nhiều khía cạnh của cuộc sống. Khi những yếu tố tâm lý này không tồn tại thì nhóm không chính thức cũng tan rã. Nhóm có thể trở nên rất đoàn kết, gắn bó hoặc cũng có thể trở nên chia rẽ, tan rã từ sự hình thành và hoạt động của nhóm không chính thức.
Từđó, hiệu quả của nhóm cũng có thểthành công và cũng có thể thất bại từ mối quan hệ của các thành viên bị chi phối từ nhóm không chính thức.
Trong một nhóm chính thức có thể có rất nhiều nhóm không chính thức. Mỗi cá nhân có thể là thành viên của một số nhóm chính thức và nhóm không chính thức. Các
nhà quản lý cần có sự quan tâm sâu sắc đến sự phát triển của nhóm không chính thức, tạo thành cơ sở vững chắc, thúc đẩy và hỗ trợ hoạt động cho nhóm chính thức của một công ty.