CẤU TRÚC TÂM LÝ CỦA NHÂN CÁCH

Một phần của tài liệu Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh ths nguyễn võ huệ anh (Trang 51 - 55)

1. Xu hƣớng của nhân cách

Hoạt động của con ngƣời bao giờ cũng đƣợc định hƣớng bởi những động cơ chủ quan, những động cơ này sẽ làm tăng tính tích cực của chủ thể và đƣợc thể hiện trong các mục tiêu của chủ thể ấy. Nói chung, con ngƣời làm việc, hoạt động một cách tích cực vì những động lực chủ quan này, chúng tạo thành xu hƣớng của con ngƣời, thể hiện xu hƣớng tâm lý bên trong của nhân cách.

Xu hƣớng nhân cách là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con ngƣời trong quá trình hoạt động và tồn tại. Xu hƣớng quy định nội dung giá trị đạo đức, giá trị xã hội của nhân cách, bởi nó nói lên chiều hƣớng phát triển của nhân cách theo một mục tiêu nhất định. Sau đây là những mặt biểu hiện, động lực chủ quan trong xu hƣớng của nhân cách:

a. Nhu cầu

Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cảm thấy cần đƣợc thỏa mãn để tồn tại và phát triển trong những điều kiện cụ thể, nó có vai trò thúc đẩy hoạt động của con ngƣời nhằm hƣớng tới một hoạt động nào đó. Khi nhu cầu xuất hiện và có mong muốn thỏa mãn những đòi hỏi ấy, con ngƣời sẽ tích cực tìm kiếm những phƣơng thức phù hợp để đáp ứng, điều này cho thấy rõ rằng, nhu cầu là động lực tâm lý thúc đẩy con ngƣời hoạt động và hoạt động tích cực hơn. Nhu cầu có những đặc điểm sau:

b. Hứng thú

Hứng thú là thái độđặc biệt của cá nhân đối với đối tƣợng có ý nghĩa quan trọng với cá nhân và mang lại những rung cảm tích cực cho cá nhân trong quá trình hoạt động. Cũng nhƣ nhu cầu, hứng thú cũng là yếu tốthúc đẩy, tạo động lực cho cá nhân hành động. Cá nhân có hứng thú đồng nghĩa với cá nhân đó có thể tập trung chú ý, vui vẻ, say mê và sáng tạo trong hoạt động.

c. Lý tƣởng

Lý tƣởng là những mục tiêu cao đẹp, hình ảnh mẫu mực, mô hình hoàn mỹ có sức lôi cuốn con ngƣời vƣơn tới. Lý tƣởng cũng là một trong những yếu tố hình thành hệ thống động lực của xu hƣớng. Lý tƣởng là biểu hiện tập trung nhất của xu hƣớng, có chức năng xác định mục tiêu, chiều hƣớng phát triển của cá nhân. Khi xác định đƣợc lý tƣởng, con ngƣời chủđộng hơn, ý chí kiên cƣờng hơn, dám xả thân, hi sinh vì lý tƣởng mình đã chọn. Con ngƣời sống không có lý tƣởng đồng nghĩa với việc chƣa xác định đƣợc mục tiêu của cuộc đời nên dễ gục ngã khi đối diện với khó khăn, dễ thay đổi khi ngoại cảnh tác động và dễ mất phƣơng hƣớng khi phải lựa chọn.

d. Niềm tin

Niềm tin là một phẩm chất của thế giới quan, là kết tinh của hệ thống quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí của cá nhân. Niềm tin sẽ hình thành chân lý của cá nhân. Cá nhân hành động theo niềm tin, vì niềm tin cá nhân có thể làm mọi việc, khắc phục mọi trở ngại.

e. Thế giới quan

Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, những tri thức về tự nhiên, xã hội và con ngƣời đƣợc hình thành trong quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội và trong quá trình tạo ra những kinh nghiệm bản thân.

Thế giới quan xác định phƣơng châm hành động, xu hƣớng đạo đức, chính trị và tƣ tƣởng của con ngƣời. Thế giới quan nhất quán làm con ngƣời vững vàng trƣớc cuộc sống. Thế giới quan mâu thuẫn làm con ngƣời hoang mang, dao động.

2. Tính cách

Tính cách là sự kết hợp độc đáo các đặc điểm tâm lýổn định của cá nhân. Những đặc điểm tâm lý này quy định hành vi của cá nhân. Tính cách bao gồm nhiều nét tính cách. Trong đời sống, những nét tính cách tốt thƣờng đƣợc gọi là “nết”, “lòng”, “tinh thần”, những nét tính cách xấu đƣợc gọi là “thói”, “tật”.

Cấu trúc của tính cách bao gồm hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ. Hệ thống thái độ bao gồm: thái độ đối với cộng đồng và xã hội, thái độ đối với lao động, thái độ đối với mọi ngƣời và thái độ đối với bản thân. Hệ thống hành vi cử chỉ rất phong phú và đa dạng, chịu sự chi phối của hệ thống thái độ. Thái độ là mặt chủ đạo, là nội dung của tính cách còn hành vi là hình thức biểu hiện của tính cách. Thái độ và hành vi là hai mặt không thể tách rời trong tính cách của con ngƣời.

Tính cách có những đặc điểm sau:

¾ Tính ổn định và tính linh hoạt. Trong đó, tính ổn định là những thái độ, hành vi ổn định, nhất quán trong mọihoàn cảnh. Tính linh hoạt thể hiện ở tính cách mang tính ổn định. Tuy nhiên tính cách không bao giờ bất biến, nó luôn biến đổi trong mọi hoàn cảnh.

¾ Tính điển hình và độc đáo. Những ngƣời sống trong cùng một điều kiện xã hội, lịch sử đều có nét tính các điển hình, đặc trƣng cho điều kiện xã hội, lịch sử đó. Và tính cách mỗi ngƣời mỗi vẻ mang đặc điểm riêng biệt của ngƣời đó. Tính cách là sự kết hợp thống nhất biện chứng giữa cái điển hình và cái độc đáo.

3. Khí chất

Khí chất là sự biểu hiện về mặt cƣờng độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân.

Học thuyết về hoạt động thần kinh cấp cao của I.P.Pavlov đề cập đến hai quá trình thần kinh cơ bản là hƣng phấn và ức chế với ba thuộc tính cơ bản: cƣờng độ, tính cân bằng, tính linh hoạt. Sự kết hợp khác nhau của ba thuộc tính này đã tạo nên ba

kiểu thần kinh đặc trƣng (thể hiện ở cảngƣời và động vật): cƣờng độ, cân bằng, linh hoạt. Ba kiểu thần kinh này là cơ sở sinh lý của 4 kiểu khí chất nhƣ sau:

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt: Khí chất “hăng hái”

- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt: Khí chất “bình thản” - Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng: Khí chất “nóng nảy”

- Kiểu yếu: Khí chất “ƣu tƣ”

Đặc điểm tâm lý Ƣu điểm Nhƣợc điểm

Khí chất hăng hái

Sôi nổi, hoạt bát, nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, vui tính, cởi mở…

Thiếu sâu sắc, tình cảm dễ xuất hiện nhƣng dễ thay đổi, thiếu kiên định, hấp tấp, vội vàng, làm việc tùy hứng, dễ nản lòng… Khí cht bình thn Bình tĩnh, điềm đạm, tự chủ cao, biết kiềm chế những cơn rung động, tức giận… Chậm thích nghi với hoàn cảnh mới, hay do dự, bỏ lỡ thời cơ…

Khí cht nóng ny Nhận thức nhanh, phản ứng nhanh, nóng nảy, bộc trực, mãnh liệt, thẳng thắn,… Vội vàng, hấp tấp, tự chủ kém, liều mạng, thiếu tế nhị và tính tình thất thƣờng, dễ trở nên thô lỗ, gay gắt…

Khí chất ưu tư

Nhạy cảm, hiền dịu, dễ thông cảm với mọi ngƣời xung quanh, tình cảm kín đáo, dè dặt, thận trọng và bền vững, hay mơ mộng, tƣởng tƣợng.

Hay lo lắng, thiếu tự tin, nhút nhát, bi quan, chán nản, ủy mị, ít sôi nổi, ít cởi mở, khó làm quen trong giao tiếp.

4. Năng lực

Năng lực là hệ thống các đặc điểm tâm sinh lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động cụ thể, đảm bảo cho hoạt động đó mang lại hiệu quả.

Năng lực ở mỗi ngƣời không giống nhau. Năng lực luôn gắn với một hoạt động nhất định và kết quả của hoạt động ấy là cơ sởđể đánh giá năng lực của cá nhân trong hoạt động. Năng lực của cá nhân bao gồm các thành tố: tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm. Tri thức là hệ thống kiến thức đã đƣợc cá nhân thấu hiểu và biến thành cái của

riêng mình. Kỹ năng là hệ thống các thao tác đƣợc phối hợp nhuần nhuyễn để thực hiện công việc hiệu quả mà ít tiêu hao năng lƣợng. Kinh nghiệm là những tinh hoa, những giá trị, những bài học từ thực tiễn đƣợc cá nhân lĩnh hội và tích lũy thông qua hoạt động và giao tiếp.

Năng lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân nhƣng năng lực không phải là cái bẩm sinh, có sẵn. Năng lực đƣợc hình thành thông qua quá trình học tập, lao động và giao tiếp của cá nhân. Trong quá trình hoạt động, cá nhân cần phải biến kiến thức thành tri thức, thƣờng xuyên luyện tập để hình thành kỹnăng, kỹ xảo đồng thời kế thừa và tiếp thu kinh nghiệm từ các thế hệđi trƣớc để phát triển năng lực của bản thân…

Một phần của tài liệu Tâm lý học ứng dụng trong kinh doanh ths nguyễn võ huệ anh (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)