Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 85)

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay ở nƣớc ta hiện nay

Trên sơ sở thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc có thể định ra các phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhƣ sau:

Một là, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ gắn với: cải cách hành chính, cải cách cơ chế quản lý bằng pháp luật, hội nhập, hiện đại hóa phƣơng thức quản lý nhà nƣớc, thúc đẩy quyền tự do kinh doanh nhằm tạo nên hành lang pháp lý định hƣớng cho sự phát triển lành mạnh, bền vững lực lƣợng vận tải đƣờng bộ.

Hai là, n

ngƣời dân và chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ.

Ba là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về vận tải đƣờng bộ tới mọi thành phần trong hoạt độngvận tải đƣờng bộ, trong đó chú trọng vào tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho ngƣời thực thi công vụ; phổ biến quy định pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đối với chủ xe, ngƣời lái xe kinh doanh vận tải, đặc biệt là nhóm những ngƣời tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy, xe đạp điện.

Bốn là, nâng cao năng lực xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ

3.2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ đường bộ

Hoàn thiện pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là trên cơ sở việc rà soát những quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ phát hiện ra những quy định không còn phù hợp với thực tế để tiến hành nghiên cứu, đề xuất ban hành mới và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý vận tải đƣờng bộ hiện hành để phù hợp với thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện nay. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng mang tính cơ sở nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ. Một số quy định cần hoàn thiện cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 phù hợp với Công ƣớc về giao thông đƣờng bộ, Công ƣớc về Biển báo và tín hiệu đƣờng bộ và thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tạo cơ chế thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của hoạt động vận tải đƣờng bộ.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 để phù hợp với quy định của các Công ƣớc về giao thông đƣờng bộ, Công ƣớc về Biển báo và tín hiệu đƣờng bộ, cụ thể:

- Bổ sung, nội luật hóa trong Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 các quy định về “Vị trí đƣờng xe chạy”; “Vƣợt và chạy theo dòng”; “Đƣờng giao nhau và nghĩa vụ nhƣờng đƣờng”; “Những quy tắc đối với ngƣời đi bộ”; “Dừng và đỗ xe”; “Những quy định đặc biệt cho đƣờng hầm với biển báo đặc biệt” để phù hợp với các quy định tại khoản 5, 6 Điều 10; điểm b khoản 6, khoản 11 Điều 11; khoản 6 Điều 18; Điều 19; Điều 23 và Điều 25 của Công ƣớc Viên về giao thông đƣờng bộ đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

- Bổ sung quy định “cấm ngƣời điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động” để phù hợp với quy định “cấm ngƣời điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động” của Công ƣớc Viên (vì Công ƣớc viên bắt buộc Luật quốc gia phải quy định).

- Sửa đổi, bổ sung các quy định về: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống báo hiệu đƣờng bộ, ký hiệu quốc gia trên xe rơ moóc, điều kiện, kỹ thuật của phƣơng tiện, quy tắc dành cho ngƣời đi bộ hiện nay đang đƣợc bảo lƣu để đảm bảo tính phù hợp giữa Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 với Công ƣớc Viên 1968.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 để phù hợp với thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ thống pháp luật hiện nay, cụ thể:

- Bổ sung một số khái niệm về: trọng lƣợng, trọng tải, khối lƣợng, trọng lƣợng, ngƣời điều hành vận tải… trong Luật Giao thông đƣờng bộ để có cách hiểu và cách áp dụng thống nhất.

- Sửa đổi, bổ sung làm rõ một số quy định về quy tắc giao thông nhƣ: quy định thế nào là nơi cho phép chuyển làn đƣờng cũng nhƣ không giao nhiệm vụ cho cấp cụ thể thẩm quyền có thẩm quyền quy định (khoản 1 Điều 13); quy định về lùi xe (tại khoản 1 Điều 16) để phù hợp với xe ô tô và các loại xe tƣơng tự ô tô, xe mô tô, xe đạp; bổ sung quy định “để xe”; phân định rạch ròi các quy định về dừng, đỗ, để xe đối với các loại xe ô tô, mô tô, xe thô sơ để thuận tiện cho việc triển khai, áp dụng (tại Điều 18); sửa đổi quy định về việc khi đỗ xe chiếm một phần đƣờng xe chạy phải đặt ngay hai biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trƣớc và phía sau xe để phù hợp đối với đƣờng một chiều hoặc đƣờng đôi (có dải phân cách giữa).

- Bổ sung các quy định về: cấm xe ô tô, mô tô đẩy xe khác, vật khác; trách nhiệm cụ thể đối với lái xe ô tô vận tải hàng hóa; chủ phƣơng tiện cũng nhƣ trách nhiệm của chủ phƣơng tiện đối với hậu quả mà ngƣời làm công, ngƣời đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của ngƣời kinh doanh vận tải hàng hóa trái quy định của Luật.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí sử dụng đƣờng bộ để phù hợp với thực tế hiện hành, cụ thể là để tạo hành lang pháp lý cho việc thu phí không dừng để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình thu hồi vốn đầu tƣ, tạo chế tài cho phép Nhà đầu tƣ áp dụng kết quả kiểm tra tải

trọng xe để thực hiện việc từ chối không hoặc báo cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm về quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của cầu đƣờng và xe bánh xích lƣu hành trên đƣờng bộ.

- Bổ sung một số quy định để phù hợp với thực tiễn phát sinh để tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi công vụ nhƣ: quy định về độ tuổi sử dụng xe đạp điện, quy định về xe điện bốn bánh; quy định về việc xe công vụ của lực lƣợng thanh tra giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, xe của ngành giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông khẩn cấp; quy định về giá, cƣớc, phí, lệ phí để đáp ứng yêu cầu, xác định rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan trong việc cung cấp dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính; bổ sung một số quy định đối với việc áp dụng, phát triển công nghệ phần mềm trong dịch vụ hỗ trợ vận tải (uber, grab taxi) hiện nay.

Thứ hai, trên cơ sở việc sửa đổi Luật cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật nhằm đảm bảo tính thống nhất, ví dụ: quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ; về giá, cƣớc, phí, lệ phí….

Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải có thời gian đầu tƣ phƣơng tiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô; tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh lành mạnh, minh bạch và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam khi mà nguồn lực còn hạn chế; bổ sung thêm các biện pháp để góp phần lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; góp phần giảm tai nạn giao thông do xe ô tô kinh doanh vận tải gây nên; quy định các điều kiện chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xây dựng đƣợc lực lƣợng vận tải đảm bảo có

thể thực hiện đƣợc quy định về quy mô, chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân đồng thời đảm bảo phù hợp với một số quy định liên quan của các Luật mới ban hành. Cụ thể nhƣ sau:

- Về giải thích từ ngữ:

+ Sửa đổi giải thích từ ngữ về kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp thay bằng giải thích từ ngữ về vận tải hàng hóa nội bộ;

+ Bổ sung giải thích từ ngữ về: hành trình chạy xe, lịch trình chạy xe, biểu đồ chạy xe, địa điểm du lịch, tuyến du lịch, chƣơng trình du lịch, khách du lịch và lữ hành.

- Về kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định: sửa đổi các nội dung về quản lý tuyến cho phù hợp với các quy định về lựa chọn đơn vị khai thác tuyến; giao trách nhiệm cho Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định; giao trách nhiệm cho Sở Giao thông vận tải công bố các thông tin liên quan đến quản lý, khai thác tuyến để làm cơ sở cho các đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký hoạt động.

- Về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt: Sửa đổi tại một số nội dung gồm:

+ Không quy định phạm vi, cự ly tuyến xe buýt để phù hợp với tình hình thực tế và khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020.

+ Sửa đổi và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giãn cách thời gian giữa các chuyến xe liền kề và thời gian hoạt động của tuyến xe buýt phù hợp với nhu cầu đi lại của ngƣời dân trên địa bàn địa phƣơng, đồng thời quy định và quản lý đối với các tuyến xe buýt phục học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân viên cho phù hợp với nhu cầu đi lại của các đối tƣợng này.

+ Bỏ quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về mầu sơn đặc trƣng của xe buýt trên địa bàn địa phƣơng để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

- Về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:

+ Sửa đổi nội dung thời gian bật, tắt hộp đèn từ 19 giờ 00 phút ngày hôm trƣớc đến 05 giờ 00 phút ngày hôm sau hộp đèn phải đƣợc bật sáng khi trên xe không có khách và tắt khi trên xe có khách

+ Sửa đổi, bổ sung quy định xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình. Phiếu thu tiền phải có các thông tin tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả. Đồng hồ tính tiền và thiết bị in phải đƣợc gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát.

+ Đƣa nội dung đã đƣợc quy định tại Thông tƣ số 63/2014/TT-BGTVT vào nội dung Nghị định này để phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, cụ thể: quy định theo hƣớng xe taxi đƣợc đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ; căn cứ vào tình hình thực tế để xác định các điểm đón, trả khách cho xe taxi tại các đầu mối giao thông, khu dân cƣ, các địa điểm văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thƣơng mại, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh và trên các tuyến đƣờng trong khu vực nội thành, nội thị; quản lý hoạt động vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ taxi công cộng.

+ Bỏ quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về mầu sơn của xe taxi thống nhất trên địa bàn địa phƣơng để phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

- Về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:

Sửa đổi cơ bản các quy định này theo đúng quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật Luật Giao thông đƣờng bộ ”Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định đƣợc thực hiện theo hợp đồng vận tải”. Nhƣ vậy, Nghị định

86/2014/NĐ-CP và các Nghị định trƣớc đây đều chỉ quy định về xe ”hợp đồng”, không ghi rõ ”hợp đồng không theo tuyến cố định” dẫn đến chƣa có quy định để phân định rõ loại hình này; đồng thời trong thực tế, một số ngƣời đang hiểu hoạt động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là theo ý kiến chủ quan giữa đơn vị kinh doanh vận tải và ngƣời thuê vận tải, nên dễ gây hiểu nhầm trong phân biệt giữa loại hình này với hoạt động vận tải khách du lịch và tuyến cố định.

+ Sửa đổi quy định trên thành ”Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định đƣợc thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành khách giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định với ngƣời thuê vận tải và không đƣợc thực hiện lăp lại trên một lịch trình, hành trình nhất định”

Đồng thời đƣa ra quy định cụ thể về hợp đồng không theo tuyến cố định là ”trong thời gian một tháng không đƣợc có trên 50% số chuyến xe (đối với mỗi xe) có điểm xuất phát và điểm kết thúc trùng nhau” và quy định ”Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định không đƣợc ấn định trƣớc lịch trình, hành trình”.

+ Sửa đổi quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định có số ngƣời đƣợc phép chở từ 09 chỗ trở lên (thay vì 10 chỗ nhƣ quy định tại Nghị định 86), trƣớc khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi đã đƣợc thể hiện trong hợp đồng vận chuyển bằng văn bản hoặc qua thƣ điện tử (Email) hoặc qua phần mềm do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định nhằm quản lý đối với các phƣơng tiện Limosine, Dcar,… (9 chỗ) đang phát triển mạnh hiện nay.

+ Bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định đƣợc đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ. Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe hợp đồng không theo tuyến cố định trên địa bàn, căn cứ tình hình thực tế để điều tiết số lƣợng xe.

+ Bổ sung quy định chi tiết về hợp đồng điện tử theo quy định của Luật Giao dịch điện tử.

- Về kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe du lịch.

Để phân biệt rõ giữa xe hợp đồng không theo tuyến cố định với xe du lịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)