Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 29)

trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật đƣợc ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt đƣợc kết quả cao và ngƣợc lại.

1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣờng bộ

1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ

Trƣớc hết, hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả trƣớc hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ hoàn chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát triển kinh tế-xă hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị,văn hóa xã hội, tâm lí, tổ chức... mà trong đó pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ sẽ tác

động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nƣớc ở mỗi thời kì phát triển. Sau khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hƣởng tới việc thực hiện , áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân để mọi ngƣời nắm đƣợc các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý tức tự giác tuân theo pháp luật.

1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đường bộ

Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con ngƣời đối với pháp luât và sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp với các hành vi pháp lí thực tiễn.

Ý thức pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật. Chủ thể tham gia pháp luật có ý thức tuân thủ pháp luật cao thì hoạt động thi hành pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao và ngƣợc lại. Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi, giới tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao. Dẫn đến, hiệu quả việc thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thấp. Trong thời gian tới, để

nâng cao hơn nữa ý thức của chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ cần phải nâng

cao trình độ và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đến các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ.

1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật

Tổ chức thực hiện để pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đi vào cuộc sống là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc, cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải đƣờng bộ.

Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ muốn đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả thì cần đề cao công tác tổ chức thực hiện. Do mảng vận tải đƣờng bộ là một mảng lớn, có sự tham gia của đông đảo của quần chúng nhân dân và có vai trò hết sức to lớn đến đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội cho nên pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng khá phức tạp và mang tính chất

quan trọng. Chính vì vậy các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý về hoạt động vận tải đƣờng bộ cần đƣợc tổ chức một cách khoa học,có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tƣợng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc của các cơ quan này.

Hoạt động áp dụng áp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ của các cơ quan áp dụng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đảm bảo tính năng động , chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng tham gia áp dụng pháp luật cũng nhƣ sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nƣớc hoặc với các tổ chức xã hội .

Đặc biệt, hoạt động hiệu quả của các cơ quan áp dụng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thể hiện ở sự thông thạo các công việc mà họ đảm nhận và thực hiện chúng với tinh thân trách nhiệm cao, tránh hiện tƣợng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số phận, tính mạng con ngƣời, với tài sản của Nhà nƣớc và của nhân dân .

Ngoài ra, ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật cũng đóng vai trò quan trọng. Chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Khi các chủ thể này có ý thức pháp luật cao thì họ sẽ tự nguyện thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật dấn đến hiệu quả thi hành pháp luật cao và ngƣợc lại. Nhìn chung, ý thức pháp luật của các chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là chƣa cao, trong thời gian tới cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để nâng cao hơn nữa ý thức thi hành pháp luật của nhân dân.

1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tượng thi hành, thực hiện pháp luật; một số điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết

Hiệu quả thi hành pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nói riêng không những có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xây dựng

pháp luật mà sự hoàn thiện của hoạt động thi hành pháp luật còn đòi hỏi trình độ pháp lý của nhân dân trong xã hội. Có thể nói, đối tƣợng tham gia hoạt động quản lý vận tải đƣờng bộ là đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi, giới tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao.Vì vậy cần phải đẩy mạnh

công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm nâng

cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng nhƣ không vi phạm pháp luật.

Hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn chịu ảnh hƣởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất- kỹ thuật. Nhiều văn bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn đƣợc thực hiện trong thực tế đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức ngƣời và trang bị vật chất- kỹ thuật. Vì thế kinh phí hoạt động cho hoạt động áp dụng pháp luật là một trong diều kện cần thiết quan trọng để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả. Ví dụ nhƣ: để xử phạt hành vi sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông thì cần phải trang bị các máy đo nồng độ cồn cho đội ngũ cảnh sát giao thông,…...

Trên đây là một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Qua việc nghiên cứu các yếu tố này giúp cho các cơ quan quản lý có những biện pháp đúng đắn để hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả hơn.

Nhƣ vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đã làm rõ phần nào đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu quả của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Đây chính là cơ sở để luận văn tiếp tục nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ

2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ (chủ thể quản lý)

Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 thay thế Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 gồm 8 chƣơng, 89 điều. Tại nội dung của Luật đã quy định rõ nội dung quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động giao thông vận tải, trong đó bao gồm cả hoạt động vận tải đƣờng bộ.

Trên cơ sở các quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc mà luật giao thì Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Ngoài các quy định tại Luật thì tại một số văn bản điều chỉnh cụ thể một số lĩnh vực về hoạt động vận tải đƣờng bộ đều quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc đối với từng nội dung của hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ví dụ nhƣ: trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sau đó là Nghị đinh thay thế số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô….

Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về vận tải đƣờng bộ, cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ và chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức nhƣ sau:

a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:

b) Chức năng, nhiệm vụ chính của từng cơ quan

- Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ, trong đó bao gồm hoạt động vận tải đƣờng bộ.

- Bộ Giao thông vận tải:

Nhà nƣớc về giao thông vận tải trong phạm vi cả nƣớc.

- Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam:

+ Chức năng: Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nƣớc chuyên ngành giao thông vận tải đƣờng bộ trong phạm vi cả nƣớc.

Bộ Giao thông vận tải

Tổng cục ĐBVN

UBND cấp tỉnh

Sở GTVT các tỉnh, thành phố

Giao thôn

- Sở Giao thông vận tải:

+ Chức năng: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có chức năng tham mƣu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải, bao gồm: đƣờng bộ, vận tải, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, Đƣờng bộ Việt Nam.

Nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nƣớc trong quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc thể chế tại các quy định pháp luật một cách cụ thể, rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho việc ban hành, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thực hiện có hiệu quả.

2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ, các chủ thể tham gia hoạt động vận tải đường bộ

2.1.2.1. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh

Theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ thì hoạt động vận tải đƣờng bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải.

Hoạt động vận tải không kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ không nhằm mục đích kinh doanh. Đó có thể là: đi đến cơ quan làm việc, đi học, đi đến các trung tâm thƣơng mại… Tùy theo từng mục đích, nhu cầu, điều kiện mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn cho mình một loại phƣơng tiện phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để tham gia giao thông.

Đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động này đƣợc quy định khá cụ thể ở Luật Giao thông đƣờng bộ.

Tại khoản 5 Điều 4 của Chƣơng 1 Luật Giao thông đƣờng bộ quy định

“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ” [29].

Tại Chƣơng II – Quy tắc giao thông đƣờng bộ của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, đã đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ phải thực hiện, hay gọi cách khác là nghĩa vụ của ngƣời tham gia giao thông.

Luật đã đƣa ra quy tắc chung khi tham gia giao thông, cụ thể: “người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn(Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)

[29].

Bên cạnh quy tắc chung, Luật còn đƣa ra các quy định về các quy tắc để tham gia giao thông đƣờng bộ nhƣ: chấp hành báo hiệu đƣờng bộ; sử dụng làn đƣờng, vƣợt xe, chuyển hƣớng xe, lùi xe, tránh xe đi ngƣợc chiều; dừng xe, đỗ xe trên đƣờng bộ, đƣờng phố; quyền ƣu tiên của một số loại xe; quy định về nhƣờng đƣờng tại nơi đƣờng giao nhau; quy định về số lƣợng ngƣời đƣợc phép chở trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; quy định về việc tham gia giao thông của ngƣời khuyết tật, ngƣời già…

Tại Chƣơng IV – Phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ của Luật đã quy định các điều kiện tham gia giao thông đƣờng bộ, trong đó có các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bao gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ. Ví dụ: Tại Điều 53 của Luật quy định

điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô đúng kiểu loại đƣợc phép tham gia giao thông là: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hƣớng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trƣờng hợp xe ô tô của ngƣời nƣớc ngoài đăng ký tại nƣớc ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gƣơng chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho ngƣời điều khiển; Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lƣợng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)