Công tác tổ chức thực hiện pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 58)

Ngay sau khi Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc Quốc hội thông qua, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã ban hành tƣơng đối đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Giao thông đƣờng bộ 2008 theo phân cấp.

Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn, triển khai thi hành Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc ban hành đầy đủ, cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành, tạo cơ sở pháp lý cho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch phát triển giao thông đƣờng bộ nói chung và hoạt động vận tải đƣờng bộ nói riêng, thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nƣớc.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng

bộ đƣợc xác định là công tác trọng tâm, lâu dài, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từng bƣớc kiềm chế, giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.

Các cơ quan thông tin đại chúng đã tăng thời lƣợng tuyên truyền và phổ biến pháp luật với nhiều hình t

thông để thƣờng xuyên cập nhật, phổ biến các chính sách về giao thông vận tải đƣờng bộ.

-

"Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đƣờng bộ 2011- 2020". Trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ƣơng Hội phụ nữ Việt Nam, Trung ƣ

phong trào với nhiều hình thức phong phú. Các doanh nghiệp trong nƣớc, các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ đã quan tâm tài trợ, giúp đỡ cho các hoạt động giáo dục, tuyên truyền an toàn giao thông đƣờng bộ. Chuyên đề tuyên truyền các vấn đề liên quan đến nồng độ cồn đã đƣợc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam tiến hành thƣờng xuyên với các thông điệp có ý nghĩa, tác động mạnh mẽ.

Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan và các địa phƣơng đã có nhiều hoạt động cụ thể triển khai thực hiện công tác này thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú để phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể nhƣ tổ chức hội thảo, hội nghị, hội thi, phát sách, tờ rơi, đăng

báo, bản tin, gửi email, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, internet…; kết hợp thực hiện tuyên truyền, giải thích trong khi tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi phạm hành chính.

Qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cán bộ, công chức, viên chức, ngƣời lao động trong ngành giao thông vận tải đƣợc tiếp cận với các quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ, giúp mọi đối tƣợng hiểu và chấp hành tốt pháp luật của nhà nƣớc, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông; ý thức của nhân dân nói chung và của ngƣời tham gia giao thông nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực, huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác an toàn giao thông.

Có thể nói, sau khi Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc ban hành thì công tác ban hành hƣớng dẫn thi hành Luật và công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, hệ thống văn bản về hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc các cơ quan chức năng quan tâm và chú trọng.

2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ trên một số lĩnh vực

2.2.2.1. Tình hình thi hành pháp luật vận tải đường bộ của các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh

Kể từ khi Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn Luật về hoạt động vận tải đƣợc ban hành, có hiệu lực thi hành cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc thì nhìn chung ngƣời dân đã có ý thức trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ý thức của ngƣời dân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ ngày càng nâng cao hơn so với trƣớc trong việc tuân thủ các quy tắc giao thông khi tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ví dụ nhƣ: tỷ lệ số ngƣời dân đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi đúng làn đƣờng, chấp hành báo hiệu đƣờng bộ…khi tham gia giao thông ngày càng tăng cao. Từ đó góp phần hạn chế đƣợc tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông giảm liên tục trong

các nãm

giao thông năm 2013(từ ngày 16/12/2012 đến 15/12/2013)xảy ra 29.385 vụ, làm chết 9.369 ngƣời, bị thƣơng 29.500 ngƣời. So

làm chết 6.758 ngƣời, làm bị thƣơng 17.835 ngƣời. So với cùng kỳ năm 2013 giảm 3.164 vụ (giảm14,47%), giảm 282 ngƣời chết (giảm 4,01%), giảm 3.945 ngƣời bị thƣơng (giảm 18,11%). Đến nay con số này vẫn tiếp tục giảm. [2].

Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ ngƣời dân còn chƣa có ý thức trong việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông đƣờng bộ. Tình trạng vi phạm pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ còn tồn tại nhiều, cụ thể nhƣ: phóng nhanh, vƣợt ẩu, sử dụng rƣợu bia quá nồng độ cồn khi lái xe, đi sai làn đƣờng, không chấp hành hệ thống báo hiệu đƣờng bộ, dừng đỗ, xe không đúng nơi quy định, chở hàng hóa cồng kềnh, không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy tham gia giao thông, chở quá số ngƣời đƣợc phép quy định....Tình trạng vi phạm này xảy ra phổ biến ở một số thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và đa số thành phần vi phạm là thanh niên trẻ.

Mặt khác, các quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ trên thực tế đã đƣợc triển khai, thực hiện nhƣng chƣa thật sự mang lại hiệu quả, tính khả thi cao. Đa số các phƣơng tiện tham gia giao thông vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ.

Bên cạnh đó, công tác kiểm định phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ đƣợc thực hiện khá tốt. Thông qua quy định về việc phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ phải thực hiện kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ

môi trƣờng đã loại bỏ đƣợc các phƣơng tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông do nguyên nhân kỹ thuật.

Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện việc kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ theo quy định tại Thông tƣ số 70/2015/TT-BGTVT. Tính đến tháng 6/2015, tổng số xe cơ giới đang lƣu hành là 1,963,903 xe; tổng số lƣợt phƣơng tiện vào kiểm định từ năm 2012 đến tháng 6/2015 là 7.822.413 xe và số lƣợt phƣơng tiện đạt là 6.210.764 xe; kiểm tra xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp mới là 11,485,670 xe; kiểm tra xe xe cơ giới, xe máy chuyên dùng nhập khẩu là 394,422 xe [2].

Bộ Quốc phòng đã thực hiện nghiêm túc việc đăng ký, quản lý và kiểm định xe- máy của Quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng, đảm bảo 100% xe - máy trong Quân đội đƣợc đăng ký, quản lý, khai thác, sử dụng đúng quy định; các phƣơng tiện khi tham gia giao thông đều đƣợc kiểm định về thông số an toàn kỹ thuật cao. Các trung tâm, trạm kiểm định thực hiện nghiêm tiêu chuẩn, quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với xe - máy quân sự (từ 2008-2015 đã kiểm định 355.000 lƣợt xe). Thông qua việc đẩy mạnh công tác quản lý xe - máy, bảo đảm kỹ thuật, kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe - máy quân sự, chất lƣợng xe- máy quân sự đã đƣợc nâng lên một bƣớc, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra hàng năm, tỷ lệ số vụ tai nạn giao thông vì lý do kỹ thuật giảm từ 1,3% năm 2008 xuống còn 0,6% năm 2011 [2].

Trên cơ sở quy định của Thông tƣ số 29/2012/TT-BCA, đến nay, Bộ Công an đã kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng cho 21.147 lƣợt xe cơ giới của lực lƣợng Công an nhân dân (do số lƣợng xe của ngành Công an không nhiều).

Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, việc bảo dƣỡng, sửa chữa của chủ xe và của lái xe theo quy định của Thông tƣ số 53/2014/TTBGTVT chƣa thực hiện tốt,

còn tình trạng xe kém chất lƣợng không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng vẫn tham gia giao thông.

Đối với hệ thống các quy định về biển báo hiệu đƣờng bộ về cơ bản đã đƣợc ngƣời dân tham gia giao thông đƣờng bộ tuân thủ, tuy nhiên bên cạnh đó còn tồn tại tình trang không tuân thủ biển báo hiệu giao thông trên đƣờng bộ. Mặt khác, việc tổ chức giao thông một số nơi chƣa hợp lý (biển báo, vạch sơn) dẫn đến bức xúc cho ngƣời tham gia giao thông. Công tác tổ chức giao thông, điều khiển giao thông đƣợc Bộ GTVT, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố hết sức chú trọng, kiểm tra, rà soát, điều chỉnh nhằm đảm bảo việc phân làn, phân tuyến, lắp đặt báo hiệu đƣờng bộ, chỉ huy, hƣớng dẫn giao thông hợp lý, đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tham gia giao thông chấp hành tốt các quy tắc giao thông.

Kể từ ngày Thông tƣ số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô có hiệu lực thi hành thì việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải đã đƣợc đẩy mạnh, nhiều phần mềm đƣợc đƣa vào sử dụng nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động vận tải. Năm 2014, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã xây dựng và đƣa Trung tâm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình vào hoạt động. Đến nay, Trung tâm này đã tiếp nhận dữ liệu của trên 180.000 phƣơng tiện; các địa phƣơng đã chú trọng trong công tác theo dõi, chấn chỉnh và xử lý các trƣờng hợp vi phạm qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình . Kết quả 10 tháng đầu năm 2015 đã xử lý 5.674 phƣơng tiện bằng hình thức thu hồi phù hiệu, đình chỉ khai thác tuyến 01 tháng hoặc từ chối cấp phù hiệu (thu hồi phù hiệu có thời hạn: 3.123 xe; đình chỉ khai thác tuyến có thời hạn: 546 xe; thu hồi Giấy phép kinh doanh: 69 đơn vị; từ chối cấp phù hiệu: 1.459 xe) [2].

Đối với các quy định về niên hạn sử dụng xe ô tô chở ngƣời và chở hàng, mặc dù đã đƣợc quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP và Thông tƣ hƣớng

dẫn số 21/2010/TT-BGTVT, tuy nhiên, trên thực tế, việc thi hành quy định này chƣa thực sự tốt, do đó chƣa có hiệu quả trong quá trình thực hiện.

-

2.509.969 trƣờng hợp, tạm giữ 188.572 ô tô, 4.450.242 mô tô và 160.354 phƣơng tiện khác [2].

Nhìn chung, các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc các cá nhân, tổ chức thi hành khá đầy đủ, nghiêm túc, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một bất cập và hạn chế.

2.2.2.2. Tình hình thi hành pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ

Thứ nhất, đối với việc thi hành các điều kiện kinh doanh

Trên cơ sở quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các Nghị định hƣớng dẫn Luật về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong thời gian qua, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã thực hiện khá tốt các quy định này. Để đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã thực hiện, đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo các văn bản quy định mà cụ thể hiện nay là Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.

Về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc, công tác cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc tích cực triển khai trong toàn quốc, hầu hết các Sở Giao thông vận

đơn vị vận tải.

Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện một số quy định của Nghị định còn hạn chế, chƣa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu quả thi hành chƣa cao. Cụ thể:

- Về ngƣời điều hành vận tải: Theo quy định tại khoản 4 Điều 13, khoản 1 Điều 18, Điều 19 và Điểm c, khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì đơn vị kinh doanh vận tải (hộ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa) khi

tham gia kinh doanh vận tải ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định còn phải đáp ứng các yęu cầu về ngƣời điều hành vận tải mới đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Thực tế cho thấy, đa số các hộ kinh doanh vận tải có số phƣơng tiện nhỏ hơn 03 xe là phổ biến, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Bắc, Tây Bắc và thông thƣờng các chủ hộ kinh doanh vận tải này đồng thời là lái xe; vì vậy nếu theo quy định trên thì vẫn phải yêu cầu có ngƣời điều hành vận tải mới đƣợc cấp phép. Theo đó điều kiện này chƣa phù hợp với thực tế vì để đƣợc cấp phép các chủ hộ kinh doanh vận tải sẽ tìm mọi cách để hợp thức hóa khi làm hồ sơ, trên thực tế sẽ không có ngƣời điều hành vận tải theo quy định dẫn đến công tác quản lý an toàn giao thông, duy trì và nâng cao chất lƣợng dịch vụ ở một số đơn vị kinh doanh vận tải chƣa đảm bảo đúng quy định.

- Về phê duyệt phƣơng án kinh doanh: Theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 22 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phƣơng án kinh doanh kèm theo. Tuy nhiên, quy định này đã gây khó khăn cho cơ quan cấp phép cũng nhƣ cho đơn vị kinh doanh vận tải, đồng thời trong thực tế việc thay đổi phƣơng án kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, liên tục tùy thuộc vào điều kiện hoạt động và hiệu quả kinh doanh của mỗi đơn vị. Nhƣ vậy, nếu mỗi lần thay đổi phƣơng án kinh doanh đều phải đợi cơ quan cấp phép phê duyệt xong mới đƣợc hoạt động sẽ làm chậm trễ, ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị.

-

tải hiện nay mới chỉ chủ yếu căn cứ trên hồ sơ, báo cáo của các đơn vị vận tải về việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra trƣớc và sau khi cấp phép chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc. Do đó, trong thực tế còn nhiều đơn vị vận tải chƣa thật sự đáp ứng đƣợc đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc các quy định về lắp đặt và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; hoạt động của bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông; việc đảm bảo chất lƣợng

dịch vụ vận tải theo nhƣ đăng ký. Do đó, trên thực tế, hiệu quả của việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh chƣa thực sự cao.

Thứ hai, đối với việc thi hành pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách - Hoạt động vận tải bằng xe ôtô theo tuyến cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)