2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ (chủ thể quản lý)
Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 thay thế Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 gồm 8 chƣơng, 89 điều. Tại nội dung của Luật đã quy định rõ nội dung quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về hoạt động giao thông vận tải, trong đó bao gồm cả hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Trên cơ sở các quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc mà luật giao thì Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Ngoài các quy định tại Luật thì tại một số văn bản điều chỉnh cụ thể một số lĩnh vực về hoạt động vận tải đƣờng bộ đều quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc đối với từng nội dung của hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ví dụ nhƣ: trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô sau đó là Nghị đinh thay thế số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô….
Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về vận tải đƣờng bộ, cơ cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ và chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức nhƣ sau:
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:
b) Chức năng, nhiệm vụ chính của từng cơ quan
- Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ, trong đó bao gồm hoạt động vận tải đƣờng bộ.
- Bộ Giao thông vận tải:
Nhà nƣớc về giao thông vận tải trong phạm vi cả nƣớc.
- Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam:
+ Chức năng: Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nƣớc chuyên ngành giao thông vận tải đƣờng bộ trong phạm vi cả nƣớc.
Bộ Giao thông vận tải
Tổng cục ĐBVN
UBND cấp tỉnh
Sở GTVT các tỉnh, thành phố
Giao thôn
- Sở Giao thông vận tải:
+ Chức năng: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng có chức năng tham mƣu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải, bao gồm: đƣờng bộ, vận tải, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, Đƣờng bộ Việt Nam.
Nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nƣớc trong quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc thể chế tại các quy định pháp luật một cách cụ thể, rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho việc ban hành, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thực hiện có hiệu quả.
2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ, các chủ thể tham gia hoạt động vận tải đường bộ
2.1.2.1. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh
Theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ thì hoạt động vận tải đƣờng bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải.
Hoạt động vận tải không kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ không nhằm mục đích kinh doanh. Đó có thể là: đi đến cơ quan làm việc, đi học, đi đến các trung tâm thƣơng mại… Tùy theo từng mục đích, nhu cầu, điều kiện mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn cho mình một loại phƣơng tiện phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để tham gia giao thông.
Đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì các quy định pháp luật để điều chỉnh hoạt động này đƣợc quy định khá cụ thể ở Luật Giao thông đƣờng bộ.
Tại khoản 5 Điều 4 của Chƣơng 1 Luật Giao thông đƣờng bộ quy định
“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ” [29].
Tại Chƣơng II – Quy tắc giao thông đƣờng bộ của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, đã đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ phải thực hiện, hay gọi cách khác là nghĩa vụ của ngƣời tham gia giao thông.
Luật đã đƣa ra quy tắc chung khi tham gia giao thông, cụ thể: “người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn” (Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
[29].
Bên cạnh quy tắc chung, Luật còn đƣa ra các quy định về các quy tắc để tham gia giao thông đƣờng bộ nhƣ: chấp hành báo hiệu đƣờng bộ; sử dụng làn đƣờng, vƣợt xe, chuyển hƣớng xe, lùi xe, tránh xe đi ngƣợc chiều; dừng xe, đỗ xe trên đƣờng bộ, đƣờng phố; quyền ƣu tiên của một số loại xe; quy định về nhƣờng đƣờng tại nơi đƣờng giao nhau; quy định về số lƣợng ngƣời đƣợc phép chở trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; quy định về việc tham gia giao thông của ngƣời khuyết tật, ngƣời già…
Tại Chƣơng IV – Phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ của Luật đã quy định các điều kiện tham gia giao thông đƣờng bộ, trong đó có các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ bao gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ. Ví dụ: Tại Điều 53 của Luật quy định
điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô đúng kiểu loại đƣợc phép tham gia giao thông là: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hƣớng có hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trƣờng hợp xe ô tô của ngƣời nƣớc ngoài đăng ký tại nƣớc ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gƣơng chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho ngƣời điều khiển; Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn; có còi với âm lƣợng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trƣờng; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định [29].
Chƣơng V - Ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ của Luật đƣa ra các quy định mà ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ (trong đó có phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ) phải tuân thủ. Đó là: điều kiện của ngƣời lái xe tham gia giao thông; tuổi, sức khỏe của ngƣời lái xe; điều kiện của ngƣời điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông.
Ví dụ: tại Điều 58 của Luật Giao thông đƣờng bộ quy định điều kiện của ngƣời lái xe tham gia giao thông, gồm: Ngƣời lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đƣờng bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đƣợc phép điều khiển do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền cấp. Ngƣời tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. Ngƣời lái xe khi điều khiển phƣơng tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối với ngƣời điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đƣờng bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Luật Giao thông đƣờng bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [29].
Bên cạnh đó Luật còn đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời lái xe, quy định về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, vận chuyển một số hàng nhƣ: hàng nguy hiểm…; hoạt động vận tải đƣờng bộ trong đô thị tại các Điều 68, 70, 72, 76,77,78,79 và Điều 80 [29].
Nhƣ vậy, Luật Giao thông đƣờng bộ đã đƣa ra các quy tắc giao thông đối với các cá nhân tham gia giao thông đƣờng bộ và đối với phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ hay nói cách khác đó chính là các điều kiện, nghĩa vụ mà chủ thể tham gia giao thông phải nghiêm túc thực hiện nhằm đảm trật tự, an toàn giao thông. Tính đến nay, các quy định này đã đƣợc triển khai thực hiện 9 năm trên thực tế và vẫn đang tiếp tục đƣợc thực hiện.
Các quy định nêu trên tại Luật Giao thông đƣờng bộ chỉ mang tính quy tắc chung. Để triển khai thực hiện các quy định của Luật, trong thời gian qua Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành nhằm đảm bảo các quy định đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc triển khai thực hiện trên thực tế, cụ thể:
- Thông tƣ số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải hƣớng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá và Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06/10/2014. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/8/2009. Thông tƣ hƣớng dẫn những nguyên tắc chung về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự và áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự.
- Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ và các Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/02/2011; Thông tƣ 65/2013/TT-BGTVT ngày 31/12/2013. Sau một thời gian triển khai thực hiện trên thực tế, số lƣợng các phƣơng tiện vận chuyển hàng quá tải trọng, khổ giới hạn đã đƣợc kiểm soát, có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, một số quy định về về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ, giới hạn xếp hàng hóa chƣa phù hợp với thực tế cần điều chỉnh, đồng thời cần bổ sung thêm cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng là Cục Quản lý đƣờng bộ.
Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tƣ thay thế số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 quy định tải trọng, khổ giới hạn đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện khi tham gia giao thông đƣờng bộ. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2015 đƣợc ban hành nhằm khắc phục những bất cấp, tồn tại của Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT và đƣa ra một số quy định phù hợp với thực tế. Thông tƣ đƣa ra các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; công bố tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng và giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ. Có thể nói, các quy định của Thông tƣ đƣa ra là khá cụ thể, ngày càng chặt chẽ để góp phần kiểm soát đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
- Thông tƣ số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đƣờng bộ; Tiếp sau đó là Thông tƣ thay thế số 91/2015/TT- BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đƣờng bộ.
Thông tƣ đã đƣa ra quy định quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ (trừ các xe ƣu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của pháp luật) và đƣợc áp dụng đối với ngƣời lái xe, cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời và xe khi tham gia giao thông.
- Thông tƣ số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xếp hàng trên xe ô tô. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013. Thông tƣ đƣa ra các quy định về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ; Trách nhiệm của ngƣời vận tải, lái xe, ngƣời áp tải, ngƣời thuê vận tải, ngƣời xếp hàng hóa và trách nhiệm của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải trong quản lý đối với hoạt động này.
Trên cơ cở quy định của Luật, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng ban hành các quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ và việc tổ chức thực hiện Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự tại địa phƣơng mình. Ví dụ:
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành: Quyết định số 24/2010/QĐ- UBND ngày 27/10/2010 quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, gắn máy, môtô hai bánh, môtô ba bánh, máy kéo nhỏ để vận chuyển hành khách, hàng hoá và xe dùng làm phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành và Quyết định thay thế số 20/2015/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 về Quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành: Quyết định số 3160/2009/QĐ-UBND ngày 17//9/2009 quy định về điều kiện, phạm vi hoạt