Đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị thực hiện pháp luật về quản lý vận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 100)

quản lý vận tải đường bộ

Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ khá phát triển, là một trong những hoạt động chiếm tỷ trọng hàng đầu trong số các loại hình vận tải hiện nay. Do đó, việc nâng cao, đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị vận tải là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động vận tải đƣờng bộ đồng thời góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Để đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị vận tải, cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, xây dựng quy mô, mô hình, phƣơng pháp quản lý hiệu quả cho các đơn vị kinh doanh vận tải

- Cần phải có quy định về việc phân loại doanh nghiệp vận tải theo quy mô và năng lực quản lý của doanh nghiệp. Căn cứ vào loại doanh nghiệp vận tải, sẽ quy định phạm vi hoạt động phù hợp, tƣơng ứng với từng loại qua đó sẽ loại bỏ các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, quản lý yếu kém, đồng thời khuyến khích sự phát triển của các doanh nghệp có quy mô lớn, áp

- Áp dụng các quy định về áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các đơn vị vận tải, bến xe kết nối với hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nƣớc chuyên ngành.

- Áp dụng quy trình quản lý an toàn giao thông và quản lý chất lƣợng dịch vụ vận tải tại các đơn vị vận tải theo lộ trình hợp lý.

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị vận tải - Tăng cƣờng tập huấn kiến thức quản lý vận tải cho một số chức danh quản lý tại các đơn vị vận tải nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị vận tải.

- Đảm bảo số lƣợng cán bộ phù hợp với từng nội dung công việc, đồng thời lựa chọn các cán bộ quản lý vừa có năng lực vừa có tinh thần, trách nhiệm trong công việc.

3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ

Có thể nói đây là giải pháp mang tính răn đe nhằm nâng cao ýthức chấp hành của ngƣời dân, chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải, trong thời gian tới cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải

Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải thông qua các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng... nhằm đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức vừa có trình độ vừa có tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải.

Thứ hai, đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện, công cụ hỗ tr cho các cán bộ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải.

Thứ ba, tiếp tục chấn chỉnh, loại bỏ triệt để các hiện tƣợng tiêu cực của một số cán bộ thuộc các lực lƣợng chức năng

- Nâng cao thu nhập cho các cán bộ, thanh tra viên, Cảnh sát giao thông. Hiện nay, chi phí trả lƣơng cho các lực lƣợng chức năng này đƣợc trích từ quỹ xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị. Trong phần đƣợc phép chi, có thể thấy phần chi phí trả lƣơng là không đảm bảo. Do vậy, hiện tƣợng bảo kê cho các phƣơng tiện hoạt động vi phạm pháp luật về giao thông đƣờng bộ vẫn còn tồn tại, một phần là do bất cập trong vấn đề chế độ tiền lƣơng.

- Bên cạnh việc nâng cao thu nhập chính đáng cho các cán bộ trong các lực lƣợng chức năng nói trên thì cũng cần phải có các biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các hành vi tiêu cực. Cần phải cụ thể hoá các hình thức xử lý thích đáng tuỳ theo mức độ vi phạm. Ở mức độ nhẹ có thể xử phạt hành chính, cảnh cáo đến đuổi việc, cao hơn nữa là truy tố hình sự.

- Thƣờng xuyên thực hiện công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, làm cho cho mọi cán bộ của các lực lƣợng chức năng đều phải có ý thức kỷ luật cao, nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật.

- Tăng cƣờng phối hợp giữa ngành giao thông vận tải, ngành công an và các đơn vị truyền thông. Ngành giao thông vận tải và ngành công an cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông thực hiện việc đăng tải và thông tin liên lạc về vận tải hành khách, hình thức xử phạt, các kênh liên lạc để nhân dân giám sát và phản ánh, góp phần chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động vận tải khách và lực lƣợng chức năng.

3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và các chủ thể tham gia thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ

Ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng để quyết định việc triển khai, thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.

Ý thức pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ cao thì việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ sẽ có hiệu quả cao và ngƣợc lại.

Hiện nay, ý thức pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ chƣa cao, đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc thi hành pháp luật về vận tải đƣờng bộ còn nhiều hạn chế, chƣa hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thì giải pháp hàng đầu và quan trọng hơn cả đó là nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ. Để nâng cao ý thức của ngƣời dân nói chung và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ nói riêng thì cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, tăng cƣờng, đổi mới hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ

- Về nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về các quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và hệ thống các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật. Tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác bảo đảm an toàn giao thông, những tấm gƣơng tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu quả, những khó khăn vƣớng mắc từ thực tế, biện pháp tháo gỡ... Tuyên truyền về hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân làm bài học cho mọi ngƣời...

- Về hình thức tuyên truyền: Cần kết hợp các biện pháp, hình thức phù hợp đó là: Tuyên truyền qua việc nêu gƣơng sáng trong chấp hành pháp luật giao thông, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên. Đặc biệc các đồng chí lãnh đạo, các bậc ông, bà, cha mẹ, thầy, cô giáo... phải gƣơng mẫu đi đầu và là tấm gƣơng sáng trong chấp hành pháp luật về giao thông. Tuyên truyền qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng (internet, truyền hình, truyền thanh, báo chí): chú ý phát huy lợi thế của hệ thống phát thanh truyền hình đặc biệt hệ thống đài truyền thanh cơ sở, các ấn phẩm báo chí, bản tin, các hội thi, vận động sáng tác âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật về chủ đề an toàn giao thông (ví dụ nhƣ: phòng, chống uống rƣợu bia đối với lái xe; tuân thủ quy định tốc độ; đội mũ bảo hiểm...); phát triển các ứng dụng tiện ích có gắn kèm với tính năng tuyên truyền về an toàn giao thông cho các thiết bị điện thoại thông minh/máy tính bảng....Tuyên truyền qua tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm, thông qua giáo dục

pháp luật trong nhà trƣờng. Tuyên truyền qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, qua trợ giúp pháp lý lƣu động, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt đảng, đoàn thể,...

- Về đối tƣợng tuyên truyền: Tuỳ từng đối tƣợng cần có nội dung và biện pháp tuyên truyền phù hợp: Đối với cán bộ, công chức, viên chức tập trung phổ biến các quy định về quy tắc giao thông, điều kiện của phƣơng tiện tham gia giao thông, ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông...; đƣa nội dung chấp hành luật giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả cơ quan, đơn vị và cá nhân. Với học sinh, sinh viên: Tăng cƣờng chất lƣợng giờ học môn Giáo dục công dân, môn học pháp luật, các hoạt động ngoại khoá, tập trung phổ biến về quy tắc giao thông, điều kiện đối với ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đặc biệt là về độ tuổi. Với thanh niên: Tập trung giới thiệu các quy định về quy tắc giao thông, các hành vi bị nghiêm cấm và hình thức xử phạt nếu vi phạm. Đối với nông dân: Quy tắc giao thông, ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông, các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, hành vi vi phạm và mức xử phạt. Đối với những ngƣời tham gia đảm bảo an toàn giao thông nhƣ lực lƣợng công an, thanh tra giao thông: Phải nắm rõ các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và của các cá nhân có thẩm quyền.

Về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là điều kiện quan trọng để truyền tải những quy định của pháp luật đến các đối tƣợng do vậy cần có sự quan tam đầu tƣ một cách thoả đáng. Kiện toàn đủ về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng đội ngũ báo cáo viên cấp uỷ, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Thƣờng xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật mới về an toàn giao thông, tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn... Tập huấn, nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật, có chế độ đãi ngộ phù hợp.

Về kinh phí và cơ sở vật chất: Để đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cần có nguồn kinh phí và cơ sở vật chất phù hợp trên cơ sở phát huy những cơ sở hiện có với trang bị mới. Ƣu tiên tập trung đầu tƣ cho những cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cơ sở.

Thứ hai, nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ thông qua một số hình thức khác

Ngoài ra, để nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ, cần nâng cao chất lƣợng giáo dục kiến thức an toàn giao thông trong trƣờng học; giáo dục ƣ thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông đồng thời tăng cƣờng, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ để răn đe các đối tƣợng có hành vi vi phạm.

Nhƣ vậy, có thể khẳng định trên đây là những giải pháp đƣợc dƣa ra để góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay. Với những biện pháp đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của cộng đồng xã hội trong công tác đảm bảo an toàn giao thông, đặc biệt là vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tin rằng pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ sẽ đi vào cuộc sống đạt hiệu quả cao, góp phần hạn chế, giảm bớt những hậu quả của tai nạn giao thông, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi ngƣời dân, chủ thể khi tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ.

KẾT LUẬN

Luận văn đã phân tích và đánh giá cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay và từ đó định ra phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ nhất, về cơ sở lý luận, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhƣ: quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ những tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện, yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.

Thứ hai, về thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, luận văn đã đi sâu vào phân tích các quy định và thực trạng thi hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ, cụ thể: Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ, qua đó thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của các quy định pháp luật cũng nhƣ công tác thi hành pháp luật về vận tải đƣờng bộ hiện nay.

Thứ ba, về phƣơng hƣớng và giải pháp, luận văn đã đƣa ra các phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay để từ đó tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đƣờng bộ ngày càng phát triển, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

Nhƣ vậy, với kết cấu và nội dung nhƣ trên, có thể nói luận văn đã đƣa ra vấn đề nghiên cứu sát với thực tiễn, đồng thời luận văn là căn cứ cho các nhà quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công an (2012), Thông tư số 29/2012/TT-BCA ngày 18 tháng 5 năm 2012 quy định về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô, xe máy chuyên dùng trong công an nhân dân, Hà Nội.

2. Bộ Giao thông vận tải (2008), Báo cáo về tổng kết 6 năm thi hành Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội.

3. Bộ Giao thông vận tải (2012), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.

4. Bộ Giao thông vận tải (2013), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.

5. Bộ Giao thông vận tải (2014), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.

6. Bộ Giao thông vận tải (2015), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.

7. Bộ Giao thông vận tải (2016), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.

8. Bộ Giao thông vận tải (2015), Đề án của về đổi mới quản lý vận tải đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở việt nam hiện nay (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)