Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý chất thải rắn nói chung và công chức quản lý thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật nói riêng, cần thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, đổi mới nhận thức, quan điểm về công tác cán bộ và xác định tiêu chuẩn đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý quản lý chất thải rắn.
Thứ hai, xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy chế, quy trình về công tác cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý chất thải rắn.
Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý chất thải rắn.
Thứ tư, thực hiện tốt quy chế quản lý và thực hiện chính sách đãi ngộ đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chất thải rắn.
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc bảovệ thực vật sau sử dụng vệ thực vật sau sử dụng
Thứ nhất, phải xây dựng được kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV cho giai đoạn 5 năm và 10 năm; trong đó phải nêu rõ mục tiêu của từng giai đoạn, đặc biệt là mục tiêu bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom, xử lý.
Thứ hai, ngoài kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV trung và dài hạn, việc lập kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng cần phải được thực hiện hàng năm, vào đầu mỗi năm và có sự phối hợp của Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Thứ ba, việc lập kế hoạch phải xác định được mục tiêu, nội dung theo từng năm, từng giai đoạn để tổ chức thực hiện.
Thứ tư, tăng cường công tác nghiên cứu khảo sát thực tiễn, nâng cao nhận thức, đề cao vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức làm công tác quản lý chất thải rắn.