Giải pháp về tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THU GOM, XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG CỦA CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 91 - 93)

thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Lãnh đạo cơ quan đối với tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.

b) Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện kế hoạch thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng: Kịp thời điều chỉnh quy trình cho phù hợp với thực tế, phù hợp với các quy định hiện hành, tính hiệu quả cao và dễ thực hiện.

c) Nâng cao khối lượng, tỷ lệ thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng

Chủ trì, phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên, Phòng TN&MT các huyện, thị xã, thành phố tăng cường triển khai thực hiện:

- Về công tác xây dựng bể chứa, khu lưu chứa; cải tạo bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng:

+ Khuyến khích các địa phương xã hội hóa, chủ động nguồn kinh phí xây dựng bể chứa, khu lưu chứa; cải tạo bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại các vùng sản xuất nông nghiệp.

+ Phòng TN&MT các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch, tham mưu cho UBND huyện bố trí kinh phí xây dựng bể chứa, khu lưu chứa; cải tạo bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại các vùng sản xuất nông nghiệp thuộc địa bàn quản lý. Bể chứa, khu lưu chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phải được xây dựng theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT- BTNMT ngày 16/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn việc thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng và theo hướng dẫn tại Công văn số 1151/HD- STNMT ngày 31/5/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng bể thu gom, khu vực lưu chứa và quy trình thu gom vận chuyển, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

66

+ Chi cục Bảo vệ môi trường lập dự toán kinh phí, triển khai thực hiện theo quy định nhiệm vụ xây dựng khu lưu chứa chung cho toàn tỉnh chứa thuốc BVTV, hóa chất BVTV không được phép sử dụng tại Việt Nam tiếp nhận từ các cơ quan, đơn vị thu giữ trong quá trình thanh tra, kiểm tra và bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tiếp nhận từ các đơn vị, các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư, cung cấp các trang thiết bị phục vụ thu gom bao gói thuốc BVTV cho UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND cấp xã: Cung cấp đầy đủ trang bị bảo hộ lao động (khẩu trang chống độc, ủng cao su, gang tay cao su, quần áo, mũ, kính bảo hộ lao động, hộp thuốc y tế) cho các tổ thu gom nhằm đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe.

d) Tăng cường xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Bao gói thuốc BVTV là CTNH, do đó việc xử lý bao gói thuốc BVTV phải tuân theo quy trình xử lý chất CTNH theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH. Đơn vị thực hiện xử lý phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và phải được Bộ TN&MT cấp phép xử lý CTNH. Đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép hành nghề quản lý CTNH cho 48 doanh nghiệp và cấp phép vận chuyển hàng nguy hiểm của 7 đơn vị; các đơn vị, doanh nghiệp được cấp phép chủ yếu tập trung ở các tỉnh, khu vực có ngành công nghiệp phát triển. Hiện tại, tỉnh Điện Biên nói riêng và khu vực Tây Bắc nói chung chưa có đơn vị, doanh nghiệp nào được Bộ TN&MT cấp phép hành nghề quản lý CTNH nên gây khó khăn rất lớn cho công tác xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh do chi phí vận chuyển và xử lý rất cao. Để khắc phục được tình trạng trên, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Điện Biên đề xuất một số giải pháp sau:

- Giải pháp trước mắt: Chủ động liên hệ, trao đổi, mời thầu với các đơn vị, doanh nghiệp được Bộ TN&MT cấp phép hành nghề quản lý CTNH thực hiện xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu để giảm tối đa chi phí xử lý.

- Giải pháp lâu dài:

+ Kêu gọi, tạo điều kiện ưu đãi các nhà đầu tư thực hiện đầu tư các dự án xử lý CTNH trên địa bàn tỉnh; ưu tiên các dự án hiện có mà dây truyền công nghệ phù hợp với quy trình, điều kiện xử lý CTNH (Nhà máy sản xuất xi măng Điện Biên) để giảm chi phí đầu tư.

+ Kiến nghị Bộ TN&MT xem xét việc đầu tư xây dựng cơ sở xử lý chất thải nguy hại theo vùng, đặc biệt là vùng Tây Bắc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ THU GOM, XỬ LÝ BAO GÓI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT SAU SỬ DỤNG CỦA CHI CỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỈNH ĐIỆN BIÊN (Trang 91 - 93)