thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
a) Tăng cường sự trao đổi, phối hợp giữa Chi cục Bảo vệ môi trường và Phòng TN&MT các huyện, thị xã, thành phố trong việc chuyển giao bao gói thuốc BVTV, đảm bảo đúng thời gian, địa điểm và an toàn trong quá trình vận chuyển.
b) Hoàn thiện quy trình giám sát việc vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
- Quy định cụ thể các yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển bao gói thuốc BVTV: Đảm bảo quy định Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Hình thức, quy định niêm phong phương tiện vận chuyển.
- Hình thức giám sát của cơ quan quản lý trong quá trình vận chuyển và xử lý: + Quá trình vận chuyển: Giám sát lộ trình vận chuyển của phương tiện bằng công nghệ GPS (thiết bị định vị gắn theo xe).
+ Quá trình xử lý: Cán bộ giám sát trực tiếp tại cơ sở xử lý hoặc giám sát trực tiếp qua camera của cơ sở.
- Mẫu biên bản bàn giao khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, biên bản niêm phong phương tiện vận chuyển và chứng từ quản lý CTNH theo đúng quy định.
3.2.5. Giải pháp nâng cao tuyên truyền giáo dục về thu gom, xử lý bao góithuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng
Tăng cường sự phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Điện Biên, Phòng TN&MT các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác thu gom xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, cụ thể:
68
ngành, đoàn thể về bảo vệ môi trường trong công tác thu gom, xử lý tiêu hủy bao gói thuốc BVTV sau sử dụng.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn người sử dụng thuốc về sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; thu gom, xử lý tiêu hủy bao gói thuốc BVTV sau sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời cũng đẩy mạnh tuyên truyền bằng cách lồng ghép vào các chương trình, dự án hoặc các buổi tập huấn mùa vụ.
- Tuyên truyền giảm thiểu thuốc BVTV độc hại trong sản xuất nông nghiệp: + Áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM): Bên cạnh việc sử dụngthuốc BVTV thì việc áp dụng các biện pháp canh tác cơ bản như vệ sinh đồng ruộng, bón phân cân đối, luân canh, xen canh cây trồng, sử dụng giống kháng vàtuân thủ lịch thời vụ cũng có thể làm sâu bệnh ít xuất hiện, giảm việc phun thuốc giai đoạn đầu vụ. Việc giảm sử dụng thuốc BVTV giai đoạn đầu vụ làm cho sinh vật có lợi và thiên địch duy trì trên đồng ruộng, làm tăng đa dạng sinh học, giúp khống chế sinh vật hại trong một ngưỡng cho phép. Chương trình IPM được chứng minh là có hiệu quả trong thực tế quản lý dịch bệnh.
+ Áp dụng phương pháp đấu tranh sinh học để quản lý sâu hại trên đồng ruộng bằng cách sử dụng thiên địch (bọ xít hoa gai vai nhọn Eocanthecona furcellata), ong ký sinh... từ đó giúp giảm lượng thuốc trừ sâu nông dân sử dụng, giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
+ Công nghệ sinh thái cũng có thể áp dụng để khống chế sâu hại trên ruộng, làm giảm sử dụng thuốc BVTV. Ven bờ ruộng trồng các loại hoa có phấn hoa (sao nhái, đậu bắp, xuyến chi...) nhằm thu hút các loài thiên địch, góp phần làm tăng đa dạng sinh học trên ruộng, giúp khống chế sâu hại.
- Thực hiện mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV đối với UBND cấp xã: Việc sử dụng hiệu quả các loại thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp cũng góp phần đáng kể trong việc giảm ô nhiễm môi trường. Thuốc BVTV được sử dụng hiệu quả sẽ giúp giảm lượng tồn dư trong đất, trong nước mặt và nước ngầm, và do đó, giảm được những tác động không mong muốn tới sức khỏe con người và môi trường, cần tổ chức
các lớp tập huấn, hướng dẫn người dân sử dụng thuốc BVTV, bên cạnh đó, phải biết phối hợp với các biện pháp khác như dùng giống kháng, điều chỉnh thời vụ, bảo vệ các loại thiên địch có ích thì mới nâng cao hiệu quả kinh tế. Việc sử dụng thuốc BVTV phải tuân thủ theo quy tắc 4 đúng: Dùng đúng thuốc, đúng lúc, đúng liều lượng và đúng cách.
Người dân cũng cần được tập huấn về cách phun thuốc cũng như trang phục bảo hộ cần thiết, quy định an toàn đối với người sử dụng hóa chất BVTV.
Để thực hiện các đề xuất trên, UBND cấp xã có thể triển khai thí điểm và nhân rộng mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV, cụ thể:
70
Sơ đồ 3.1. Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV Mô hình cộng đồng sử dụng an toàn thuốc BVTV
Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu Huấn luyện sử dụng thuốc BVTV
- Huấn luyện về sơ đồ/phác đồ cấp cứu nhiễm độc
- Xây dựng tủ thuốc cấp cứu - Giáo dục sức khỏe
Tập huấn phương pháp dùng thuốc theo 4 đúng:
- Đúng lúc - Đúng thuốc - Đúng liều lượng - Đúng cách
Quản lý vệ sinh môi trường Quản lý người cung cấp thuốc
- Quản lý hướng dẫn phun thuốc - Quản lý chai, vỏ lọ sau khi phun - Không sử dụng thuốc cấm - Dùng phương pháp sinh học
- Cung cấp thuốc đúng danh mục - Thuận tiên, chính xác
- Chống bán hàng rong
Bộ máy tổ chức quản lý Giáo dục truyền thông
Lập ban chỉ đạo do UBND xã phụ trách, phối hợp với các tổ chức, đoàn thể:
- HTX, hội khuyến nông - Y tế
- Truyền thanh - Hội phụ nữ - Trường học - Đoàn thanh niên
- Tìm hiểu về thuốc BVTV tại các trường THCS
- Thông qua các buổi họp dân, giao lưu văn nghệ… để tổ chức tuyên truyền.