Yêu cầu thực hiện pháp luật về hộ tịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Pháp luật về hộ tịch không chỉ thiết lập các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý hộ tịch mà còn ấn định những cách thức, thủ tục để các cơ quan hành chính phục vụ quyền đăng ký hộ tịch của người dân, bên cạnh đó, việc pháp điển hoá Luật Hộ tịch sẽ nâng tầm công tác quản lý hộ tịch hiện nay theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần giải quyết một cách toàn diện các vấn đề cơ bản của hoạt động quản lý hộ tịch như: phương thức quản lý hộ tịch và việc ứng dụng công nghệ thông tin, xác lập hệ thống dữ liệu thông tin hộ tịch; hệ thống tổ chức quản lý hộ tịch; cơ chế quản lý, khai thác dữ liệu thông tin về hộ tịch phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế - xã hội. Đồng thời, việc ban hành Luật Hộ tịch sẽ là yếu tố quan trọng để nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác hộ tịch theo hướng chuyên nghiệp hoá.

Xét từ phương diện khoa học quản lý nhà nước thì quản lý hộ tịch có vị trí trung tâm của hoạt động quản lý dân cư. Đây là lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia hiện đại, không phân biệt chế độ chính trị và trình

33

độ phát triển, đều phải quan tâm. Sự vững mạnh của một quốc gia liên quan mật thiết với hiệu quả của hoạt động quản lý dân cư nói chung và quản lý hộ tịch nói riêng. Có thể khẳng định rằng, các vấn đề pháp lý về quản lý hộ tịch có tầm quan trọng tương tự như các vấn đề pháp lý về quốc tịch, về biên giới quốc gia, về tổ chức bộ máy nhà nước… Vì vậy, quản lý hộ tịch phải được điều chỉnh bằng một đạo luật do Quốc hội ban hành. Trên thế giới, nhiều nước như Đức, Nhật Bản, Đài Loan… đều điều chỉnh vấn đề quản lý hộ tịch bằng văn bản pháp luật do cơ quan lập pháp ban hành. Nhìn chung, mỗi nước có một mô

hình đăng ký và quản lý hộ tịch phù hợp với đặc thù văn hoá, kinh tế, xã hội của nước đó, nhằm đảm bảo quản lý nhà nước về hộ tịch đạt hiệu quả cao nhất.

Đồng thời việc thực hiện pháp luật từ phía người dân góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

Thực hiện pháp luật về hộ tịch cần đảm bảo các yêu cầu về tính nguyên

tắc và khoa học, tính công bằng, chính xác khách quan, tính linh hoạt, kịp thời,

tư duy đổi mới, tính dân chủ công khai.

- Yêu cầu về tính nguyên tắc và khoa học

Thực hiện pháp luật về hộ tịch phải được tiến hành trên cơ sở các nguyên tắc luật định có như vậy mới tạo được hiệu quả cao, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, công dân khi vi phạm đối với lĩnh vực hộ tịch.

- Yêu cầu về tính công bằng, chính xác, khách quan, kịp thời

Theo quy định của Luật Hộ tịch, có một số yêu cầu theo hướng đơn giản hóa, tạo thuận lợi cho người dân, chắc chắn sẽ tạo sức ép hơn với người làm công tác đăng ký hộ tịch cơ sở.Vì vậy trong quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch yêu cầu tính công bằng, chính xác, khách quan và kịp thời.

Ví dụ đối với rất nhiều việc hộ tịch đơn giản (như đăng ký khai sinh, khai tử…) luật quy định giải quyết ngay trong ngày. Vấn đề khai sinh, khai tử, nhiều vấnđề đơn giản khác nữa phải được giải quyết ngay trong ngày. Đối với một số việc hộ tịch quy định về thời hạn giải quyết, cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã cần phải tập trung bảo đảm đúng tiến độ về thời gian nhưng đồng thời đảm bảo tính chính xác của hồ sơ và đúng trình tự thủ tục quy định.

34

cấp xã sẽ thuận lợi hơn rất nhiều vì gần như UBND cấp xã toàn quyền trong đăng ký hộ tịch theo quy định của Luật mà không cần phải phối hợp liên ngành cũng như không cần phải xin ý kiến cấp trên. Ngay cả đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới thì trong Luật cũng quy định theo hướng là UBND cấp xã ở khu vực biên giới trực tiếp giải quyết luôn những việc về hộ tịch như thế mà không cần xin ý kiến cấp huyện, cấp tỉnh…

- Yêu cầu về tư duy đổi mới, linh hoạt, chặt chẽ

Luật Hộ tịch 2014 là đạo luật quan trọng liên quan đến việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. So với quy định pháp luật hộ tịch hiện hành, Luật hộ tịch 2014 có nhiều nội dung mới mang tính đột phá, cải cách mạnh mẽ công tác đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng và quản lý dân cư nói chung, như: đơn giản hóa và cắt giảm nhiều giấy tờ không cần thiết khi đăng ký hộ tịch; cải tiến phương thức nộp hồ sơ để người dân lựa chọn –nộp trực tiếp, gửi qua bưu chính hoặc qua hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến khi điều kiện cho phép; giảm thời hạn giải quyết đối với hầu hết các việc hộ tịch. Quy định cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký hộ tịch cho mình mà không phải phụ thuộc vào nơi cư trú như trước đây đòi hỏi cán bộ hộ tịch phải rất linh hoạt trong quá trình giải quyết các yêu cầu về hộ tịch và phải có tư duy đổi mới để tạo thuận lợi cho người

dân. Bên cạnh đó, Luật cũng đã có quy định nhằm bảo đảm chặt chẽ, phòng ngừa những sơ hở, vi phạm có thể xảy ra trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch như đã nêu trên (quy định về việc trách nhiệm thông báo việc đăng ký hộ tịch đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cá nhân đó thường trú; bổ sung những hành vi bị nghiêm cấm trong đăng ký và quản lý hộ tịch) và quy định về trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc việc khai sinh, khai tử; chịu trách nhiệm về công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và những vi phạm trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do buông lỏng quản lý.

Như vậy, có thể khẳng định: việc thực hiện pháp luật hộ tịch yêu cầu người thực hiện phải có tư duy đổi mới, linh hoạt trong việc thực hiện các quy định của pháp luật hộ tịch và cũng bảo đảm sự chặt chẽ trong công tác quản lý.

35

Tính dân chủ, công khai là yêu cầu thiết yếu khi thực hiện pháp luật về hộ tịch. Các thủ tục hành chính về hộ tịch cần đuợc niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan tiến hành đăng ký hộ tịch và phải được tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong toàn thể nhân dân để mọi tổ chức, cá nhân, công dân được biết và thực hiện đúng quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)