Những kết quả đã đạt được trong thực hiện pháp luật về hộ tịc hở huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

huyện Mê Linh

Cấp ủy, chính quyền các xã đã triển khai thực hiệntương đối tốt các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hộ tịch đáp ứng được các nhu cầu của nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hiện tại, cả huyện Mê Linh có 33 công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, Phòng Tư pháp huyện là 03 chuyên môn và 03 lãnh đạo. Công chức Tư pháp -

Hộ tịch từng bước được đào tạo chuẩn hóa về công tác chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch phần lớn được ổn định, tham mưu tích cực cho Lãnh đạo UBND cấp xã, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của công dân. Nhiều địa phương được sự quan tâm đúng mức của cấp ủy đảng và chính quyền, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức Tư pháp - Hộ tịch thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, từ đó công tác tư pháp cấp xã ngày càng đi vào nề nếp, đảm bảo tính chính xác và thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Về đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch: Hiện nay UBND các xã đã bố trí 02 công chức Tư pháp có trình độ từ trung cấp luật trở lên, cơ sở vật chất, kỹ thuật,phương tiện làm việc tương đối đầy đủ đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

51

Về hoạt động chứng thực, hộ tịch: Qua việc trực tiếp kiểm tra hồ sơ, sổ

sách lưu tại các xã được thanh tra cho thấy,UBND đã triển khai thực hiện đúng thẩm quyền, trong các việc: đăng ký khai sinh, kết hôn, khai tử, nhận nuôi con nuôi, thay đổi, cải chính hộ tịch xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và trong việc chứng thực các hợp đồng giao dịch dân sự liên quan đến quyền của người sử dụng đất. Về trình tự thủ tục cơ bản đã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, đã góp phần đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, nhằm ổn định tình hình an ninh, chính trị tại địa phương, phục vụ và đáp ứng các nhu cầu hợp pháp, chính đáng của nhân dân.

Về hồ sơ, sổ sách được lưu đầy đủ và được bảo bảo quản cẩn thật, sắp xếp khoa học: một số xã đã lập các danh mục giấy tờ cần thiết để lưu trong hồ sơ,tạo điềukiện thuận lợicho việc tra cứu, thống kê, tổng hợp số liệu, công tác báo cáo,

luôn được thực hiện đúng quy định, đảm bảo thời hạn, chất lượng theo yêu cầu.Nhìn chung công tác đăng ký, quản lý hộ tịch tại một số địa phương về cơ bản đã triển khai thực hiện tốt Luật Hộ tịch năm 2014, Nghị định 123/2015/NĐ-

CP của Chính phủ và Thông tư số 05/2015/TT- BTP của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Luật hộ tịch. Việc đăng ký khai sinh (đúng hạn, quá hạn, đăng ký lại); thay đổi, cải chính hộ tịch cơ bản được thực hiện đúng quy trình, thủ tục chặt chẽ, đảmbảo cơ sở pháp lý theo quy định; việc lưu trữ đầy đủ, ngăn nắp.

Một số địa phương có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch, cũng như tăng cường cán bộ cho công tác Tư pháp từ cấp huyện đến cấp xã (nhất là cấp xã) như Tam Đồng, Liên Mạc, Thanh Lâm… làm cho công tác đăng ký, quản lý hộ tịch ở địa phương được kịp thời, chặt chẽ, thuận lợi, khoa học và đạt hiệu quả.

Việc bố trí, đào tạo cán bộ Tư pháp - Hộ tịch (nhất là cấp xã) có trình độ chuyên môn từ Trung cấp Luật trở lên, kinh qua công tác Tư pháp nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, kịp thời nắm bắt các quy định của pháp luật,

52

cùng với việc trang bị cơ sở vật chất đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ Tư pháp hộ tịch làm việc có hiệu quả.

Trong sáu tháng đầu năm 2016 thực hiện Luật hộ tịch và phần mềm đăng ký khai sinh, huyện Mê Linh đã đạt được một số kết quả cụ thể sau:

Kết quả đăng ký nuôi con nuôi tổng số trên địa bàn huyện là: 01 trường hợp Kết quả đăng ký khai mới tổng số trên địa bàn huyện là: 1592 trường hợp, trong đó có 888 Nam và 704 Nữ, dăng ký đúng hạn là 1563 trường hợp, quá hạn 29 trường hợp.

Kết quả đăng ký khai sinh lại là: 714 trường hợp.

Đăng ký khai tử mới 423 trường hợp, trong đó 358 trường hợp khai tử đúng hạn, 65 trường hợp quá hạn.

Đăng ký lại khai tử là 20 trường hợp.

Đăng ký kết hôn mới tổng số là 712 cặp trong đó kết hôn lần đầu là 647 cặp. Đăng ký lại kết hôn là 33 cặp.

Kết quả đăng ký khai sinh, khai tử có yếu tố nước ngoài tại UBND cấp huyện là 0 trường hợp.

Kết quả đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại UBND cấp huyện là 03 cặp. Các việc hộ tịch khác được thực hiện tại UBND cấp huyện tổng số là: 06 trường hợp, trong đó thay đổi hộ tịch là 01 trường hợp, cải chính hộ tịch là 05 trường hợp.

Các việc hộ tịch khác được thực hiện tại UBND cấp xã trên địa bàn huyện là 43 trường hợp, trong đó: 14 trường hợp thay đổi hộ tịch, 15 trường hợp cải chính hộ tịch, 11 trường hợp điều chỉnh hộ tịch, 03 trường hợp bổ sung hộ tịch.

Kết quả ghi vào sổ các thay đổi hộ tịch khác là 61 trường hợp, trong đó: đăng ký nhận cha, mẹ, con là 15 trường hợp, đăng ký giám hộ 06 trường hợp, chấm dứt thay đối việc giám hộ là 07 trường hợp, xác định cha mẹ con là 09 trường hợp, thay đổi quốc tịch 09 trường hợp, ly hôn 20 trường hợp, hủy hôn nhân trái pháp luật 11 trường hợp, chấm dứt việc nuôi con nuôi 12 trường hợp.

Cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân để kết hôn với người Việt Nam ở trong nước là 423 trường hợp, để kết hôn với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam là 03 trường hợp, để kết hôn với người nước ngoài tại

53

cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài là 05 trường hợp, để sử dụng vào mục đích khác là 177 trường hợp [23].

Các kết quả trên đã phản ánh được rõ nét thực trạng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Thủ tục được thực hiện nhiều nhất vẫn là các sự kiện hộ tịch cơ bản: sinh, tử, kết hôn. Các thủ tục mang tính phức tạp hơn như nuôi con nuôi, giám hộ… hầu như là không có hoặc có rất ít. Điều này cũng phản ánh được phần nào đặc thù của huyện Mê Linh chủ yếu là làm

nông nghiệp, nhu cầu, hiểu biết của người dân thực hiện pháp luật về hộ tịch còn

hạn chế. Tỉ lệ đăng ký hộ tịch quá hạn khá nhiều.Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch, nhất là các trường hợp đăng ký khai tử quá hạn, thông thường người dân không đi đăng ký khai tử ngay và có thói quen đốt các giấy tờ của người đã chết, đến khi cần làm thủ tục gì liên quan đến người đã chết thì mới đi khai tử, lúc này hồ sơ, giấy tờ không còn nên việc đăng ký khai tử gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, đặc thù thứ hai trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh đó là tính chất mùa vụ đặc thù của vùng nông nghiệp cùng với sự dịch chuyển lao động trẻ sang các ngành nông nghiệp nên trừ các sự kiện hộ tịch yêu cầu đúng người đăng ký như kết hôn, nhận cha mẹ con… theo quy định của pháp luật thì hầu hết các sự kiện hộ tịch khác đềuu được ủy quyền cho ông, bà, thậm chí là cụ nội, cụ ngoại thực hiện, do

đó tình trạng sai sót thông tin trong tờ khai khiến cán bộ Tư pháp hộ tịch phải hướng dẫn và kiểm tra cụ thể, việc này cũng phần nào ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ của người dân, cùng với đó việc hướng dẫn tuyên truyền các quy định của pháp luật về hộ tịch, và tuyên truyền đăng ký khai sinh, khai tử trực tuyến cho các đối tượng này không đạt hiệu quả. Nhưng về cơ bản ý thức chấp hành pháp luật của người dân cao, không có vấn đề phát sinh nổi cộm.

Đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp –Hộ tịch ở huyện Mê Linh ngày càng được củng cố, nâng cao cả về số lượng và chất lượng. UBND huyện Mê Linh thường xuyên mở các lớp tập huấn, hội nghị trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong công tác hộ tịch. Điều này góp phần quan trọng nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh. Đảm bảo các sự kiện hộ tịch được đăng ký kịp thời, đúng quy định của pháp luật, không còn tình

54

trạng cấp tùy tiện các giấy tờ hộ tịch hoặc cấp sai thẩm quyền như trước đây. Tuy nhiên, mặt bằng chung ở huyện Mê Linh hiện nay đội ngũ Công chức Tư

pháp – Hộ tịch đa số là người lớn tuổi, năng lực, trình độ chuyên môn nhất là trình độ tin học còn nhiều hạn chế, ngại cập nhật các quy định của pháp luật, hay làm việc theo cảm tính…điều này cũng gây ảnh hưởng lớn tới tiến độ, hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch.

Bên cạnh đó, việc lưu trữ sổ hộ tịch những năm về trước khi có Luật Hộ tịch chưa được quan tâm, nên dữ liệu hộ tịch của người dân không được lưu giữ. Như xã Liên Mạc hiện nay chỉ lưu được sổ hộ tịch từ năm 2000 trở về đây. Mà hiện tại Luật Hộ tịch quy điịnh không cấp lại bản chính giấy khai sinh, trong khi các lĩnh vực khác như cấp chứng minh thư, căn cước công dân, thủ tục về thừa kế đất đai… đều đòi hòi giấy khai sinh, mà bản thân người dân cũng không giữ được các giấy tờ hộ tịch của mình, nên các thủ tục đăng ký lại khai sinh tăng đột biến, mà thủ tục này đòi hỏi phải có các giấy tờ chứng minh về họ tên, ngày

tháng năm sinh, quan hệ cha mẹ con như, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, học

bạ, bằng cấp… việc này là rất khó khăn vì người dân thường là không còn giấy tờ gì. Vì vậy, cán bộ tư pháp gặp nhiều khó khăn trong việc xác minh để làm hồ sơ đăng ký lại khai sinh.

Tuy nhiên, nhìn chung công tác tác thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh ngày càng được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho công tác hộ tịch cũng được đầu tư thỏa đáng. Đó là yếu tố tiên quyết đểnâng cao hiệu quả thực hiện công tác này.

2.2.3. Những hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)