Cải cách thủ tục hành chính trong việc đăng ký hộ tịch

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 89 - 108)

Cải cách thủ tục hành chính là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mục tiêu cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết các công việc hành chính, loại bỏ những thủ tục rờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham những, gây khó khăn cho dân. Mẫu hóa thống nhất các giấy tờ mà công dân cần phải làm khi có yêu cầu giải quyết các công việc…Từ những mục tiêu quan trọng của chương trình tổng thể cải cách hành chính, việc cải cách thủ tục hành chính về

hộ tịch được Quốc hội và các cơ quan quản lý nhà nước về hộ tịch đặc biệt quan tâm, việc ban hành Luật hộ tịch, bộ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch theo

hướng cải cách về thủ tục hành chính là cần thiết.

Kế thừa những điểm cơ bản các Nghịđịnh quản lý hộ tịch trước đây, Luật hộ tịch, Nghị định 123/2015/NĐ-CP, thông tư số 15/2015/TT-BTP đã bổ sung

các quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết các việc về hộ tịch, nhằm cái cách thủ tục, công khai minh bạch hóa các trình tự, thủ tục, quy định thời gian giải quyết hồ sở từng lĩnh vực trong quy trình, tương ứng với trách nhiệm và

90

tính chất công việc phải giải quyết của từng cơ quan, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết, các giấy tờ phải nộp khi đăng ký hộ tịch tạo điều kiện cho người dân

có cơ sở pháp lý yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kịp thời,

đúng pháp luật các việc về hộ tịch.

Tuy nhiên, để cải cách thủ tục hành chính trong vấn đề hộ tịch cần các giải pháp sau:

-Đơn giản hóa các giấy tờ vềđăng ký hộ tịch; -Đơn giản hóa các thủ tục về cải chính hộ tịch;

-Thực hiện cơ chế một cửa trong việc giải quyết các thủ tục liên quan

đến hộ tịch;

-Giảm thời gian cũng như rà soát và giảm các thủ tục liên quan đến thủ tục

đăng ký hộ tịch.

Thực hiện Kế hoạch số 98/KH-UBND ngày 25/6/2016 của UBND Thành phố

về việc Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước Thành phố Hà Nội năm 2016, trên cơ sở kết quả triển khai thí điểm tại UBND quận Long Biênvà UBND quận Nam Từ Liêm, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế

hoạch triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư pháp cấp

phường, liên thông thủ tục hành chính theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT- BTP-BCA-BYT ngày 15/5/2015 của Liên Bộ: Tư pháp, Công an, Y tế về việc

hướng dẫn thực hiện thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai

sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi (gọi tắt là

Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT) tại 10 quận trên địa bàn Thành phố (UBND các quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Hà Đông). Tiếp tục triển khai hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ3 lĩnh vực tư pháp, liên thông thủ tục

hành chính theo Thông tư liên tịch số 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT tại 144

phường thuộc 10 Quận, đảm bảo thống nhất và đồng bộ. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong giải quyết thủ tục hành chính vềlĩnh vực tư pháp, hộ tịch của UBND các

phường nhằm cải cách hành chính, phục vụ tốt hơn cho người dân.

Trên cơ sở kết quả thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 lĩnh vực tư

pháp tại 144 phường tiếp tục nhân rộng thực hiện tại ủy ban nhân dân các xã, thị

91

Kết luận chƣơng 3

Chương 3 của luận văn đã đưa ra được định hướng nâng cao hiệu quả

công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch. Chương 3 luận văn cũng đề xuất được các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, Thành phố Hà Nội.

Từ đó đưa ra các kiến nghị đối với UBND huyện Mê Linh, phòng Tư

pháp, UBND các xã, phường, thị trấn nhằmnâng cao hiệu quả công tác thực hiện pháp luật về hộ tịch.

92

KẾT LUẬN

Quản lý dân cư là một trong những lĩnh vực trọng yếu của nền hành chính mà mọi quốc gia, dù ở bất kỳ chế độ chính trị với trình độ phát triển nào cũng đều quan tâm. Một Chính phủ hoạt động hiệu quả không thể không nắm chắc và cập nhật thường xuyên các thông tin, dữ liệu về dân cư có được từ từ hoạt động quản lý hộ tịch. Hộ tịch là một trong những vấn đề trung tâm của hoạt động quản lý nhà nước về dân cư. Những sự kiện hộ tịch là những vấn đề nóng, va đập, cọ

sát hàng ngày, hàng giờ, gắn liền với đời sống của người dân. Từ thời phong kiến cho đến nay, quản lý hộ tịch luôn được coi trọng như một công cụ của nhà nước để bảo vệ quyền nhân thân và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội. Quản lý hộ tịch là những dữ liệu cần có trong mọi bài toán hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, mặt khác nó là hoạt động thể hiện tập trung, sinh động mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Để quản lý dân cư, mỗi quốc gia có những phương thức quản lý khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích quản lý một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác các dữ liệu về đặc điểm nhân thân cơ bản của từng công dân. Ở nước ta, quản lý hộ tịch được xác định là khâu trung tâm của toàn bộ hoạt động quản lý dân cư. Vậy những giá trị tiềm tàng như vậy, công tác quản lý hộ tịch đã khẳng định vai trò vô cùng

quan trọng của nó trong tiến trình phát triển của xã hội. Đăng ký và quản lý hộ tịch là hoạt động luôn được Nhà nước ta quan tâm thực hiện. Thông qua hoạt động đăng ký, quản lý hộ tịch, giúp cho công dân thực hiện các quyền, lợi ích của mình, tạo cơ sở để Nhà nước quản lý dân cư từ khi sinh ra đến khi chết đều được cơ quan nhà nước đăng ký, quản lý chặt chẽ.

Tuy nhiên trong bối cảnh đất nước bước sang giai đoạn phát triển mới, tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu

rộng, việc dịch chuyển dân cư trong nước và quốc tế ngày càng gia tăng, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịch gồm Nghị định, Thông tư hướng dẫn, và mới có Luật Hộ tịch năm 2014 nên việc thi hành trên thực tế đang gặp nhiều khó khăn. Phương thức đăng ký hộ tịch vẫn chủ yếu là phương pháp thủ công, ghi

93

chép bằng tay, người dân phải xuất trình nộp nhiều loại giấy tờ khi đăng ký hộ tich, gây khó khăn, phiền hà. Thủ tục hành chính trong đăng ký hộ tịch còn chưa triệt để, chưa bảo đảm tiện lợi cho người đăng ký hộ tịch. Công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, sổ sách, thông kê hộ tịch còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu, sử dụng của người dân, chưa đóng góp nhiều cho công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Những bất cập, hạn chế trên đây vừa ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, vừa ảnh hưởng đến chất lượng đăng ký và quản lý hộ tịch, làm giảm hiệu quả công tác quản lý dân cư, quản lý nhà nước và xã hội. Do đó, để giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý hộ tịch thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác quản lý hộ tịch trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng đã giúp chúng ta đúc rút được những kinh nghiệm quý báu, làm cơ sở để đề ra phương hướng, cùng với những giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, chất lượng, hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ thể. Các giải pháp nhằm đảm bảo và

nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch bao gồm giải pháp về nâng cao nhận thức, phát huy vai trò các chủ thể, góp phần đảm bảo về kinh tế và thể chế thành pháp luật về hộ tịch. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật về hộ tịch đối với sự phát triển của địa phương và đất nước, luận văn đã nghiên cứu toàn diện quá trình triển khai, những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Mê Linh và đề xuất hệ thống các giải pháp để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung.

Tuy nhiên, nhận thức và thực hiện pháp luật về hộ tịch hiện nay là một vấn đề rất mới và phức tạp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện đặc thù của từng địa phương và trong phạm vi luận văn mới chỉ có điều kiện nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình và những vấn đề xảy ra trong thực hiện pháp luật về hộ tịch ở mô hình một huyện, đề ra một số giải pháp pháp lý chung ở tầm vĩ mô và

94

những giải pháp thực hiện cụ thể áp dụng cho huyện Mê Linh mà chưa có điều kiện nghiên cứu sâu và rộng hơn.

Vì vậy, để nâng cao hơn nữa hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch, làm cho pháp luật về hộ tịch thực sự đi vào cuộc sống, cần có những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn, sâu sắc và khái quát hơn về từng mảng vấn đề trong thực hiện pháp luật về hộ tịch, về quá trình thực hiện pháp luật hộ tịch của các nhóm địa phương có điều kiện tương đồng và đặt trong tương quan so sánh với các địa phương khác trong nước và kết quả thực hiện chung cả nước, từ đó sẽ có cái nhìn tổng quát, toàn diện, chính xác và đầy đủ hơn.

95

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tư pháp (2008), Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02/6/2008

hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày

27/5/2005 về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, Việt Nam.

2. Bộ Tư pháp (2010), thông tư số 08a/2010/TT-BTP ngày 25/3/2010 của Bộ Tư pháp ban hành và hướng dẫn việc ghi chép, lưu trữ, sử dụng số, biểu

mẫu hộ tịch, Việt Nam.

3. Bộ Tư pháp (2015), Thông tư số 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi

hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày

15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành

Luật hộ tịch, Việt Nam.

4. Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Y tế (2015), Thông tư 05/2015/TTLT-

BTP-BCA-BHYT ngày 15/5/2015, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện liên

thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ

bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi, Việt Nam.

5. Bộ Tư pháp, Báo cáo Tổng kết công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và việc

thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hộ tịchngày 12/6/2012, Việt Nam.

6. Chính Phủ (1998), Nghị định số 83/1998/NĐ-CP ngày 10/10/1998 về

đăng ký hộ tịch,Việt Nam.

7. Chính phủ (2005), Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về

đăng ký và quản lý hộ tịch,Việt Nam.

8. Chính phủ (2012), Nghị định số 06/2012/NĐ-CP ngày 20/2/2012 sửa

đổi Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/5/2005 về đăng ký và quản lý hộ

tịch, Việt Nam.

9. Chính phủ (2015), Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy

định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch, Việt Nam.

10. Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (2013), Báo cáo kinh nghiệm một số nước về đăng ký và quản lý hộ tịch trong mối liên hệ với pháp luật về đăng ký

96

11. Vương Tất Đức, Nguyễn Thanh Xuân (2010), “Quy định về thay đổi họ,

tên của một người cần được hướng dẫn cụ thể”, Tạp chí dân chủ và pháp luật.

12. Nguyễn Công Khanh (2013), Giới thiệu một số nội dung cơ bản của

dự án Luật Hộ tịch, Hội thảo Đơn giản hóa thủ tục hành chính giấy tờ công dân

trong dự án Luật hộ tịch.

13. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Việt Nam

14. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình năm, Việt Nam.

15. Quốc hội (2006), Luật cư trú, Việt Nam.

16. Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2012, Việt Nam.

17. Quốc hội (2014), Luật Hộ tịch, Việt Nam.

18.Quốc hội (2016), Hiến pháp, Việt Nam.

19. Uyên San (2014), Tích cực hơn nữa để loại bỏ giấy tờ hộ tịch không

cần thiết, Báo Pháp luật Việt Nam.

20. Sở Tư pháp thành phố Hà Nội - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội, “Tìm hiểu một số quy định của

pháp luật về Hộ tịch”, Nhà xuất bản Hà Nội năm 2015.

21. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận nhà nước và

pháp luật, NXB Công an nhân dân.

22.UBND huyện Mê Linh; Báo cáo kiểm tra sổ hộ tịch năm 2015 của các

xã trên địa bàn huyện năm 2015, Việt Nam.

23. UBND huyện Mê Linh; Báo cáo công tác hộ tịch 06 tháng đầu năm 2016, Việt Nam.

24. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Chính

trị quốc gia năm 2010;

25. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia năm 2011;

26. Viện Khoa học pháp lý (2006), Từ điển luật học, NXB Từ điển Bách

khoa –NXB Tư pháp.

97

28. Quang Vinh (2014), “Sẽ có nhiều đổi mới trong công tác hộ tịch”, Báo pháp luật Việt Nam.

Ngoài ra luận văn còn tham khảo thông tin trên các website sau:

www.Thudo.hanoi.gov.vn;

www.moj.gov.vn (cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp)

PHỤ LỤC

Bảng 1. KẾT QUẢ ĐĂNG KÝ NUÔI CON NUÔI TẠI UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN [23, tr.2]

Đơn vị tính: Người

Tổng

số

Chia theo độ tuổi của trẻ em đƣợc nhận làm con nuôi

Chia theo tình trạng sức khỏe của trẻ em đƣợc

nhận làm con nuôi

Chia theo nơi cƣ trú của trẻ em trƣớc khi đƣợc nhận làm con nuôi Dưới 01 tuổi Từ 01 đến dưới 05 tuổi Từ 05 đến

dưới 10 tuổi Trên 10 tuổi Bình

thường Trẻ em có nhu cầu đặc biệt Cơ sở nuôi dưỡng Gia đình Nơi khác

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ

A 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Tổng số trên địa bàn huyện 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 Xã Tráng Việt 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xã Tiền Phong 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xã Đại Thịnh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xã Mê Linh 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Xã Hoàng Kim 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0 0 1 0 Xã Thạch Đà 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xã Tam Đồng 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xã Văn Khê 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Xã Liên Mạc 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 89 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)