Bài học kinh nghiệm trong thực hiện pháp luật về hộ tịc hở huyện Mê Linh,

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 70)

Mê Linh, thành phố Hà Nội

Qua quá trình thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Mê Linh có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

Một là: Phải đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng. Đây là nhân tố quyết định và đảm bảo cho thắng lợi việc thực hiện Luật hộ tịch.

Qua tổng kết đã cho thấy ở địa phương, đơn vị nào cấp uỷ Đảng nhận thức đúng vai trò lãnh đạo trực tiếp toàn diện và thực hiện nghiêm túc các Nghị định của Chính phủ, Thông tư các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về hộ tịch thì ở đó đạt được kết quả tốt. Còn ở đơn vị nào, địa phương nào chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ Đảng thì ở đó kết quả thấp.

Hai là: Phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn ngang tầm nhiệm vụ, có tâm. Cán bộ phải thực sự gần dân, trọng dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân thì công việc mới đạt hiệu quả vì cán bộ là “cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ đảng phải có năng lực lãnh đạo, tầm bao quát và tư duy chính trị sắc bén, là trung tâm đoàn kêt của đội ngũ cán bộ; công chức chính quyền phải có năng lực quản lý và điều hành với chuyên môn vững vàng, cán bộ MTTQ và các đoàn thể phải có năng lực vận động, lôi cuốn, thu hút quần chúng, biết khơi dậy tìêm năng và điều hoà lợi ích của tất cả các tầng lớp nhân dân trên địa bàn. Phải thấm nhuần quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là công bộc của dân”. Cán bộ công chức phải công tâm, khách quan, biết lắng nghe ý kiến của dân, giải quyết công việc thấu tình đạt lý, mọi công việc phải được giải quyết triệt để, tận gốc không để dân phải thắc mắc, khiếu kiện. Không để vụ việc từ chỗ dễ giải quyết phải trở thành “điểm nóng”.

Ba là:Phải đổi mới và nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục quy định của pháp luật về hộ tịch, về quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Thông qua tuyên truyền làm chuyển biến tư tưởng, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân từ đó thống nhất trong hành động. Công tác tuyên truyền phải được duy trì thường xuyên, liên tục vớí nhiều hình thức phong phú, coi trọng biểu dương điển hình tiên tiến, nội dung ngắn gọn, dễ nhớ, dễ làm, từ đó thu hút sự quan tâm, kích thích tính

71

tự giác, tích cực của người dân vào các công việc chung của cộng đồng, tôn trọng pháp luật và có ý thức tham gia xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.

Bốn là: Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh quốc phòng nâng cao đời sống nhân dân vì kinh tế phát triển mới đảm bảo cho các hoạt động khác, đảm bảo cho các quyền của dân về văn hoá, xã hội, trật tự trị an được thực hiện. Kinh tế phát triển mới có điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí. Thực tế chứng minh ở xã, thị trấn nào mà điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo thấp, trình độ dân trí cao thì xã, thị trấn đó thực tốt hơn các quy định của pháp luật, nhất là trong quá trình cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hộ tịch tiến tới đăng ký khai sinh trực tuyến thì càng đòi hỏi nhân dân có trình độ và có phương tiện như máy ảnh, điện thoại, máy vi tính để truy cập và thực hiện việc đăngký các thủ tục trực tuyến.

72

Kết luận chƣơng 2

Từ phân tích trên, trong chương 2 luận văn đã khái quát hóa tình hình thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh. Phân tích thực trạng; Tổng hợp và phân tích được số liệu về kết quả đăng ký hộ tịch, tình hình đăng ký khai sinh,

khai tử, kết hôn.... Qua đó, luận văn đã phân tích thực trạng đảm bảo thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh. Từ việc phân tích thực trạng trên, luận văn đã đưa ra được các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong tổ chức

thực hiện pháp luật về hộ tịch và đánh giá được các nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém đó. Từ thực trạng và những hạn chế, tồn tại ở chương 2, luận văn đưa ra những giải pháp và một số kiến nghị ở chương 3.

73

Chƣơng 3

PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ TỊCH Ở HUYỆN MÊ LINH,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

3.1.Phƣơng hƣớng thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

3.1.1. Đối với Ủy ban nhân dân huyện

Về công tác tổ chức: Cần chú trọng đến đội ngũ Công chức TP – HT cấp xã, bố trí công chức Tư pháp – Hộ tịch phải có bằng Trung cấp luật trở lên, có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công việc, chịu khó nghiên cứu văn bản pháp luật khi đó mới tham mưu tốt cho lãnh đạo chính quyền địa phương.

Tạo điều kiện bố trí kinh phí để Phòng Tư pháp cấp huyện thường xuyên tổ chức tập huấn các văn bản pháp luật mới, nhất là các văn bản phục vụ cho công tác tư pháp đối vớiđội ngũ Lãnh đạo và Công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã.

Sau khi có Kết luận thanh tra ban hành phải chỉ đạo Phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra việc khắc phục, sửa chữa những thiếu sót tại kết luận đã nêu và phải có báo cáo bằng văn bản để theo dõi.

3.1.2. Đối với phòng Tư pháp huyện

Hằng năm phải xây dựng kế hoạch kiểm tra các xã thuộc huyện mình quản lý trừ những đơn vị đã được Sở Tư pháp thanh tra để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những vi phạm. Quá trình thực hiện việc thực hiện việc kiểm tra phải nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật để chỉ ra được những vi phạm và yêu cầu khắc phục nghiêm túc.

Nâng cao chất lượng các cuộc họp giao ban, thông qua các cuộc họp nêu lên những vi phạm, thiếu sót qua kiểm tra của Phòng, thanh tra của Sở để bàn biện pháp khắc phục, hướng dẫn thêm nghiệp vụ có như thế công tác tư pháp cấp xã mới hạn chế được những vi phạm các quy định của pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị được thanh tra thực hiện nghiêm túc các Kết luận thanh tra, tìm biện pháp khắc phục, bổ sung những hồ sơ vi phạm.

74

3.1.3. Đối với Ủy ban nhân cấp xã

Quan tâm hơn, chú trọng hơn nữa đến công tác tư pháp địa phượng, đầu tư trang thiết bị, phương tiện làm việc nhằm tạo điều kiện cho công chức Tư pháp - Hộ tịch hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Bố trí công chức Tư pháp - Hộ tịch đúng tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, chịu khó nghiên cứu để thực hiện tốt công tác tư pháp địa phương, không vì tình cảm riêng tư mà bố trí những công chức Tư pháp - Hộ tịch chưa có bằng cấp, không đủ tài, đức thực hiện công tác này.

Thường xuyên nhắc nhở công chức Tư pháp - Hộ tịch quá trình tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch, chứng thực phải căn cứ vào văn bản pháp luật để tham mưu. Kiểm tra kỹ và đối chiếu các văn bản có liên quan đến các loại hồ do công chức Tư pháp - Hộ tịch trình trước khi ký.

Nghiêm túc rút kinh nghiệm, chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch sửa chữa những vi phạm,thiếu sót tại các kết luận thanh tra, kiểm tra do Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp ban hành và phải có báo cáo bằng văn bản về việc sửa chữa đó.

3.1.4. Đối vi công chức Tư pháp – H tch

Luôn cập nhật, nghiên cứu các văn bản thuộc lĩnh vực mình tham mưu như: Luật đấtđai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành; Bộ luật dân sự năm 2005; Luật hộ tịch năm 2014 ; Nghị định 123/2015/NĐ-CP; Thông tư số 15/2015/TT-BTP

và các văn bản hướng dẫn thi hành các Nghị định, Thông tư trên.

Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ các loại phải căn cứ vào quy định của pháp luật để nghiên cứu, vận dụng cho đúng trước khi tham mưu lãnh đạo giải quyết. Cập nhật hồ sơ trước khi đưa vào lưu trữ phải cẩn thận rà soát lại từng hồ sơ, từng loại việc và phải lưu theo thời gian giải quyết.

Phải ghi chép vào sổ ngay những sự kiện mình đã giải quyết theo từng loại việc, từng loại sổ, nhằm hạn chế tình trạng bị thất lạc hồ sơ, nhầm lẫn các sự kiện, hồ sơ giải quyết trước vào sổ sau và ngược lại, bỏ trống nhiều khoản, nhiều trang trong sổ hộ tịch.

3.2. Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội Linh, thành phố Hà Nội

3.2.1. Hoàn thin pháp lut v h tch

75

rộng. Về đối nội tiếp tục thực hiện cải cách bộ máy nhà nước và dân chủ hóa trong toàn xã hội, trong đó hệ thống pháp luật nói chung và hộ tịch nói riêng từng bước được xây dựng theo hướng mở rộng dân chủ về quyền nhân thân của mọi công dân, bởi vì đăng ký hộ tịch phát sinh từ quyền cơ bản của công dân

được quy định trong Hiến pháp. Giải pháp này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện Mê Linh mà còn là giải pháp cho áp dụng trong phạm vi cảnước nói chung.

Việc ban hành Luật Hộ tịch năm 2014 cùng với hệ thống các văn bản pháp luật quy định vềđăng ký hộ tịch đãđáp ứng được các đòi hỏi sau:

Thứ nhất,quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng và Nhà nước trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của dân, do dân và vì dân.

Đây chính là sự thể hiện một bước quan trọng tinh thần chỉđạo đã được nêu tại Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị về cải cách pháp luật và cải cách tư pháp.

Thứ hai, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi và bảo vệ quyền cơ bản của công dân (theo hướng các vấn đề liên quan đến quyền

công dân đều phải được luật hóa).

Thứ ba, tạo hành lang pháp lý quan trọng đểcơ quan quản lý nhà nước thực thi một cách có hiệu quả, nhất là trong lĩnh vực hộ tịch, tạo tiền đềtăng cường và củng cố hệ thống các cơ quan thực hiện pháp luật về hộ tịch, đồng thời cũng là

tiền đề xây dựng chức danh hộ tịch viên, hướng tới coi việc thực hiện đăng ký hộ

tịch như là một nghề.

Thứ tư, tạo cơ sở pháp lý cao để từng bước ứng dụng công nghệ tin học

trong lĩnh vực hộ tịch, xây dựngphần mềm quản lý hộ tịch thống nhất trong phạm vi cả nước và cùng với hệ cơ sở dữ liệu dân cư tạo nên sự kết nối, từ đó đáp ứng các yêu cầu cao nhất các yêu cầu của việc thực hiện pháp luật về hộ

tịch, cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác các dữ liệu hộ tịch, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc

phòng cũng như yêu cầu hội nhập quốc tế.

Luật Hộ tịch là đạo luật trực tiếp liên quan đến phạm trù quyền con người, quyền công dân, thể hiện tập trung và sinh động mối quan hệ giữa nhà nước và

76

công dân. Thông qua hoạt động thực hiện pháp luật về hộ tịch có thể đánh giá được việc thực hiện chức năng và bản chất của nhà nước, đánh giá được năng

lực, trình độ chuyên môn của cán bộ. Quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủnghĩa càng đặt ra yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật thể

hiện ý chí chung và bảo đảm đầy đủ các quyền của công dân. Luật Hộ tịch được triển khai thực hiện đã tạo bước tiến quan trọng góp phần làm rõ bản chất dân chủ của nhà nước và pháp luật Việt Nam.

Mặt khác quan hệ pháp luật về hộ tịch đã phát triển tương đối ổn định

trong 60 năm qua và hiện nay trong thể chế kinh tế thị trường, nhiều vấn đề

phức tạp về hộ tịch đã phát sinh vượt ra ngoài sự điều chỉnh của văn bản dưới luật. Trong đó, Bộ luật dân sự năm 2005 không còn mục quy định về hộ tịch của cá nhân như trong Bộ luật dân sựnăm 1995 nữa. Vì vậy, cùng với Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sự ra đời của Luật Hộ tịch năm 2014 đã tập trung điều chỉnh các vấn đề pháp lý về thủ tục đăng

ký hộ tịch, tổ chức quản lý hộ tịch... đảm bảo tính đồng bộ cuả hệ thống pháp luật. Luật Hộ tịch ra đời còn có ý nghĩa nhân văn sâu sắc ở chỗ, nó tạo cho mọi

người dân những cơ hội ngang nhau trong việc thụ hưởng tốt nhất dịch vụ đăng

ký hộ tịch trong một nền hành chính phục vụ.

Luật Hộ tịch không chỉ thiết lập các nguyên tắc cơ bản của hoạt động quản lý hộ tịch mà còn ấn định những cách thức, thủ tục để các cơ quan hành

chính phục vụ quyền đăng ký hộ tịch của người dân, sẽ là biểu hiện cao độ của việc chăm lo chu đáo đến quyền lợi của người dân, sẽ loại trừđược những nhũng

nhiễu mang tính ban phát, tiêu cực trong đăng ký hộ tịch.

3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chc thc hiện đăng ký và quản lý h tch ngũ cán bộ, công chc thc hiện đăng ký và quản lý h tch

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn

kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát dân, được dân tin cậy.

77

hành chính ở địa phương, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủđại diện.

Quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ

công chức Tư pháp – Hộ tịch ởcơ sở.

Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy thì xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác cải cách hành chính nói chung và trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng của huyện Mê Linh.

Ý thức được điều đó, nhiều năm qua, ngành Tư pháp đã tích cực tham mưu giúp Thành ủy, UBND thành phố hoàn thiện thể chế liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp hộ tịch; thường xuyên quan tâm thực hiện các giải pháp nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ này, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà công chức Tư pháp - Hộ tịch được giao phụ trách tới hơn 40 thủ tục hành chính, nhưng theo biên chế mỗi xã chỉ có từ một đến hai

công chức nên thường xuyên bị quá tải công việc. Theo đó, ở nhiều xã, phường, thị trấn biên chế đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch đã được bổ sung; được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ để vừa đáp ứng yêu cầu đăng ký “kịp thời, đầy đủ, chính xác” các sự kiện hộ tịch, vừa thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)