Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 76 - 81)

ngũ cán bộ, công chc thc hiện đăng ký và quản lý h tch

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức bộ máy quản lý hộ tịch trong hệ thống quản lý nhà nước ở cơ sở, đồng thời xây dựng mối quan hệ đoàn

kết, phối hợp giữa các tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chi bộ cơ sở, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát dân, được dân tin cậy.

77

hành chính ở địa phương, theo nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên cơ sở thực hiện dân chủ trực tiếp, phát huy quyền dân chủđại diện.

Quy định cụ thể việc thực hiện quyền của dân giám sát tổ chức và cán bộ

công chức Tư pháp – Hộ tịch ởcơ sở.

Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy thì xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức là một trong những mục tiêu quan trọng trong công tác cải cách hành chính nói chung và trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng của huyện Mê Linh.

Ý thức được điều đó, nhiều năm qua, ngành Tư pháp đã tích cực tham mưu giúp Thành ủy, UBND thành phố hoàn thiện thể chế liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp hộ tịch; thường xuyên quan tâm thực hiện các giải pháp nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, trách nhiệm của đội ngũ này, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi mà công chức Tư pháp - Hộ tịch được giao phụ trách tới hơn 40 thủ tục hành chính, nhưng theo biên chế mỗi xã chỉ có từ một đến hai

công chức nên thường xuyên bị quá tải công việc. Theo đó, ở nhiều xã, phường, thị trấn biên chế đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch đã được bổ sung; được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ để vừa đáp ứng yêu cầu đăng ký “kịp thời, đầy đủ, chính xác” các sự kiện hộ tịch, vừa thực hiện các nhiệm vụ khác được phân công, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhờ vậy, thời gian qua, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn huyện Mê Linh đã đáp ứng tốt nhu cầu đăng ký các sự kiện hộ tịch của cá nhân.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực kể trên, so với yêu cầu nhiệm vụ thì lực lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Mê Linh vẫn còn nhiều hạn chế như:

Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ chưa đồng đều, một số ít cán bộ chưa đạt chuẩn về trình độ, chủ yếu mới qua tập huấn đào tạo, chế độ chính sách cho đội ngũ cán bộ tư pháp hộ tịch cấp xã, phường, thị trấn còn thấp. Bên cạnh đó, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch hiện còn phải kiêm nhiệm cùng lúc rất nhiều hoạt động, tác nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực khác

78

như lao động thương binh xã hội, địa chính –xây dựng…, đặc biệt gần đây công chức Tư pháp hộ tịch còn phải thực hiện đăng ký bảo hiểm và hộ khẩu cho trẻ em dưới 06 tuổi theo Thông tư 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BHYT Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện liên thông các thủ tục hành chính về đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 06 tuổi. Do quá tải công việc, công chức Tư pháp - Hộ tịch không có thời gian nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn. Việc thực thi công vụ do đó vừa thiếu tính chuyên nghiệp, vừa không đáp ứng kịp thời yêu cầu của người dân. Chẳng hạn, khi giải quyết các việc về hộ tịch chỉ dựa vào giấy tờ mà không có xác minh, đặc biệt là việc giải quyết yêu cầu về thay đổi, cải chính hộ tịch, đăng ký lại khai sinh cho cán bộ, công chức không có xác minh tại cơ quan người đó công tác nên đã dẫn đến

sai sót trong nội dung đăng ký.Vẫn còn tình trạng nhầm lẫn giữa cải chính và thay đổi hộ tịch. Nhiều hồ sơ thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch chưa đủ căn cứ… Việc đăng ký hộ tịch không đúng thẩm quyền cũng như dễ dãi trong việc cấp giấy tờ hộ tịch nhất là việc cấp bản sao không căn cứ vào sổ gốc vẫn còn diễn ra ở một số địa phương. Nhiều trường hợp nội dung trong bản chính Giấy khai sinh khác với nội dung đã ghi trong sổ gốc; thậm chí có những trường hợp một người được cấp 2 bản chính Giấy khai sinh với nội dung khác nhau, hoặc có trường hợp đã đăng ký lại khai sinh vẫn tiếp tục đăng ký lại do không có dữ liệu đăng ký hộ tịch để kiểm soát… Do đó, để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ,

công chức Tư pháp - Hộ tịch trên địa huyện Mê Linh, trong thời gian tới cần phải thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, để đảm bảo ổn định và nâng cao năng lực của đội ngũ công chức

Tư pháp - Hộ tịch thì trên cơ sở tách riêng công tác hộ tịch khỏi công tác Tư pháp khác, theo hướng chuyên nghiệp hóa chức danh Hộ tịch viên để bảo đảm nâng cao chất lượng và trách nhiệm đăng ký hộ tịch, đáp ứng được mô hình đăng ký hộ tịch ở cấp xã, đảm bảo thực hiện kịp thời, đúng quy định các hoạt động đăng ký hộ tịch.

Thứ hai, tiếp tục củng cố, kiện toàn độingũ cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ tịch các cấp, đủ về số lượng và tiêu chuẩn nghiệp vụ tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về tổ chức, cán bộ; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng

79

lực, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, tư pháp hộ tịch; tăng cường cơ sở vật chất, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường, thị trấn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp, xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh.

Thứ ba, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng nghiệp

vụ công chức Tư pháp - Hộ tịch. Tăng cường giáo dục, rèn luyện chính trị, tư tưởng, thái độ phục vụ nhân dân, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp. Công chức Tư

pháp - Hộ tịch và những người có thẩm quyền giải quyết công việc của dân phải là những người gương mẫu, tự giác trong chấp hành pháp luật, phải thực sự là những người công tâm, chuẩn xác, làm việc khoa học, mang tính chuyên nghiệp

cao. Đối với những vùng điều kiện đi lại khó khăn hoặc vì lý do khách quan

khác, công chức Tư pháp - Hộ tịch phải tìm đến dân chứ không phải ngồi chờ dân đến. Phải biết lắng nghe ý kiến góp ý, trao đổi của dân. Phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện quyền của mình nói chung và trong lĩnh vực đăng ký, quản lý hộ tịch nói riêng, phải thực sự là “công bộc” của dân. Có như vậy mới thực sự làm cho dân tin, thu hút đông đảo nhân dân tham gia quản lý hộ tịch, hiệu quả quản lý Nhà nước về hộ tịch mới được nâng cao.

Thứ tư, chú trọng công tác tuyển dụng cán bộ, từng bước bố trí, sắp xếp để

tiến tới 100% công chức Tư pháp – Hộ tịch đạt chuẩn, trong đó 80-90 % cán bộ, công chức tư pháp hộ tịch ở các xã, phường, thị trấn có trình độ đại học. Nội dung thi tuyển ngoài hiểu biết pháp luật nói chung, cần coi trọng kiểm tra, sát hạch về kỹ năng xử lý tình huống. Mặc dù hướng đến tin học hóa quản lý hộ tịch nhưng cũng cần xem xét chữ viết đẹp, rõ ràng cũng là một trong những tiêu

chuẩn của người dự tuyển. Việc tuyển dụng phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, khách quan, công khai, khuyến khích nhưng cần đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

Trẻ hóa đội ngũ công chức Tư pháp, hiện nay trên địa bàn huyện Mê Linh,

công chức Tư pháp – Hộ tịch đa số là lớn tuổi, trình độ tin học kém, do đó gặp nhiều khó khăn khi thực hiện phần mềm đăng ký hộ tịch và sắp tới sẽ thực hiện đăng ký hộ tịch trực tuyến thì sẽ càng gặp khó khăn. Bởi vậy, cần tuyển dụng đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ tin học là rất quan trọng.

80

Thứ năm, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, phấn đấu 100%

công chức Tư pháp - Hộ tịch xã, phường thị trấn có máy tính nối mạng để thực hiện thống nhất quản lý chuyên ngành bằng công nghệ thông tin.

Thứ sáu, để kịp thời động viên, khuyến khích công chức Tư pháp - Hộ tịch

ở cơ sở phát huy được khả năng và trí tuệ phục vụ công việc được giao, Nhà nước cần có những chính sách đãi ngộ cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho cán bộ làm công tác Tư pháp - Hộ tịch. Hiện nay, đầu việc mà công chức Tư pháp – Hộ tịch phải đảm nhiệm là rất nhiều, cộng thêm thủ tục đăng ký bảo hiểm và nhập sinh cho trẻ em dưới 06 tuổi là rất vất, tuy nhiên chế độ để công chức phục vụ hoạt động này chưa rõ ràng, một số địa phương có, một số khác lại không.

Thứ bảy, hàng năm UBND huyện cần tiến hành đánh giá, phân loại cán bộ

Tư pháp - Hộ tịch; kiên quyết đưa ra khỏi vị trí công tác những cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ tịch có năng lực chuyên môn yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, phục vụ nhân dân kém, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Cần đổi mới quan điểm đánh giá cán bộ, tránh hình thức, chỉ căn cứ vào quá trình công tác, tuổi tác, bằng cấp, không hẹp hòi, kỳ thị, định kiến về lý lịch gia đình và thành phần xuất thân của cán bộ, phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ

phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của từng chức danh làm căn cứ nhận xét, đánh giá và lấy tiêu chuẩn của cán bộ làm chuẩn mực. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng “thích” hay “không thích” của một số cá nhân cóthẩm quyền đánh giá, nhận xét cán bộ, mới hạn chế được tình trạng “yêu nên tốt, ghét nên xấu” vẫn thường xảy ra trước đây.

Hiện nay, toàn TP Hà Nội có 861 cán bộ Tư pháp cấp xã trên tổng số 577

xã, phường, thị trấn, trong đó 542 công chức Tư pháp - Hộ tịch xã có trình độ cử

nhân Luật (chiếm 62,7%), 185 cán bộcó trình độ trung cấp Luật (chiếm 21,5%), 134 cán bộ có trình độ chuyên môn khác. Cán bộ chuyên trách thực hiện công

tác đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã có thời gian công tác từ 5 năm trở lên là 554 cán bộ (chiếm 4,3%), 307 cán bộ (chiếm 35,7%) cán bộ tư pháp đã làm công tác tư pháp hộ tịch dưới 5 năm.

Ở huyện Mê Linh hiện nay có 33 công chức Tư pháp – Hộ tịch cấp xã, trong

81

60%. Từđó cho thấy việc nâng cao trình độcho đội ngũ này là rất cần thiết.

Như vậy, để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch

trên địa bàn huyện Mê Linh trong thời gian tới, thiết nghĩ phải thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên thì chắc chắn công tác đăng ký hộ tịch sẽ đạt hiệu quả cao.

3.2.3. Nâng cao nhận thức thực hiện pháp luật về hộ tịch của các chủ thể, đồng thi tuyên truyn, giáo dc nâng cao ý thc của người dân trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ thực hiện pháp luật về hộ tịch ở huyện mê linh, thành phố hà nội (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)