vực khác của đời sống xã hội.
1.2.3. Các loại bạo lực gia đình
- Theo phương cách ứng xử có thể phân bạo lực gia đình thành hai loại hình chính:
Bạo lực thể chất là loại bạo lực có sử dụng vũ lực, tác động trực tiếp lên thân thể nạn nhân như đánh đập; nhục hình; tước đoạt tùy tiện về tiền của; tài sản; cưỡng bức tình dục.
Bạo lực tinh thần là loại bạo lực không sử dụng vũ lực, tác động lên tinh thần của nạn nhân như chì triết, mắng chửi, lăng ma, tỏ thái độ lạnh lùng, không quan tâm, bỏrơi, không nói chuyện.
- Theo quan hệ của các đối tượng bạo lực gia đình có thể phân thành một số loại hình bạo lực gia đình:
Bạo lực giữa vợ chồng với nhau loại bạo lực gia đình phổ biến, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong loại hình bạo lực gia đình có một số hình thức chính như cưỡng bức thân thể, cưỡng bức tình dục, cưỡng bức tâm lý, tình cảm, cưỡng bức về xã hội và cưỡng bức về tài chính.
Bạo lực giữa các thành viên lớn tuổi trong gia đình là lạo bạo lực giữa anh, chị,em, bố/mẹ chồng nàng dâu, anh/chị/em với chồng với chị/em dâu.
Bạo lực của người lớn đối với trẻ em là loại bạo lực của cha mẹ đối với con cái, ông bà với nhau, anh chịđối với em.
Bạo lực ngược, bạo lực của người nhỏ tuổi với người lớn tuổi hơn như con cái bạo lực cha mẹ, cháu ngược đãi ông bà, em hành hạ anh/chị
1.3. Các yếu tố bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình phòng, chống bạo lực gia đình